What's new

[Chia sẻ] 48 giờ ở Chiang Mai

Phần giới thiệu về Chiang Mai trong Lonely Planet như sau : " Một trong những câu hỏi mà người Thái hay hỏi du khách nước ngoài khi đặt chân đến Thái là : " Bạn đã đến Chiang Mai chưa ? " cho thấy Chiang Mai là một điểm đến không thế thiếu của Thái Lan . " . Một phần giới thiệu khá ấn tượng với một người đã từng ấn tượng về đất nước Thái đẹp , văn minh và hiền hòa .

Nhìn trên lịch thấy 30.4 là ngày thứ 5 , tôi vui mừng khôn xiết vì biết chắc mình sẽ được nghỉ lễ 4 ngày và niềm vui đó càng nhân đôi khi công bố môn thi tốt nghiệp không có môn lịch sử . Sau bao nhiêu năm vật lộn với lũ học trò trong việc ôn thi , năm nay tôi đã có thể khoan khoái tự thưởng cho mình một chuyến du lịch ngắn đến Chiang Mai . Hơn nữa đi Thái Lan cũng là một lựa chọn hay trong tỉnh trạng du lịch trong nước đến ngày lễ lại tiếp tục hát khúc ca " chặt chém và tồi tệ "

Nhưng tôi nghĩ được thì thiên hạ cũng nghĩ được như thế . Đặt vé máy bay trong mùa lễ thật là bực mình . Chọn được giờ đẹp thì giá mắc , chọn được giá rẻ thì giờ không khớp với lịch trình mình đã đưa ra . Các vé máy bay trong giờ vàng ( tối 29 , sáng 30/4 , tối 3/5 ) đều đã kín chỗ . Cuối cùng đàng chấp nhận mua vé không rẻ của Air Asia ( khởi hành chiều 29/4 về sáng 3/5 ) là 220 usd . Tôi định mua vé chuyển tiếp đi Chiang Mai luôn nhưng đồng chí Việt (NKB ) đưa ra lời khuyên không nên như thế vì Air Asia là hãng hay trễ giờ bay , mua vé chuyển tiếp có khả năng mất cả chì lẫn chải nên đàng chọn giải pháp sang đến Bangkok rồi tính tiếp .

Ba tuần trước giờ bay , Thái Lan bất ổn với hàng loạt những cuộc biểu tỉnh của phe áo đỏ . Nhiều khách du lịch bỏ vé . Cả nhà nhìn tôi bằng một cặp mắt van lơn , năn nỉ .... " Đừng đi ..... ! "

Một tuần trước giờ bay , bằng những biện pháp cứng rắn , Abihsit đã làm cho tình hình Bangkok ổn định trở lại ... nhưng những người phụ nữ quan tâm đến tôi , với bản tính mềm yếu vẫn tiếp tục van lơn ... " Đừng đi ... ! " . Nhưng ý tôi đã quyết ...

“ Người đi? Ừ nhỉ người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say ....”

Thật ra , điều làm tôi quyết chí ra đi không phải vì tôi có máu me du lịch đến nỗi sẵn sàng xả thân lao vào chốn hiểm nguy mà chẳng qua là tôi tiếc tiền . Tôi đã mua vé giá rẻ nên không thể trả hoặc đổi được . 220 usd với một đại gia nào đó là một số tiền vặt vãnh , chứ còn đối với một giáo viên quèn như tôi thì nó thật sự rất lớn đủ để mình lao vào bất chấp nguy hiểm...

Vậy nên , quyết chí ra đi ....
Chiều 29.4 , không một lời từ giã , tôi xách ba lô lên đường . Sân ga đông nghẹt người ....
7 giờ 30 tối , tôi đến Suvanarbhumi ....
 
WAT CHIANGMUN ( CHIANGMAN )

TRong bản đồ du lịch Chiang Mai có chú thích đây là ngôi chùa cổ nhất tại Chiang Mai . Tôi đến ngôi chùa này thật tình cờ khi ghé qua Thai Air mua vé cho chuyến bay về Bangkok , tôi thấy trên bản đồ có vẽ hình một ngôi chùa ở con đường nhỏ bên hông Thai Air office nên sau khi mua vé xong , tôi theo con đường nhỏ đó rẽ vào chùa . Đó là Wat Chiang Mai .

Ngôi chùa được xây dựng vào khoảng 1296 với kiến trúc Thái điển hình . Chánh điện được làm bằng gỗ teak , một loại gỗ quý ở Thái Lan . Chùa còn lưu giữ 2 pho tượng quý . Trong đó có một bức tượng Phật bằng đá hoa cương cao khoảng 30cm nghe đồn rằng được mang về từ Sri Lanka cách đây gần 2500 năm .

