What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Ivan Bạo chúa

Đến quảng trường đỏ, Kremli thì phải nhắc tới lịch sử Mockva. Mà một trong những vị có liên quan tới Mockva nhất chính là Ivan Bạo chúa.

Giới thiệu về Ivan – Bạo chúa không gì hay bằng đưa ngay bức tranh của Iiya Repin lên để thấy ông ta là người như thế nào.


Ông này đánh con dâu đến sảy thai vì mỗi tội cô ta ăn mặc sexy làm ông ta ngứa mắt. Nga tin đó Ivan (con trai của ông ta) chạy đến tranh cãi với bố. Và bị ông ta điên tiết lên cầm thanh sắt có cái móc đánh vào đầu chết ngay tại chỗ. Bức tranh này ở ngay bảo tàng Tretiakov cách tôi có vài bước chân nhưng tôi không thể đến xem được lý do xin phép kể sau.
Nói về bức tranh này cũng vui phết. Gần đây có một hội khùng khùng “Yêu nước Nga thần thánh” gửi thư lên chính quyền yêu cầu tháo bỏ ngay bức tranh này. Với lý do là không thể có chuyện Ivan Bạo chúa đánh chết con trai của mình. Đây là sự bôi nhọ nước Nga của các thế lực thù địch.... Nhưng chắc không đủ lý luận và các chứng cứ lịch sử. Nên thư của hội này không được chấp thuận và bức tranh này vẫn đang được trưng bày hàng ngày cho các du khách.
Trên thực tế Ivan bạo chúa đã từ đánh con dâu đến sảy thai, đánh chết con trai, cưỡng hiếp con dâu....Bên ngoài thì ông ta cho thành lập tổ chức Oprichnina đó là cơ quan mật vụ của riêng ông chuyên bắt cóc, giết người khủng bố chủ yếu nhằm vào giới Boyar bấy giờ.
Chuyện gì nó cũng có nguyên nhân của nó. Ivan đăng quang Đại công tước Moscow lúc 3 tuổi, quyền nhiếp chính thuộc về người mẹ. Nhưng lên 8 tuổi mẹ ông tiếp tục lại chết. Quyền hành tập trung trong tay của Dòng họ Shuisky. Ivan bị giam lỏng bị bỏ đói khát ngay trong điện Kremli của mình. Thi thoảng buồn buồn chúng lại lôi Ivan ra làm trò cười. Những ai bênh vực Ivan đều bị trả thù...
Cứ như thế cho đến khi Ivan cầm quyền thật sự thì ông ta có mối thù sâu nặng với gia tộc Shuisky, Belsky nói riêng và cả giới Boyar nói chung.
Khi cầm quyền, ông ta thấy cái title Đại công tước (Grand Duke) nó cứ nông dân thế nào ấy. Đất nước của ông ta rộng mênh mông. Nay cái title Đại công tước chỉ so sánh được ngang hàng với Sforza ở Milan hay Medici ở Florence thôi hay sao? Không nhất quyết không thể phải tìm ra một cái title gì nó hoành tráng. Được bọn quân sư quạt mo nói “Ngài phải dùng title là Tsa – chữ Sa ở từ Caesar như Hoàng đế La mã thời xưa nó mới xứng với ngài” Thế là khái niệm Sa hoàng của chúng ta ra đời.
Title thì hoành tráng rồi, phải có tý công trạng nó mới xứng với cái danh đó. Thế là ông ta trở thành nỗi khiếp đảm cho các quốc gia láng giềng, hai Hãn quốc Kazan và Astrakhan đã bị tiêu diệt và sát nhập vào nước Nga, biến nước Nga trở thành quốc gia đa sắc tộc. Thế nhưng trong cuộc chiến với Hãn Crime của người Tatar, Thụy điển, Litva, Ba lan ông lại thất bại nặng nề.
Mặt tích cực thì ông cũng cho mở nền báo chí cách mạng đầu tiên ở nước Nga, cho khai thông cảng Askhangelsk ở biển trắng ( dù cảng này một năm chỉ mở được 3 tháng hè)
Nhưng sự tàn bạo của ông lại nằm ở chỗ khác.
Vào năm 1953 vợ chết, bản thân ốm nặng Ivan muốn các boyar thề trung thành với con trai của ông ta. Nhưng các nhà quý tộc này từ chối. Vì nghĩ đằng nào Ivan cũng tèo thì việc gì phải thề thốt trung thành. Không ngờ Ivan khỏi bệnh, thế là cuộc thanh trừng nhắm vào các boyar bắt đầu. Ông dùng tổ chức Oprichnina bắt cóc, thủ tiêu, đánh đập và tiêu diệt quý tộc. Các quý tộc chạy đến Novgorod. Ông ra lện cho Oprichnina tiêu diệt thành phố này ( Nên nhớ lúc đó Novgorod chỉ lớn sau Mockva và Kiev). Ước tính số người bị giết tới vài chục ngàn người và thành phố Novgorod mãi mãi cho đến tận bây giờ không thịnh vượng lại được nữa.
Cái chết của ông cũng gây tranh cãi vì một số người cho là ông bị đầu độc, có nguwoif cho là ông bị giết chết. Sau khi ông chết con trai ông là Fyodor I lên kế vị, nhiếp chính là Boris Godunov ( một người anh vợ của ông) sau này Godunov lên làm Sa hoàng Nga luôn. Vậy là cũng giống như Trung quốc, triều đại luôn mất vào tay ngoại thích.
 
