What's new

Đồ nhặt nhạnh trên đường Phượt

Candle in the snow !

Thắp nến trong nhà là 1 điều rất phỏ biến ở các nước Bắc Âu (mạn dưới châu Âu để các bạn khác xác nhận) Thậm chí người ta không bật đèn điện mà dùng toàn bộ nến để chiếu sáng phòng khách và phòng ăn Dù khá tối nhưng cảm giác ấm cúng được nhân lên rất nhiều lần, ở xứ lạnh rất cần không khí ấm cùng Lần đầu tiên tớ đến nhà bạn người Bắc Âu và bị hấp dẫn bởi cách họ dùng nến và rồi tớ cũng tự sắm cho mình

Những vật đựng nến bằng thủy tinh này bạn có thể tìm thấy ở những cửa hàng bán đồ thủy tinh làm đồ trang trí trong nhà của những cty lớn ở Bắc Âu (khi nào viết bài về Scandinavian và Finnish Design thì tớ sẽ nói tên hãng (NT) )

DSC05283.jpg


DSC05287.jpg


DSC05289.jpg
 
Tớ mỗi lần đi phượt cũng ít chịu khó nhặt nhạnh , chỉ mua vài đồ lưu niệm nhỏ nhỏ của nơi đến thôi. Tuy nhiên trong một lần phượt tớ vô tình phát hiện ra một chợ đồ cũ trong đó bán rất nhiều postcard cũ từ vài chục năm đến hơn trăm năm trước, trên đó có tem và tất nhiên cả những dòng chữ người gửi viết cho người nhận. Tớ mua được một cái của Ý ở Rome của một người bạn gửi cho một người bạn từ năm 1954, một ở Áo của chồng gừi cho vợ từ mặt trận năm 1904, và một cái của Hy Lạp của một đôi tình nhân gửi cho nhau từ năm 6 mấy ko nhớ rõ nữa. ;D
Đó là những thứ quý nhất tớ vớ được trong sự nghiệp phượt từ trước tới nay :p
 
Đề nghị bạn Frank chụp lại các postcards đó và gửi lên diễn đàn cho bà con cùng nghía xem nào.
 
Vật gì đây kì này?

Trông thật kì cục ! Chẳng hiểu là cái gì ! Sao lại có cái thứ lạ kì vậy :D

DSC04917.jpg


Trông lạ vậy nhưng cũng như bạn Frank, vật này là 1 trong những thứ tớ muốn giữ, để nhớ về một giai đoạn, một thời điểm nào đó và những ai đó trong cuộc đời ;)
 
Hình thù ban đầu của vật trong bài post trước của tớ

shoes.jpg


Đó là 1 miếng thiếc nhỏ hình móng ngựa (horseshoe). Móng ngựa là biểu tượng của may mắn đối với nhiều nước, được treo trước cửa nhà như một miếng bùa. Đối với một số nước thì họ coi 2 đầu cuối của móng ngựa hướng lên phía trên nghĩa là may mắn (móng ngựa hứng may mắn và ko để măy mắn rớt ra ngoài) và chúc xuống nghĩa là ko măy. Nhưng với 1 số nước thì lại ngược lại, móng ngựa chúc xuống thì có nghĩa măy mắn đang "rót" vào mình

Trong đếm giao thừa, có 1 nước họ có 1 tập tục thú vị thế này. Sau giây phút giao thừa, mọi người trong gia đình hoặc với những người bạn với nhau tụ tập quanh bếp, mỗi người được phát một miếng thiếc nhỏ hình móng ngựa trên Từng người một sẽ tự tay mình đun chảy miếng móng ngựa này rồi đổ ụp nó vào 1 xô nước để sẵn cạnh đó, nước sẽ làm dung dịch thiếc nóng chảy cô đặc trông tích tắc. Hình dạng của miếng thiếc như thế nào sau đó thì đó chính là điềm báo về năm mới của người đó.
Nếu nó không thành hình gì mà vỡ vụn thì có nghĩa là năm đó ko gặp may (bad luck)

Tớ ko mê tín nhưng lúc đó cũng run run thế nào ý, ban đầu tớ ụp ko nhanh, thiếc ko kịp đổ xuống nước đã cô dính vào cái muôi rồi, phải đun lại rồi đổ lại (phải làm rất nhanh) và nó ra hình này. Thực ra vui là chính, bàn tàn hình cùa người này nghĩa là thế nào, tha hồ tưởng tượng

Miếng của tớ các bạn nhìn ra hình gì không? Có vẻ như mọi chuyện năm nay xảy ra với tớ đúng như những gì các bạn tớ đã tả về miếng thiếc của tớ :)

Treo móng ngựa trước cửa, hướng lên trên
180px-Horseshoe_lucky_on_door.jpg


Chúc tất cả các bạn một năm mới nhiều măy mắn và niềm vui !
 
