What's new

800 cây số từ Đông sang Tây

Khởi hành

Dự tính trước chuyến này khá lâu, từ hồi đầu năm 2012 nhưng đến kề cận ngày khởi hành thì bọn mình mới gút kết chắc chắn lộ trình: Một chuyến "nho nhỏ" vừa có biển, vừa có núi đèo thông qua hành lang Đông Tây của đất nước - Từ Đà Nẳng về Thạnh Mỹ, vòng xuống Khâm Đức rồi lại trực chỉ hướng Đông về lại Tam Kỳ*.

Đà Nẳng nhìn từ đỉnh Bàn Cờ:
IMG_0900.jpg


Biết bao địa danh đẹp cùng phong tục tập quán những nơi bọn mình đi qua khiến chuyến phượt bội thu những kiến thức mà có lẽ những ai thích du lịch, yêu đất nước và thiên nhiên bao giờ cũng thèm muốn cả.

Mù sương trên các đỉnh núi tại Khu Bảo tồn thiên nhiên sông Thanh - Nam Giang:
IMG_1787.jpg


Chuyến đi có nhiều điểm dừng để nghỉ và khám phá nhưng như mọi lần: bọn mình không dự tính trước sẽ ở nhà nghỉ hay khách sạn nào, ăn uống tại đâu vì biết chắc cái này không hề thiếu nếu không dính vào thời gian lễ tết. Và tìm kiếm, xoay sở... sẽ là một trong những cái thú của du lịch bụi - phượt là vậy đó mà.

Nàng... bà xã và nàng Win cùng đồng hành...:
IMG_0365.jpg


* Các địa danh chính bọn mình dự định sẽ qua là:

- Thành phố Đà Nẳng: 'quần nát' bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân và các ngóc ngách, biển Lăng Cô, khu vực núi Ngũ Hành Sơn...

Chỗ nằm trong xe, bọn mình chọn giường A9 và A12:
IMG_9835.jpg


- Rời Đà Nẳng hướng về thị trấn Thạnh Mỹ, tham quan các cảnh đẹp trên cung đường này (ví dụ như Khe Lim...).
Từ Thạnh Mỹ sẽ đi A Sờ, Prao theo QL14 (đường Hồ Chí Minh) > qua Azứt - Tây Giang > Bha Lê > A Tép > tham quan đèo Bà Lệch > hầm A Roàng.

Cây xăng...:
IMG_9838.jpg


- Rời Thạnh Mỹ đi Thị Trấn Khâm Đức: qua A Sanh > A Sờ, thị trấn Thạnh Mỹ > cầu Thạnh Mỹ > thác Grăng (huyện Giằng - Nam Giang) - thăm suối Nước Lang, thác Bà hoàng Mô- ních.
- Rời Khâm Đức đi Tam Kỳ theo đường 14E > Phước Hiệp > Hiệp Đức > Thị trấn Tân An > Quế Thọ > đi xã Bình Lâm. Qua TL615 đi Eo Gió > Tam Kỳ.

... và trạm nghỉ của nhà xe PT:
IMG_9842.jpg


Tính ra tất cả những địa danh trên bọn mình đã vượt qua, chỉ duy nhất ngóc ngách trên đèo Hải Vân: nơi có đường mòn ra bãi Chuối và một số bãi hoang sơ khác hiếm dấu chân người thì bọn mình không đủ sức đến đích - việc này mình sẽ tường thuật lại sau và hướng dẫn rõ để nhóm bạn nào có đủ điều kiện hơn sẽ 'khai phá' vậy.

Nhóm 'cá sấu' P3m Nguong bên cạnh là mình, ảnh do bà xã chụp:
IMG_2284.jpg


Chuyện tình cờ trên đài tưởng niệm chiến thắng Khâm Đức trong chuyến đi này khiến bọn mình được biết nhóm học P3m Nguong: năm cô bé xinh xắn cùng diện một màu áo thun đen có dòng chữ in của nhóm phía sau, phía trước là chữ 2012 Band và một con bướm đang vươn cánh như giúp nhau cùng vươn lên trong cuộc sống, cùng học tập tốt hơn.

