What's new

850km ngày và đêm

Chào cả nhà.
Thế là chúng ta đã thực hiện chuyến đi vô cùng hoàn hảo như dự kiến. Xin cám ơn tất cả các bạn đã thạm gia cung đường này, đặc biệt xin cám ơn 4 phuoter SG đã nhiệt tình tham gia.
Hôm qua sau trận liên hoan chia tay, có anh Lengkeng, Ri ta, Mahee nữa, vui quá nên uống tới bến về buồn ngủ quá, bây giơ mới đảo qua phượt, tranh thủ đọc hết một loạt bài.
Trong khi chờ đợi chaubaogia làm cái "tit" bên Hồi ức sau những chuyến đi, anh tranh thủ làm vài hình ảnh cho cả nhà ngắm nghía một tí nhé, sự kiện đang hot mà.

Mới 5h mọi người đã tập trung đông đủ

Chuẩn bị hành lý, xe pháo phân công xế, ôm khi trời còn sớm tinh mơ

attachment.php


attachment.php


Lên đường. Đồng hồ xe Polyme chỉ 89523 km.
Từ trái qua : Thienson, Bạchtuoc (ôm), Shogun, Titigol (phượt SG, ôm), Mpt4cus, Quyên (phượt SG, ôm), Vitvit, Karem (ôm), Henry, Việt (ôm), Polyme (vừa xế, vừa ôm - quá đã)

attachment.php
 
Về đến Kon tum, theo chuơng trình, chúng tôi tiếp tục thăm nhà thờ gỗ Kon tum, một địa điểm nổi tiếng không thể bỏ qua mỗi khi du khách ghé nơi đây.

Sơ qua về ngôi nhà thờ này :

Được xem là di tích cổ và đẹp nhất, Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum với tên gọi gần gũi là Nhà thờ Gỗ luôn là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên.

Nhà thờ gỗ Kon Tum do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, tọa lạc trên một diện tích rộng giữa trung tâm thị xã, có kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman với kiểu nhà sàn của người Ba Na. Công trình này hoàn toàn bằng gỗ, được những bàn tay tài hoa của nghệ nhân Bình Định, Quảng Nam xây dựng.

Cung thánh được trang trí theo hoa văn của các dân tộc ở Tây Nguyên, gần gũi với đời sống hàng ngày mà vẫn gợi cảm giác thiêng liêng, trang trọng. Khu hoa viên của nhà thờ có nhà rông mái thật cao, các bức tượng tạc từ rễ cây làm không gian mang đậm màu sắc đại ngàn. Ngoài thánh đường chính, nhiều công trình khác cũng được xây dựng rất tinh tế và mỹ thuật như nhà thờ, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo.

Trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc để giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều mảnh đời không may. Khuôn viên nhà thờ luôn mở rộng cửa cho khách tham quan. Vào uống rượu trái cây do các nữ tu chưng cất và nhìn ngắm những em gái người dân tộc ngồi dệt thổ cẩm cũng là kỷ niệm khó quên về thị xã êm đềm này.

Không xa nhà thờ Chánh Tòa là chủng viện Kon Tum do vị giám mục đầu tiên của giáo phận Kon Tum xây dựng từ năm 1935 đến năm 1938, cũng có kiến trúc tương tự như nhà thờ nhưng quy mô lớn hơn. Bước qua cổng, du khách cảm thấy thư thái với hai hàng cây sứ lâu năm tỏa bóng mát, thoảng hương thơm dìu dịu trên đường vào trong chủng viện. Trên tầng hai của chủng viện có một phòng truyền thống trưng bày chi tiết về lịch sử truyền giáo tại Kon Tum từ giữa thế kỷ XIX, gồm nhiều hiện vật, các bút tích... của những vị linh mục trên đường truyền đạo, các hình ảnh, tài liệu liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của giáo phận Kon Tum. Cũng có thể coi đây là một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh này.