Tại sao lại có những thứ hay thế này nhỉ, các pác có mua chúng thì có bao giờ hỏi nguồn gốc, xuất xứ hay đại khái là 1 câu truyện về nhân vật sự vật đó chưa ạ! phượt gia làm ơn cho các phượt tử thỉnh giáo nhạ
 
Bộ lính thuỷ này thật ngộ nghĩnh,đáng iu làm sao Nhỏ nhưng là hàng hiếm. Thích thât... =))
 
Mình rất thích các câu chuyện và lối kể tỉ mỉ giàu xúc cảm của Công chúa Arvil.
Còn các câu chuyện của mình chẳng hiểu có lấy được lòng ai không nữa, nhưng vẫn muốn kể tiếp về các món đồ chơi đã thu thập được trên đường.

Năm nay lễ Phục Sinh lại vào cuối tháng 3, ở châu Âu người ta đã nô nức chuẩn bị cho lễ hội mùa xuân này từ tháng Giêng. Các cửa hàng lớn đều bán sô-cô-la hình trứng nhiều màu, các chú thỏ xinh xắn, những con bọ rùa mai đỏ chấm đen... Đồ chơi và đồ trang trí cho dịp này thì đủ màu sắc, chất liệu, hình thù. Đến cửa hàng nào người ta cũng hoa cả mắt vì sự rực rỡ trong bày trí.

Nhà tôi cũng rắc trứng gỗ treo lên cây, giấu trong các chậu, ở bồn hoa để đến ngày Phục sinh rủ nhau đi tìm trứng gom về.



Ở thành phố nhỏ Bautzen - nơi có dân tộc thiểu số duy nhất của Đức sinh sống (họ dùng ngôn ngữ Slavo cổ) vào mùa Phục sinh rất náo nhiệt. Lễ hội thi vỏ trứng trang trí, hội ném trứng trên khu đồi cao (người chủ trò đứng trên đồi tay cầm một giỏ trứng các loại, có cả trứng tươi, trứng đã luộc chín, trứng bằng nhựa, bằng gỗ...; đám đông chủ yếu là thiếu nhi chờ sẵn phía dưới, người chủ trò nói những câu vui nhộn và lát lát lại ném một quả trứng xuống đám đông, trẻ em tranh nhau nhặt trứng, ai nhặt được nhiều có nghĩa là nhận được nhiều may mắn),... lễ rước ảnh Thánh và diễu hành... diễn ra tưng bừng khắp phố.

Bên ngoài các nhà dân đều có dựng hình tổ chim kết bằng rơm, cành khô... bên trong để sẵn sô-cô-la, kẹo... cho trẻ em. Các bạn tí hon có thể nhặt kẹo, đồ ngọt từ bất cứ cái tổ nào trước cửa mọi nhà.
Bạn Toét nhỡ cũng nhân cơ hội nhặt vài cái kẹo lấy may, rồi cũng bỏ vào lại vài món đồ gì đó.
Thấy cũng vui vui!
 
Last edited:
Em bọ dừa này đang tởn tơ trượt trên đám lá cây Phục sinh (năm nay cây nhà mình tốt lá quá cóc ra hoa nổi đúng kỳ Phục sinh rồi). Em bọ dừa làm từ những cuộn giấy màu nhỏ tí, được vác từ Hn sang (Cty giấy trang trí Nhật Nguyệt trên phố Bà Triệu)



Cái công ty này có ý tưởng rất hay ho khi mà cuộn chặt các cuộn giấy bé ti ti, dùng keo dán và màu sắc tươi vui tạo thành hình những con giống sinh động, tranh để bàn, treo tường, bàn cờ, hộp đựng giấy ăn,...
Lần nào mình cũng mua món gì đấy ở cửa hàng của họ, và mang tặng bạn bè. Hầu như đều lấy được nụ cười của các bạn.
Xem này

 
có lẽ phải học tập madam trong đợt tới, công nhận thú vị thật. Lúc đầu nhìn ảnh cũng nghĩ cái này hình như mình đã từng thấy ở vn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,691
Bài viết
1,135,398
Members
192,429
Latest member
hongvinhnguyen
Back
Top