BÀI ĐÃ POST:
Vượt hai đảo về Long Hải
"Phượt vặt" sửa travel guide books
Madagui - Đạ Tẻh: hành trình tìm thác và đèo...
Phượt từ Sàigòn đi Lagi - Bàu Thêu - Phan Thiết - Phan Rang
Bò lech xứ Tuy Hòa
Dọc đường gió bụi: Cà Ná về Sài Gòn theo đường ven biển.
Sáu ngày đêm dzọc nát Bình Tiên, Bình Lập
 
Last edited:
Một đoạn nào đó thuộc xã Phước Hiệp với lưa thưa ít mái nhà ven đường, đường vẫn còn xa, xa lắm..:

IMG_2491.jpg


Do đang hướng về Hiệp Đức nên mình xin nói qua một chút về địa phương này:
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì Hiệp Đức là một huyện trung du miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam. Huyện nằm ở giữa tỉnh Quảng Nam, phía bắc là huyện Quế Sơn, phía tây là huyện Phước Sơn, phía nam là huyện Bắc Trà My và phía đông nam là huyện Tiên Phước, đông bắc là huyện Thăng Bình.

Hết địa phận huyện Phước Sơn: bảng bên trái đường chỉ rõ điều đó:

IMG_2492.jpg


Huyện có diện tích 492km2, dân số là 38.000 người (năm 2004). Huyện ly là thị trấn Tân An nằm trên quốc lộ 14E cách quốc lộ 1 khoảng 30km về hướng tây. Thượng nguồn sông Thu Bồn (tức nơi có thủy điện sông Tranh) chảy qua huyện theo hướng nam bắc.
Toàn huyện có 11 xã và 1 thị trấn gồm: Thị trấn Tân An và các xã Hiệp Hòa, Hiệp Thuận, Quế Thọ, Bình Lâm, Phước Trà, Phước Gia, Quế Bình, Quế Lưu, Thăng Phước, Bình Sơn và Sông Trà.

Cầu Mò O. Trên cầu này mình dừng lại vài phút vì thấy một chú sóc lơn tơn trên thành cầu. Chỉ bà xã chụp nhưng bé con này chạy nhanh quá - hết thoắc bên này lại nhảy sang bên kia, pó tay!:

IMG_2493.jpg


Hiệp Đức trước đây là một huyện nghèo. Những năm gần đây, điều kiện cơ sở vật chất tại Hiệp Đức đã phát triển hơn, cuộc sống của người dân dần được cải thiện. Hệ thống đê điều, nước tưới đã được áp dụng ở các xã.

Chạy chút nữa lại gặp cầu, bảng xa xa thông báo vào địa phận huyện Hiệp Đức - Quảng Nam:

IMG_2496.jpg
 
Nhìn ảnh bên thì thấy con đường QL bé tẻo teo do không có xe so sánh. Tuy vậy vẫn đủ 2 luồng xe 4 bánh đấy:

IMG_2505.jpg


Đố bạn trong cả nước, có nơi nào gắn biển số cho... xe đạp không? Nghe là lạ, cứ ngỡ chắc biển số dành cho xe đạp đồ chơi của các bé... nhưng không phải, đây là xe đạp người lớn đàng hoàng. Tại trường THPT Sào Nam (thị trấn Nam Phước, H.Duy Xuyên, Quảng Nam), người ta đã gắn biển số cho xe đạp nhằm giám sát học sinh trong và ngoài trường.
Do đoạn đường từ trường ra trung tâm thị trấn thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả đáng tiếc, do đó ban giám hiệu và đoàn trường quản lý học sinh nhà trường trong giao thông bằng biển số.

Bên trái là núi, phải là cây rậm: biểu hiện văn minh vẫn thể hiện qua mặt đường nhựa cùng đường dây điện bên phải. Chỉ có ta và ta...:

IMG_2509.jpg


Đầu năm, từ đăng ký của học sinh, nhà trường đặt làm 2.118 biển số xe bằng những tấm thép nhỏ. Trên đó số hiệu xe của học sinh khối lớp 12 vẽ màu đỏ, khối 11 có màu xanh nước biển và khối 10 màu xanh lá. Mỗi biển số như vậy, học sinh chỉ tốn có 1.000 đồng. Những năm học trước đây, tình trạng trộm cắp xe đạp ở trường THPT Sào Nam diễn ra rất phức tạp nhưng từ khi áp dụng gắn biển số, tình trạng trên đã không còn.