Last edited:
Bài viết của bác súc tích, cô đọng, lối viết văn đơn giản nhưng có chiều sâu, từ ngữ tuy thô nhưng không kệch, ẩn ý nhưng không ẩn mình rất dễ hiểu và khá tâm đắc về xã hội và cuộc sống quanh ta. Đọc xong, mình chỉ muốn đọc tiếp và. . .chưa thấy bác post tiếp nên ngồi chờ cổ dài như tộc Kayan mất rồi, khà khà khà.

Bài viết của bác về chủ đề khá lý thú - nước Nga, một quốc gia với bề dày lịch sử hấp dẫn :Q
 
Ngay bên cạnh Quảng trường đỏ là Trung tâm thương mại Gum. Thấy bố tôi bảo ngày xưa nó cũng bình thường lắm. Cũng là nơi bán đồ bao cấp dạng như Bách hóa tổng hợp Tràng tiền nhà mình thôi. Nhưng ngày nay theo kinh tế thị trường thì chỗ này cũng trở thành nơi bán đồ hiệu hàng đầu thế giới như: LV, Hermes, Prada.... Bạn nào muốn mua đồ Luxury thì vào đây, chắc là hàng xịn. Nhưng nước Nga không cho hoàn thuế nên người nước ngoài cũng chịu thuế như người Nga





 
Chúng tôi sợ qué gì mà không vào, mình là người có tiền cơ mà :)) . Vào ngó nghiêng xem, biết đâu lại mua được cái gì sales off. Trước khi sang Nga, chúng tôi cứ nghĩ mua đồ authentic ở đây rẻ. Nhưng thực sự không rẻ chút nào. Đồng ruble mất giá thì chỉ những sản phẩm quốc nội của Nga làm ra là rẻ thôi ( nhưng Nga bây giờ chẳng làm đc cái dek gì mới đau). Chứ còn đồ nhập nó nhập theo USD hơn nữa Nga và phương tây lại đang cấm vận lẫn nhau nên đồ cũng hiếm và đắt.





 
Không mua được đồ gì thì chui vào đây uống cafe cho bọn Nga nó biết người Việt nam mình cũng có tiền ăn chơi chứ không phải sang đây chỉ biết lao động :))





 
Bữa tối đầu tiên ở Nga, ăn ngay quảng trường đỏ cho nó hoành tráng. Beer uống ngon tuyệt. Tổng thiệt hại cho vụ này hết khoảng 2,500 ruble khoảng 40 USD cho 3 người. Mức giá này quá rẻ so ngay với cả Vietnam vì địa điểm và không gian của quán rất ấm cúng lịch sự và sang trọng














 
Sáng hôm sau, do bị jet lag nên chúng tôi thức dậy khá sớm. Vậy là cả team quyết định lên đường đi Saint Petersburg ngay chứ không đợi đến 8h như lịch trình.

Bắt đầu khởi hành, lãnh sự quán Đan mạch đối diện ới Hostel của chúng tôi bắt đầu có chút lá vàng


 
Do còn khá sớm nên đường phố Mockva khá vắng vẻ, thời tiết u ám, bầu trời đen xịt lại. Em cũng căng mắt tìm xem có thấy bà con ở ngoại thành chở nông sản vào bên trong bán như ở Hanoi mình không mà không thấy các bác à.







 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,439
Bài viết
1,175,922
Members
192,105
Latest member
TonyPhat
Back
Top