What's new

Ai cập du ký! Hành trình của Alibaba và 7 tên cướp

Ai cập du ký! Hành trình của Alibaba và 7 tên cướp nhát gan!


ac.jpg

Thế là đoàn chúng tôi đã đi Ai Cập!!!

Thật sự không ngờ nổi chỉ 1 câu nói bâng quơ lại thành hiện thực. Đầu đuôi là của việc mất gần 2000 USD là thế này, xem trên TTVNOL thấy có bạn hỏi về thông tin đi du lịch Ai Cập, tự dưng lại nghĩ sao mình không đi nhỉ? Táy máy mở trang của Egypt Air thấy giá vé là 20000 THB từ BK, tự nhủ, ôi , thế là có 10M VND cho vé BK – CAI – BK với 1 niềm tin sắt đá là bạt chỉ khoảng 500VND (ai dè…). Vậy là manh mún ý niệm đầu tiên về đi Ai Cập.

Qua phượt và qua buôn chuyện, chúng tôi đã tụ họp được 1 nhóm 9 người, 7 Bắc, 2 Nam. Riêng buôn về nhân thân và đặc điểm các thành viên trong đoàn thì đến cả tuần cũng ko hết!
Vì trên phuot cũng có mấy topic về Ai cập rồi, nhưng cũng đều hơi lâu, nên topic này muốn chia sẻ thêm 1 chút thông tin về Ai cập.

Lịch trình của chúng tôi là :
HN/HCM – BKK – Cairo –Luxor – Hurgada –Alexandria – Cairo – BKK – HN/HCM
Thời gian là 11 ngày, chúng tôi đã có 7 chuyến bay cả nội địa và quốc tế, vài cuốc tàu và vài chuyến xe bus đường dài.
Trước hết là 1 số thông tin trước chuyến đi
1. Visa
Visa nên xin trước khi đến AC cho an toàn. Mặc dù có visa on arrival nhưng chờ đợi mệt mỏi lắm, mà lại đắt hơn thế thì tội gì mà làm ở đấy cho nó mệt nhỉ!
Địa chỉ ĐSQ Ai Cập là số 63, Tô Ngọc Vân, HN, ko có lãnh sự quán ở HCMC nên Saigonais phải gửi ra ngoài HN làm.
Lệ phí làm visa du lịch nếu có thư mời là 16 USD, không có thư mời thì phải đi qua công ty du lịch, giá là 70 USD.
Và có vẻ như anh giai phu trách ở ĐSQ thích mình đi qua công ty hơn là đi xin visa tự túc thì phải nên vụ thư mời cũng hơi hoạnh họe, ban đầu còn yêu cầu cả chính quyền bên AC xác nhận vào thư mời nữa :p. Theo thông báo thì Visa xin tự túc phải xin trước 3 tuần, nhưng thực ra xin trước 10 ngày, 1 tuần là được. Nếu ai cần thư mời, em có thể giúp (trong tương lai gần thôi).
Visa có hạn trong vòng 3 tháng từ ngày issue, thời gian là 1 tháng, single entry, viết tay có đóng dấu và 2 con tem, nói chung xấu xấu là!

2. Bay đến Ai Cập
Có nhiều hãng bay đến Ai Cập lắm , có thể bay từ HN hoặc từ BK, tuy nhiên tại thời điểm mấy con giời đi là dịp Noel nên vé hãng nào cũng đắt. 1 số hãng có chuyến bay giá tầm 1000 – 1200 tùy thời điểm, bay từ HN, như:
Qatar: HN – BK – Doha – Cairo
http:// qatarairways.com
Thai Airway: HN – BK – Cairo
Vietnamairline: chỉ offer 1 chặng – rồi bán khách tiếp.
Giá rẻ hơn thì có:
Aeroflot: HN – Mos – Cai
Bay từ BK thì có vô số lựa chọn như Egypt Air, Kuwait Air, Air Ethiopia (qua ADD) hay vài hãng bay của châu Phi
Tip có lẽ là nên check thường xuyên, vì đôi khi giá vé rất bất tử, lên xuống như VN - Index.
Ngoài ra, sau khi fix lịch trình, có thể bay đến Cairo và bay về từ Alex hoặc Sham El Sherk hoặc Luxor, như vậy đỡ phải vòng đi vòng lại, giá vé lại tương đương mà tiết kiệm được tiền tàu hoặc bay.