Rồi cũng gặp "đồng loại" chạy theo chiều ngược lại. Cột km bên trái chỉ Tân An 13km. Đây là thị trấn của huyện Hiệp Đức:

IMG_2511.jpg


Vào mỗi giờ tan học, đoàn trường phân công Đội thanh niên xung kích cùng các giáo viên phụ trách trực tại một số tuyến trên đường học sinh ra về. Nếu phát hiện học sinh nào vi phạm luật an toàn giao thông, đội này sẽ nắm biển số xe để làm cơ sở giúp nhà trường xử lý.
Sắp đến, Ban an toàn giao thông Quảng Nam sẽ phối hợp với các trường học, đặc biệt là những trường học dọc quốc lộ để triển khai mô hình này.
Mửng quản lý siêu chặt này thì em nào ham vui, trốn học vào quán net chơi game thì xe đạp "có số" dựng bên ngoài sẽ lộ tẩy hết, khó "làm ăn" (tin từ báo Thanhnien).

Cái tên cầu là lạ: cầu Xe Con:

Cầu Bà Huỳnh thuộc thôn 2 xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam. Ngay phía phải cầu này cũng là một ngã 3 sông:

IMG_2514.jpg
 
Rồi bọn mình gặp một ngã 3 với con đường mới mở đang được san ủi:

IMG_2518.jpg


Dự án đường Trường Sơn Đông, gói thầu Đ7 - KM48A - KM60 với chủ đầu tư là Ban quản lý dự án 46/BTTM:

IMG_2524.jpg


Tại ngã 3 cũng có đài tưởng niệm Di tích Cách mạng khu uỷ khu V:

IMG_2519.jpg


Khu di tích căn cứ khu V (còn gọi là khu di tích Phước Trà - xã Sông Trà - huyện Hiệp Đức - tỉnh Quảng Nam) có diện tích 15,29 ha, cách thị trấn Tân An 10 km về hướng Tây - Nam, gồm: di tích nhà và hầm làm việc của đồng chí Năm Công (tức đồng chí Võ Chí Công), Hội trường diễn ra Đại hội III,...

IMG_2527.jpg


Lối vào khu di tích.

IMG_2530.jpg


... Ban đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, ao cá, ao rau muốn, nhà trưng bày hiện vật của khu di tích, Bia tưởng niệm thông tấn xã Việt Nam, Bia tưởng niệm của Ban tuyên huấn, cùng với rừng cây nguyên sinh.
Đây là căn cứ cuối cùng để chỉ đạo Cách mạng miền Trung và Tây Nguyên và là nơi diễn ra Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng bộ Khu V và nhiều Hội nghị quan trọng khác dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Chí Công, Bí thư Khu uỷ V và Bộ Tư lệnh Quân khu trước khi mở cuộc tổng tiến công vào mùa Xuân năm 1975, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Khu di tích đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích cấp quốc gia vào ngày 24/3/1993 và đang trở thành nơi tham quan du lịch đối với du khách khi đến với Hiệp Đức.

IMG_2534.jpg
 
Last edited:
Ngay ngã 3 vào khu di tích Căn cứ Khu V, bọn mình dừng xe lại hỏi thăm đường. Địa danh "Eo Gió:" có người biết, có người không, mà người biết thì cũng khá mông lung, không rõ ràng cho lắm.
Còn đi Bình Lâm thì đơn giản như bọn mình đã nghĩ: cứ chạy thẳng là đến thôi.

IMG_2534.jpg


Qua cầu Lai Nghi...:

Lại nói về nơi mình sắp đến:
Là vùng quê bán sơn địa, Hiệp Đức là nơi kết thúc và khởi đầu của một dòng sông: Đó là sông Tranh và sông Thu Bồn.

Khởi nguồn từ đỉnh Ngọc Linh cao vời vợi, con sông Tranh rộng mênh mông với những thác ghềnh lởm chởm đá sẫm màu xám nâu, cứ xoáy xiết xuôi dòng. Khi đến địa phận Hòn Kẽm - Đá Dừng, bỗng dưng sông Tranh trở nên hiền hòa, êm ả tìm ra biển lớn với tên gọi khác: Sông Thu Bồn.