Ngôi nhà thờ gỗ Kon Tum chinh phục lòng bao người không chỉ vì bố cục của nó được sắp xếp hài hòa, kiến trúc của nó lộng lẫy. Cái Đẹp nơi đây được tôn thêm nhiều bởi nhà thờ luôn biết nâng niu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Đến với nhà thờ, du khách được chiêm ngưỡng bề dày của nền văn hóa Tây Nguyên được tái hiện, từ khu hoa viên với nhà rông cao vút, hay các bức tượng làm bằng rễ cây, từ các hoa văn nghệ thuật độc đáo vừa trang nghiêm, huyền bí vừa hết sức gần gũi pha lẫn đường nét phóng khoáng trên cung thánh nhà thờ, trên hệ thống gỗ và rui mè...Tất cả đều mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên.

Và điều kỳ diệu hơn là nhà thờ này được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, bàn tay tài hoa của các nghệ nhân từ Bình Định, Quảng Nam và cả từ miền Bắc vào đã làm nên điều diệu kỳ đó.

Không bê tông cốt thép, không một chút vôi vữa, chất liệu để xây cất nhà thờ hoàn toàn bằng gỗ tốt nhất thời bấy giờ, trong đó gỗ cà chít chiếm số lượng nhiều nhất. Ngoài ra, các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng đất trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung. Thế nhưng, dù hơn một thế kỷ trôi qua ngôi thánh đường vẫn vững vàng, bền đẹp với thời gian.

Du khách có thể đến thăm nhà thờ gỗ Kon Tum vào bất cứ thời điểm nào nơi miền đất cao nguyên có độ cao so với mặt nước biển gần 600 mét này. Nếu vào mùa hoa đậu nở, trên đường tới nhà thờ bạn sẽ gặp sắc hồng, sắc trắng của những con đường hoa làm lộng lẫy thêm nhan sắc Kon Tum. Nếu bạn đến vào dịp lễ Giáng Sinh, bạn sẽ gặp tại đây cả nghìn giáo dân đủ tộc người tìm đến nhà thờ, họ ở lại ngay bãi đất trống bên phải có khi cả tuần để tham dự lễ. Đó là những ngày nhà thờ náo nhiệt, đầy sức sống với cảnh mua bán tấp nập. Tất nhiên, trong phiên chợ này có rất nhiều sản phẩm thủ công từ các buôn làng đem theo bày bán. Còn nếu đến nhà thờ vào một ngày bình thường nào đó, sẽ gặp sự thầm lặng của một giáo đường. Hàng ghế hai bên hông nhà thờ vào lúc làm lễ là chỗ để giáo dân cầu nguyện, lúc này thành chỗ cho các em học sinh dùng để ôn bài học tập. Và bạn cũng có thể ra dãy nhà phía sau nhà thờ, đó là dãy nhà mới xây dựng sau năm 1975 nhưng vẫn không phá vỡ kiến trúc tổng thể. Tại đây có một nơi sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ đậm chất dân tộc Bana, và tại đây có một cô nhi viện nuôi dưỡng trẻ mồ côi.

Giữa miền Tây Nguyên nắng gió, giữa tiếng vang vọng của núi rừng, bỗng đâu đó vang lên tiếng chuông nhà thờ, tiếng chuông gợi trong lòng khách lãng du bao nỗi nhớ, nỗi nhớ về mảnh đất Kon Tum, về một thế giới trầm lắng, thánh thiện của ngôi Nhà thờ Gỗ yên bình.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Một địa danh nổi tiếng nữa của Kontum là cầu treo Konklor. Vẫn còn thời gian, mọi người nhanh chóng tạm biệt nhà thờ gỗ.

Cầu treo KonKlor thuộc địa phận làng Konklor, thị xã Kontum. Cầu nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla huyền thoại. Đến đây, du khách có thể ghé thăm làng dân tộc BahNar KonKlor ở hữu ngạn dòng sông, uống với họ can rượu cần rồi lên đường vượt dòng sông qua cầu treo để đến một vùng đất phù sa trù phú.

Rất tiếc chúng tôi không có nhiều thời gian để đến làng dân tộc BahNar KonKlor. Thôi để lần khác vậy.

Nếu đi thì qua cầu treo, sẽ đến một vùng đất với những vườn chuối, vườn cà phê và các loại cây ăn quả. Vượt con đường quanh co khoảng 6km,sẽ đến làng Kon Kơtu, một làng dân tộc Bana còn giữ nguyên được những nét sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ.