Một cô gái đang ngồi ủ ê trước sân chùa với 3 cái lồng chứa khoảng 15 con chim . Bước vào mùa vắng khách nên trông cô có vẻ buồn bã . Tôi bỏ ra 100 Bh mua hết rồi phóng sinh ngay . Nhìn đàn chim ồ ạt bay vút lên ngọn hoàng yến , cô gái mỉm cười .... Sau đó cô sà qua hàng bán trái cây mua ngay một bịch xoài rồi hớn hở mời tôi ăn ....Tôi cầm miếng xoài ăn với một tâm trạng vui vẻ . Tôi vừa làm cho một người cảm thấy hạnh phúc và niềm hạnh phúc đó bây giờ đã lan đến trái tim tôi


dscf7448.jpg


Cửa vào Wat Chiang Man

p1020198.jpg


Chánh điện

dscf7442.jpg


Bên trong chánh điện

dscf7455.jpg


Stupa phong cách Lana

p1020214k.jpg


dscf7454.jpg


p1020176.jpg


Một trong hai pho tuong quý
 
Last edited:
WAT PHRA THAT


Ngôi chùa này nằm trên Doi Su Thep , một đỉnh núi cao 1676m so với mặt nước biển và cách Chiang Mai khoảng 16 km về phía bắc .

Để đến chùa ta phải vượt qua một cung đường đèo tuyệt đẹp với đường trải nhựa phẳng lỳ . Hai bên đường người Thái rất ý thức trong việc trồng rừng để giữ đất không bị sạt lở . Tôi để ý thấy hàng loạt những cây non được trồng có đánh số cẩn thận và bên cạnh mỗi cây là một chai nước suối dốc ngược . Ban đầu tôi không biết công dụng của chai nước suối đó , mãi về sau tôi mới nghiệm ra những chai nước suối đó có công dụng tưới nhỏ giọt cho cây và các số được ghi trên chai nước suối để người Thái biết tình trạng của từng cây mà châm thêm nước .

Wat Phra That nằm trên đồi cao . Muốn lên tháp chính phải vượt qua khoảng chừng 300 bậc thang hoặc bạn có thể mua vé cáp ( 250 Bh / khứ hồi )để lên nếu đôi chân của bạn quá mỏi mệt . Cáp là một dạng cầu thang máy bám vào sườn đồi chứ không phải là cáp treo như những nơi khác .

Trung tâm của Wat Phra That là một stupa được dát vàng phô bày sự giàu có , lộng lẫy của nó dưới ánh nắng chiều chạng vạng . Nhìn Tháp và những họa tiết trang trí vàng rực người ta có thể cảm nhận được ngôi chùa này linh thiêng và được sự quan tâm của người Thái nhiều đến mức độ nào . Trước khi rời chùa , tôi còn nhin thấy dưới sự chứng kiến của hai cảnh sát ( mặc cảnh phục ) người ta mở các hòm công đức để trút tất cả những đồng tiền xu vào trong những bao tải lớn và đưa đi . Có đến 5 bao tải tiền như thế ....



DSCF7458.jpg


Đường đèo lên Doi Su Thep

DSCF7462.jpg


Toàn cảnh Chiang Mai nhìn từ Doi Su thep

DSCF7473.jpg



DSCF7475.jpg


Cổng lên Wat Phra That

DSCF7503.jpg


Stupa dát vàng ở Wat Phra That

DSCF7512.jpg


DSCF7490.jpg


Dưới mái chùa
 
Last edited:
DSCF7493.jpg


Chánh điện của Wat Phra That

DSCF7484.jpg


Tượng Phật ngọc

DSCF7499.jpg


Tượng Phật ngọc trắng

DSCF7502.jpg


Một dãy tượng Phật với những tư thế khác nhau . Tôi không hiểu rõ lắm nên post lên hỏi thăm mọi người và nhất là bác Chitto về ý nghĩa của các pho tượng này . Trong tất cả các chùa Thái ở Chiang Mai đều thấy dãy tượng gồm 7 tượng ứng với 7 ngày trong tuần với những tư thế và ấn khác nhau . KHông biết nó có ý nghĩa gì ?

DSCF7507.jpg


Thu tiền cúng dường
 
Một dãy tượng Phật với những tư thế khác nhau ... Trong tất cả các chùa Thái ở Chiang Mai đều thấy dãy tượng gồm 7 tượng ứng với 7 ngày trong tuần với những tư thế và ấn khác nhau . KHông biết nó có ý nghĩa gì ?

Những cái quá sâu như thế, nhất là Phật giáo Nguyên thủy thì tôi không dám chắc bác ạ.

Trong Phật giáo có rất nhiều thủ ấn, mỗi thủ ấn đại diện cho một giai đoạn của vị Phật lịch sử (Thích Ca Mâu Ni) hoặc là một tính chất nào đó của các vị Phật. Như các ấn Xúc địa, Hàng ma, Đại định, Chuyển pháp luân đã nói ở trên, liên quan đến các giai đoạn của Phật, còn rất nhiều ấn như Vô úy, Đại nhật, Kiếm ấn, Thí nguyện, Giáo hóa, Chỉ quán, Phật bát...