Chúng tôi bay của Kuwait Air http://kuwaitairways.com với lịch trình BKK- Kuwait – Cairo, máy bay cũ, nhỏ, lúc nóng thì nóng quá mà lúc lạnh thì lạnh quá, y như khí hậu sa mạc vậy. Giá vé là 22k THB từ BK – CAI – BK, không rẻ lắm nhưng cũng là đỡ nhất trong thời điểm hiện tại. Tiếp viên không đến nỗi già như mẹ em mà chỉ như chị gái thôi, hiền lành, nền nã. Trên máy bay phục vụ đồ ăn nhiều, ngon, cho uống (nước) thoải mái và thái độ phục vụ cũng dễ chịu.
Sân bay Kuwait vừa bé, vừa xấu, vừa đắt, hải quan làm ăn vớ vẩn. Đồng Dina Kuwait đắt gần gấp 4 lần đồng USD, đến đó tôi mới biết!

Transit 6h tại sân bay Kuwait (nếu transit hơn 8h thì có thể mất 40USD xin visa on arrival để vào thăm Kuwait, nhưng bọn em ko đủ thời gian, và sau các rắc rối đã xảy ra ở SB thì quả thật cũng chẳng thèm. Với các bạn Arep thi cứ cẩn thận tốt hơn)
5338572777_8d78fc11a6_b.jpg


Sân bay Kuwait nhìn từ bên trong
5339209800_5e2a6f4332_b.jpg


Cuối cùng thì cũng nhìn thấy Cairo
5369515475_a5df3ce0a9.jpg


Các anh hải quan, cảnh sát của Ai Cập phần nhiều là hơi rude, ko giải thích, ko nói chuyện. Nhưng mà cũng buồn cười lắm, đeo cả kính râm hay quàng khăn kín mít vẫn chẳng nói gì, cho nhập cảnh bình thường. Lúc đến đoàn bọn em, các bác thu hộ chiếu lại cả đoàn, chẳng hỏi câu nào, vụt đứng dậy trao đổi với nhau tầm nửa tiếng, làm chúng em thót cả tim!
Nghe giang hồ đồn đại, đến Cairo có thể thuê dịch vụ đón tiếp gồm đón ở cửa, làm thủ tục nhập cảnh và lấy hành ly với giá hữu nghị là 50 USD/đoàn (hay 1 người gì đó). Chúng ta không phải làm gì cả trừ việc vểnh râu ngồi đợi. Nhưng kể ra thế thì đắt nhỉ!

Sân bay Cairo lộn xộn, y như cả đất nước, cả sân bay có 3 terminal nằm cách xa nhau và rời rạc, cái mới nhất Terminal 3 mới mở năm 2009, chủ yếu cho Egypt Air và các hãng trong Star Alliance. Còn lại các hãng khác đều hạ cánh ở Terminal 1. Terminal 2 thì đóng cửa để sửa chữa từ năm 2010, vì thế các hãng ở Terminal 2 cũng chuyển sang Terminal 1 hết, nhưng 1 dòng thông báo cũng ko có, trên vé bọn em vẫn ghi là Terminal 2, làm tìm gần chết! Thực tình thì Terminal 3 ko xấu (mà mới và đẹp như Suvanabumi, nhuwg đi bộ từ máy bay đến baggage claim tầm 1km, chờ lấy đồ tầm 30 min nữa. Hôm đó em bay từ Hurgada về Cairo, bay mất 50 min, lấy đồ mất 1h50, tổng cộng là gần 3 tiếng).
Terminal 1 thì ko đẹp tẹo nào, ở Arrival chẳng có gì, có mỗi 1 cửa hàng tối tăm và giá cũng đẹp. Cửa đi thì rộng, đẹp, nhiều đồ hơn, có hẳn 1 cái tầng 2 for duty free. Nhưng khi về thì khuyến cáo đừng mua rượu nhé, dù trong duty free và giá rẻ. Vì khả năng đến các nước Arab bị tịch thu là rất cao, dù vẫn nguyên sealed nhé (cái này em đã bị ở sân bay Kuwait, đi qua cửa an ninh bị thu luôn ko giải thích vì các bác hải quan tưởng rượu của em là rượu xịn! Mà ko cãi ly với họ được đâu!)
Terminal 1 – Cửa đến
5370123452_62f955f73f.jpg

Giữa các terminal (khoảng 15phut đi xe bus) có shuttle bus, cứ nửa tiếng lại có 1 chuyến, đỗ ngoài cửa 24/24. Mặc dù các anh taxi luôn miệng nói là hôm nay ko có shuttle bus, nhưng luôn có (ở bên ngoài). Đi từ T3 sang T1 buses hay dừng lại ở Bus station, thỉnh thoảng để các bác tài uống café. Ở Terminal 3, shuttle bus ở phía bên phải, cổng ra, tầng 1. Ở Terminal 1, shuttle bus dừng ở Hall 3, trước cửa Air Mall và 1 cái Hall khác nữa (nhưng em không biết là Hall gì).