... rồi chạy một đoạn vài cây số là gặp dòng Tranh - một trong những đầu nguồn sông Thu Bồn.
Ven bờ người dân trồng rẫy xanh mướt mắt:


IMG_2539.jpg


Thị trấn Tân An nằm bên bờ sông Tranh, lúc mới hình thành thì khu vực trung tâm huyện còn rất hoang sơ với nhà cửa, quán xá lèo tèo.
Có cầu Tân An, một phần Phước Trà đã thực sự trở thành thung lũng hồi sinh. Nhiều gia đình mà vợ chồng vốn là trại viên Trại cải tạo phục hồi nhân phẩm K.80 chọn bên kia sông Tranh cư ngụ để làm lại cuộc đời, trước sự đổi thay thảy đều cứ ngỡ như mơ! Bởi người ta không ngờ lại có ngày thị trấn Tân An mở rộng, thuận lợi cho cuộc sống người vùng cao.

Một phụ lưu nhỏ hòa trộn vào dòng sông Tranh...:

IMG_2540.jpg


Nghĩa trang liệt sĩ huyện Hiệp Đức:

IMG_2544.jpg


Làng mới của những người có một thời lầm lỗi do ông Phạm Sỹ Nguyên khởi xướng và xây dựng giờ đây sớm chiều tấp nập người qua kẻ lại. Vẻ đìu hiu vắng lặng đã được thay thế bằng sự nhộn nhịp của một khu dân cư đông đúc. Ông Phạm Sỹ Nguyên đã về nơi chín suối nhưng những việc ông làm lúc sinh thời đã giúp bao phận người bất hạnh đơm hoa...

IMG_2550.jpg
 
Quốc lộ 14E và cây cầu bê tông cốt thép bắc ngang sông Tranh như một nét khởi điểm tạo điều kiện cho chính quyền địa phương điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể thị trấn Tân An theo hướng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Trong tương lai, huyện sẽ đầu tư mạnh hơn cho cơ sở hạ tầng, giao thông của huyện lỵ theo hướng đô thị hóa, trở thành một đầu mối giao thương nối kết đồng bằng và núi. Dẫu là dự định nhưng cũng là ước mong vì huyện còn nghèo, chưa thể một lúc đủ tiền để chỉnh trang lại thị trấn trong tương lai gần.

Sông Tranh nhìn trên cầu Tân An, cầu này bắc ngang dòng chảy cuồn cuộn nước:

IMG_2553_fhdr.jpg


Vậy nên với người lâu rồi không về Tân An sẽ thấy nơi đây đã có thêm nhiều ngôi nhà tầng khang trang bề thế điểm tô cho phố núi những gam màu tươi sáng - Môt sự đổi thay thật tuyệt sau hai mươi năm...

Qua cầu là vào thị trấn Tân An, lúc này đồng hồ chỉ 9h45 phút ngày 4/3/2012.
Mình cho rằng hơi chậm một tý do đường nhỏ. Tuy nhiên, từ khúc này trở đi đường sẽ xấu hơn.
Mình không ngại vì dư dã thời gian để về đến Tam Kỳ.

IMG_2556.jpg
 
9h45 phút thì đến thị trấn Tân An, chỉ mới ngồi ngựa sắt gần 3 tiếng đồng hồ nên cũng chưa si nhê gì - vả lại: thỉnh thoảng bọn mình lại dừng xe ngắm cảnh, chụp ảnh nên không thể trách là quá lâu.

Do nhầm đường nên cơ quan lớn nhất mà bọn mình chạy qua là nơi này. Ngoài ra không thấy chợ Tân An hay ủy ban, công an gì cả:

IMG_2557.jpg


Tân An là một thị trấn nhỏ với hơn 300 hộ dân thuộc huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Phía Tây Nam thị trấn là dòng Thu Bồn chảy xuôi, con đường QL14E là đường chính chạy từ đầu đến cuối thị trấn.
Lúc vào thị trấn rồi, chạy một đoạn mà bụng cứ nhủ thầm: đường QL gì mà xấu khiếp vì mặt lộ toàn là đất, bụi tunh tà la. Về dò kỹ lại mới thấy bọn mình đã đi nhầm đường khúc này.