Vì ảnh của bác chụp không được rõ các ấn đó, nên không dám chắc.

Còn về 7 vị Phật, thì theo tôi, không phải là các vị Phật ứng với 7 ngày trong tuần, mà là 7 vị Phật từ Quá khứ đến hiện tại, là (1) Tỳ Bà Thi Phật (2) Thi Khí Phật (3) Tỳ Xá Phù Phật (4) Câu Lưu Tôn Phật (5) Câu Na Hàm Mâu Ni Phật (6) Ca Diếp Phật (7) Thích Ca Mâu Ni Phật.

7 vị này tượng trưng cho các Phật đã từng thị hiện.

Trong Đại thừa cũng có đề cập 7 vị Phật của kinh Dược Sư, tuy nhiên Thái Lan không theo Đại thừa, nên chắc không phải 7 vị Phật này.
 
Lúc em ở Doi Su Thep, có nghe lỏm anh Guide nói với mấy bác tây về dãy tượng Phật này, là 7 pho tượng đầu tiên (từ trái qua) ứng với 7 ngày trong tuần, từ thứ 2 đến chủ nhật. Anh guide đó có giải thích về bức tượng Phật Chủ nhật (vì là ngày sinh của bác ý) là: Lúc đó Đức Phật ngồi Tọa thiền thì có cơn mưa rất to, lúc đó rắn thần Naga xuất hiện tỏa 7 đầu ra che mưa cho Phật. Em không thấy nói vì sao lại chọn hình ảnh này cho ngày Chủ Nhật.

Những cây đèn cầy phía dưới có dầu nến. Anh Guide này cũng nói là ai sinh vào ngày nào thì dùng dầu từ chân phía dưới để tưới vào đèn hoa sen tương ứng với tượng Phật ngày đó, để cầu ban an lành. Lúc đó cứ ngẫm nghĩ lại tiếc mình không mang... lịch vạn niên!

Ở Hang Pak Ou cũng có nói đến các tượng Phật với các thủ ấn tượng trưng cho các giai đoạn, em thấy cũng có sự tương đồng. Không hiểu các sự kiện này có liên quan nhiều đến nhau hay không.
 
A, vậy là có thể ở Thái Lan (và nơi khác nữa) là tương ứng một giai đoạn của Phật với các Thứ trong tuần.

Theo tôi thấy thì chu kỳ 7 ngày đã có ở phương Đông từ xưa, nhưng không rõ việc phân chia thành tuần gồm 7 ngày có không, hay là do du nhập từ phương Tây? Theo tôi biết Phật lịch dựa trên lịch Ấn độ cổ, dùng chu kỳ Mặt trăng, tháng 29 hoặc 30 ngày, không có dùng chuẩn 7 ngày.

Trong truyền thống thì Phật thành đạo dưới gốc Bồ đề trong 49 ngày, thường đề cập đến giai đoạn đêm cuối cùng trước khi Thành đạo, chia ra làm các canh của đêm, chứ cũng không có đoạn nào 7 ngày.

Vậy việc chia 7 ngày này dựa trên truyền thống nào của Phật giáo? Hay là chấp nhận lịch phương Tây rồi đặt ra nhỉ? Cái này tôi sẽ tìm hiểu thêm.
 
WAT LOKMOLEE

Đây cũng là một ngôi chùa cổ nằm trên đường Maneenoparat nhưng ít người biết đến . Theo những ghi chép trong chùa thì ngôi chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIV và nhiều lần được sửa chữa . Ngôi chùa này đặc biệt có sự quan tâm của Hoàng gia Thái Lan khi nhiều vị vua cũng như hoàng hậu đã góp công góp của xây dựng nhiều công trình như chánh điện , tháp ...

Tôi chú ý đến Wat Lok Molee vì đây là ngôi chùa duy nhất trong tất cả các chùa tôi ghé thăm có thờ Phật Bà Quan Âm . Rõ ràng là một chuyện lạ trong truyền thống Phật giáo Thái . Nhìn ngắm pho tượng Quan Âm vàng chóe ngự giữa sân chùa , tôi thầm thở dài .... vì nó đã phá vỡ cảnh quan của ngôi chùa .

KHông phải sự tiếp thu cái mới bao giờ cũng hay ....

P1020286.jpg


Wat Lok Molee

DSCF7584.jpg


Chánh điện Wat Lok Molee

P1020277.jpg



DSCF7579.jpg


Stupa sau lưng chùa được xây dựng vào thế kỷ XIV

DSCF7581.jpg


Tượng Phật trên đỉnh Stupa

P1020287.jpg


Hoa văn ở góc stupa - Có vẻ nó không phải trường phái Lana
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,033
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top