Làng du lịch văn hóa KonKơtu có nhà rông cao, đẹp. Du khách sẽ được thỏa mãn nhu cầu ngủ lại qua đêm, tham gia các sinh hoạt giao lưu văn hóa, uống rượu cần, nghe kể Khan bên bếp lửa bập bùng cùng người dân bản địa. Khi từ biệt làng trở về, chắc chắn du khách sẽ thấy hài lòng và những món quà lưu niệm do bàn tay khéo léo của người dân ờ đây làm bằng vật liệu từ núi rừng.

Cầu Konklor đây

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Cả đoàn chụp chung tấm hình cuối cùng trước khi nhóm ĐTM về lại SG. Trông Raiha235 và Mpt4cus rất sành điệu !

attachment.php
 
Trời đã về chiều, thời gian không còn nhiều, chúng tôi tiếp tục đến thăm di tích cách mạng Ngục Kon Tum (NKT) như chương trình đã định

Ngục Kon tum được thực dân Pháp xây dựng năm 1930, nằm ở phía bắc sông Đắk Bla, thuộc địa phận tổng Tân Hương, tỉnh Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum). Tại NKT, tháng 9.1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum được thành lập, do đồng chí Ngô Đức Đệ làm bí thư. NKT là nơi giam giữ tù chính trị bị địch đưa từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế về, đồng thời cũng là nơi cung cấp nhân công khai phá miền cao nguyên, mở đường 14. Tại NKT đã từng nổ ra nhiều cuộc biểu tình của các chiến sĩ cộng sản, điển hình là cuộc biểu tình 12.12.1931 để phản đối việc thực dân Pháp bắt tù nhân đi làm đường ở Đắk Pok trong điều kiện vô cùng cực khổ. Cuộc biểu tình đã bị thực dân Pháp đàn áp làm 8 người chết, 8 người bị thương. Đến 16.12.1931, cuộc biểu tình chuyển sang biểu tình tuyệt thực. Để che đậy chính sách vô nhân đạo và tẩy sạch dấu vết cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng, tháng 12.1935, chính quyền thực dân Pháp đã ra lệnh đóng cửa NKT. Ngày 16.11.1988, NKT được công nhận là di tích lịch sử. Hiện nay vết tích NKT hầu như không còn nữa.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Trời đã về chiều, thời gian không còn nhiều, chúng tôi tiếp tục đến thăm di tích cách mạng Ngục Kon Tum (NKT) như chương trình đã định

Ngục Kon tum được thực dân Pháp xây dựng năm 1930, nằm ở phía bắc sông Đắk Bla, thuộc địa phận tổng Tân Hương, tỉnh Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum). Tại NKT, tháng 9.1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum được thành lập, do đồng chí Ngô Đức Đệ làm bí thư. NKT là nơi giam giữ tù chính trị bị địch đưa từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế về, đồng thời cũng là nơi cung cấp nhân công khai phá miền cao nguyên, mở đường 14. Tại NKT đã từng nổ ra nhiều cuộc biểu tình của các chiến sĩ cộng sản, điển hình là cuộc biểu tình 12.12.1931 để phản đối việc thực dân Pháp bắt tù nhân đi làm đường ở Đắk Pok trong điều kiện vô cùng cực khổ. Cuộc biểu tình đã bị thực dân Pháp đàn áp làm 8 người chết, 8 người bị thương. Đến 16.12.1931, cuộc biểu tình chuyển sang biểu tình tuyệt thực. Để che đậy chính sách vô nhân đạo và tẩy sạch dấu vết cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng, tháng 12.1935, chính quyền thực dân Pháp đã ra lệnh đóng cửa NKT. Ngày 16.11.1988, NKT được công nhận là di tích lịch sử. Hiện nay vết tích NKT hầu như không còn nữa.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php

THks anh polyme, ko những post ảnh đẹp mà có cả thông tin nữa, rất bổ ích.:)
 
Anh polyme ơi.lúc đoàn mình rời ngục kontum e thấy có bác du kích đang làm nhiệm vụ ngoài sân ,cái bác mà e songvabien khen nức nở vì đã có những hành động phi thường mà ko mấy người làm được đấy.có ai kịp ghi hình ko nhỉ?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,315
Bài viết
1,175,046
Members
192,037
Latest member
gauwoolly
Back
Top