Con đường 'đi lộn' đây: đoạn đầu trải nhựa, sau thì chỉ đất và đất... nhưng cũng không đến nỗi quá tệ:

IMG_2558.jpg


Do trước khi đi đã nghiên cứu trên bản đồ Wikimapia rồi nhưng mình thấy đoạn QL14E từ Phước Sơn đi Hiệp Đức đến xã Bình Lâm đơn giản, chỉ có một đường thẳng nên không phóng lớn - cũng không ghi chú tường tận.
Do vậy khi chạy qua cầu Hiệp Đức rồi: mình thấy ngã có bảng hướng dẫn ngay ngã 3 này nhưng mình lo nhìn mé trái: đây là đường lớn và có vẻ như đang sửa chữa.

Gốc cây to thật đẹp bên đường, xem như một tý rửa mắt trên con đường đầy bụi...:

IMG_2562.jpg


Chạy mà bụng cứ nhủ thầm: QL thế quái nào mà thấy ghê, he he...
Nhưng cái 'ghê' cũng không dài, chỉ tầm vài cây số..:


IMG_2565.jpg


Trong tâm trí thì cứ nhớ là chỉ cần chạy thẳng, vậy là chạy thẳng - Thực tế thì đây là nhánh phụ, nếu rẽ trái mới là đường chính: sẽ chạy ngang qua chợ Tân An và các cơ quan hành chính của thị trấn.
Nhưng may là nhánh chính hay phụ gì đó thì cũng nhập chung lại ngay ngã 3 QL14E sau khi ra khỏi thị trấn Tân An, đi đường phụ thì xấu hơn và xa hơn một tý.

... thì lại ra đường nhựa. Đây mới đích thị QL14E.
Thêm một tẹo nữa là gặp bảng hết địa phận thị trấn Tân An:


IMG_2566.jpg
 
Hiệp Đức, Tiên Phước là những huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam, trước đây vài năm luôn là những địa phương thiếu nước trong mùa khô, lại thừa trong mùa lũ...
Còn bây giờ không biết ra sao...

Vài căn nhà lưa thưa bên đường:

IMG_2569.jpg


Bắt đầu vào địa phận xã Quế Thọ:

IMG_2574.jpg


Khúc này lại dừng xe lại một hồi do mình nghe có tiếng kêu từ dè xe trước, Hóa ra chỉ một trong 4 ốc vè bị lỏng, vậy là lấy đồ nghề ra xiết chặt lại thôi.
Từ một nhà dân gần đấy, một người địa phương bước ra hỏi do tưởng mình hư xe và nhã ý giúp.
Tiếc là không phải hư chứ được giúp thì lại thêm thấm tình người phương xa.

Chạy ngang trường tiểu học Trần Quốc Tuấn, một đoạn nữa gặp trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi:

IMG_2576.jpg


Qua cầu Sông Trầu, cây cầu nhỏ bắt ngang con sông cùng tên:

IMG_2579.jpg


Gọi là cầu nhỏ, sông nhỏ chứ hồi tháng 10 năm 2007: dòng sông đã từng cuốn phăng một thày giáo cùng chiếc xe khiến thày tử nạn - nước lũ lúc đó ngập qua mặt cầu cả mét, ghê chưa!

Cầu nhìn cũng thường, như bao cây cầu khác nhưng khi dừng xe ngay giữa cầu lại nhìn thấy cảnh hay hay.
Bạn nhấn vào ảnh để xem hình lớn nhé: trông những đám cỏ xanh mướt giữa dòng thật mơ màng - phía xa xa là núi Liệt Kiếm:


IMG_2580.jpg
 
Lại vượt cây cầu bé tẻo teo, chỉ dài 7m mang tên Ruột Đỏ thì đến trường tiểu học Kim Đồng:

IMG_2583.jpg


Các trường trồng người, những mẫu ruộng gần đấy thì trồng lúa trổ đồng xanh mướt:

IMG_2586.jpg


Đường về sau buổi học:

IMG_2590.jpg


Bạn nhìn tấm bảng bên phải đường: Có cả tuyến xe buýt - tuyến số 7 từ Hiệp Đức đi Tam Kỳ:

IMG_2593.jpg


Ở nhà thì bà xã là "chiên gia" xe buýt, tự mình có thể đi khắp Sàigon, cả miền lân cận bằng loại xe này. Vì vậy thấy tấm bảng 'bến xe buýt' là nửa kia chép miệng đùa: "Phải chi hổng có anh thì em đi Tam Kỳ bằng xe buýt". He he, xe buýt chốn này không có máy lạnh như xe Sài Thành đâu à nghen...

