Em cũng ở Đà Nẵng đây bác ạ! Nếu biết bác ra thế nào em cũng Join đi với bác cho dzui! hi vọng được gặp bác một ngày gần đây!
Tiếc quá - vài tháng nữa mình định làm một chuyến tiếp nhưng chỉ tới Quảng Ngãi Bình Định thôi, mong lần sau vậy. Nhưng ít nhất 2 năm nữa mình mới tái ngộ Đà Nẵng, mới có dịp nhờ bác làm thổ địa.
---------
Bất chợt nhận ra một lối nhỏ phía trái, lối với con dốc mà khó có thể diễn tả nổi vì nó chúi nhủi, chả khác gì đường xuống âm ty. Đây chính là lối xuống đèn biển Tiên Sa:
Mình bỏ xe rồi làn tàng đi bộ xuống một đoạn rồi dừng lại vì 2 chú chó nhào ra sủa inh ỏi rồi ... nhào lên.
Tía ơi, khách phượt mà - không phải đạo chích, xin đừng cạp nhé. Mình muốn chắc ăn nên nhanh chân zọt lên vậy, he he...
Trở ra, lại những đoạn cua liền cua, dốc liền dốc...:
Vài thông số đèn biển Tiên Sa (Đà Nẵng):
Vị trí: Nằm ở mũi phía Đông bán đảo Sơn Trà thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Toạ độ: Vĩ độ : 16o 08' 15" N - Kinh độ : 108o 19' 36" E
Tác dụng: Báo vị trí bán đảo Sơn Trà. Đèn độc lập, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Nam- Đà Nẵng định hướng và định vị.
Năm đưa vào hoạt động: 1902.
1. Đặc điểm nhận biết ban ngày:
- Hình dạng: Tháp đèn hình trụ.
- Màu sắc: Tháp đèn màu vàng nhạt.
- Kích thước cơ bản:
- Chiều cao toàn bộ: 160,0m (tính đến "số 0 hải đồ")
- Chiều cao tâm sáng: 158,5m (tính đến "số 0 hải đồ")
- Chiều cao công trình : 9,0m (tính đến nền móng công trình)
- Chiều rộng trung bình: 5,0m (đối với tháp đèn)
- Tầm nhìn địa lý: 31 hải lý với chiều cao mắt người quan sát bằng 5 m.
Nhìn xa xa thấy đoạn đường đã vào chạy ven núi. Lúc này đã là 1h10, vẫn chưa ăn trưa nhưng mình no mắt nên quên đói:
2. Đặc tính ánh sáng ban đêm:
- ánh sáng trắng, chớp nhóm (2) chu kỳ 10 giây - Ch.Tr.Nh(2).10s
- Phạm vi chiếu sáng : 206o (2990- 1450)
- Tầm hiệu lực ánh sáng : 23 hải lý với hệ số truyền quang của khí quyển t = 0,8.