Cảnh này thì mình không thích nhìn cho dù cũng phải thấy! Cây từ rừng trồng thì may, còn từ rừng già lại xót...
Nhưng không phải rừng trồng thì làm gì dám để nghênh ngang ven QL nhỉ?:


IMG_2597.jpg
 
Quá 10h, bọn mình cũng đến được nơi phải đến > Ngã 3 'Tiên': chạy thẳng thêm 22km là Ngã 3 Cây Cốc QL1A, còn rẽ phải là đường đi Tiên Kỳ (25km):

IMG_2598.jpg


Do mình biết nơi đây có chợ Việt An kề cận nên chạy tới một đoạn rồi ghé vào chơi kiếm cái ăn chơi...
Đoạn này thì hỏi ai cũng biết Eo Gió, người ta chỉ ngõ hông chợ nhưng mình sẽ tạt lại ngã 3 cho chắc ăn:


IMG_2599.jpg


Hồi sau ra ngoài, tìm được cây dù "free" có chút bóng mát - ghé vào lật cái máy MID ra xem bản đồ:

IMG_2600.jpg


Mấy cô bé học sinh gần đó túm tụm xung quanh tò mò nhìn cái máy chi là lạ. Bà xã thấy ngồ ngộ nên chớp thời cơ đưa máy ảnh lên định làm vài tấm... nhưng hổng kịp, những bóng hồng nhỏ đã túa ra, giả ngơ núp vào tán dù - he he...

Trở lại ngã 3 và đi vào nhánh rẽ, bọn mình gặp trường tiểu học Lý Tự Trọng - đúng y như lịch trình đã dự đoán trên Wiki (trên đó ghi sai chính tả là "Lý Tử Trọng).
Đây là địa phận xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức:


IMG_2601.jpg


Bản đồ thì bản đồ... nhưng móc ra nhét vô hoài cũng lười, trong khi đó các nhánh rẽ lại lung tung nên từ khúc này: bọn mình tìm đường bằng cái miệng. Đường đi trong miệng mà...:

IMG_2603.jpg


Gặp một nhóm học sinh đứng ven đường: bà xã hỏi đường đi Eo gió thì bọn trẻ chỉ ngay...
 
Trường THCS Chu Văn An, khá nhiều trường học nhỉ, lại khang trang đó chứ:

IMG_2604.jpg


Những con đường nho nhỏ trông như đường làng, thật nên thơ. Đây chính là tỉnh lộ 614 nối Bình Lâm - Tiên Sơn - Tiên Cầm:

IMG_2611.jpg


Lúc này thì cứ gặp ngã ba hay ngã tư gì đó là bọn mình cứ "vịn" dân địa phương ra hỏi "đường đi Eo Gió", hỏi cho yên tâm, hỏi vì lười xem bản đồ.
Trong thực tế thì đoạn này rất chính xác như bản đồ trong máy - có điều trời nắng quá nên nhìn máy cũng muốn... lòi tròng, vậy nên cứ hỏi cho tiện

IMG_2614.jpg


Và mươi lần hỏi cũng phải có một lần sai. Gặp ngã 3, có chị bán nước má hỏi rẽ phải hay trái; chị chỉ hướng phải...
Thật ra phải trái gì cũng có thể đến Eo Gió thôi...

IMG_2616.jpg


... nhưng nhánh trái mới mở sẽ gần hơn nhiều.
Bạn xem: Hiệp Đức mình cũng có lắm ruộng bậc thang - đất đồi núi vùng cao mà.

IMG_2617.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,430
Bài viết
1,175,888
Members
192,104
Latest member
lyhoangbaothy
Back
Top