Trong, ngoài terminal luôn có police và tourism police, tốt nhất là túm lấy các anh y mà hỏi, đề phòng scam. Dù sao các bác tourism police cũng được trả tiền để phục vụ mình mà, nhỉ!

Trước khi ra sân bay, các bác nên xem kỹ mình sẽ ra terminal nào, trên đường đi có biển chỉ dẫn Airline nào sẽ vào terminal nào, và khi nào đến đúng nơi thì mới thả Taxi cho đi và trả tiền.
Bọn em bị 1 vố sợ gần chết, trên đường đi anh giai taxi ko biết tiếng Anh (đếm từ 1 đến 5 cũng ko biết luôn), đi gần đến nơi thì đòi tiền thêm (cái này thì qua body languague bọn em vẫn hiểu), ko được thì để bọn em xuống giữa đường, bảo rằng nó vào hẳn tận Terminal thì sẽ mất parking fee, nên để vào đó đi bộ cũng được. Mấy cô nương hiền lành, lại ngô nghê nên đồng y, ai dè cái Terminal nó cho xuống là Terminal 3, còn terminal bọn em cần đến cách đấy 2 km. May mà có anh giai Ai Cập đẹp trai và tốt bụng chỉ dẫn, ko có chắc h này chúng em vẫn còn đang ở Ai Cập, múa bụng để kiếm tiền về VN 


- Thẻ sinh viên bắt buộc phải trang bị, tốt nhất là thẻ ISIC, vì nhiều nơi chỉ chấp nhận thẻ ISIC. Đặc biệt, Ai Cập sống dựa vào du lịch là chủ yếu, nên bán vé vào cửa rất đắt. Riêng tiền vé vào cửa đã hết khoảng 120 – 150 USD (đấy là đi 1 cách chọn lọc và tiết kiệm, tăng cường khả năng ngó và zoom 20x). Thẻ sinh viên giảm được khoảng 1/3 - ½, nên cũng đỡ hơn nhiều. Nhóm em tiết kiệm được gần trăm đô nhờ thẻ sinh viên đấy!

- Hỏi giá trước khi ăn/uống, mặc cả, mặc cả và mặc cả: dù là người quen hay bạn, dù họ có tỏ ra thân thiện đến mấy, phải luôn nhớ hỏi giá trước khi ăn và mặc cả tận lực trước khi mua đồ. Thông thường nên trả ¼ - 1/5 cho món hàng mình mua. Nêu bức tranh giấy paparus họ nói là tranh thật (bìa đen, dày dặn, đẹp) giá là 120 LE thì giá mua sẽ khoảng 20 – 25 LE. Kể cả có tag và niêm yết giá bán thì vẫn mặc cả được.

- Khi đi thuyền (motorboat, Felluca,) hay taxi, khi mặc cả, phải nói rõ nơi mình muốn đến, thỏa thuận trước là no more money, no tip! Đừng để họ xách hành ly của mình, nếu ko, họ cũng đòi tip đấy!

Nếu đi taxi và khi đến nơi (quay về) họ đòi thêm tiền thì không trả, vì thực ra họ cũng ko thể làm gì mình (ko đánh hay chửi rủa đâu, dù rằng họ sẽ tỏ thái độ) và nếu có thể, tìm cảnh sát để nhờ hỗ trợ.

Vì cả nước làm du lịch, sống bằng du lịch nên dù sao, cảnh sát và chính quyền cũng bảo vệ khách du lịch hơn, dù rằng cảnh sát cũng đòi tiền tip như thường :D


Tại các thành phố du lịch như Luxor, Aswan, ra ngoài đường hạn chế cười, trả lời người bán hàng hoặc thanh niên trên đường (nói chugn là nghiêm cấm tươi hơn hớn) mặc cho họ hỏi quốc tịch, tên, v.v vì họ sẽ giữ lại, kéo tay, cầm tay, mời mua hàng, v.v. rất mất thời gian và khó dứt ra

- 1 tip nữa là Cần phải học …… tiếng Arab, ít nhất là số đếm, để đọc giá niêm ‎yet, đọc số ghế tàu, xe, để lên tàu khỏi giành chỗ với người ta, đọc lich trình (cái này nói hơi quá). Nhiều cửa hàng có đề giá (1 miếng giấy dính vào sản phẩm) tiếng Arab và số latin, vài lần em thấy nó ko trùng nhau ;) nên mình biết giá để mặc cả (1/2 giá Arab)

Ârab ١ ٢ ٣ ٤ ٥ ٦ ٧ ٨ ٩ .
Eng 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0
 
Last edited:
Máy bay của Kuwait Airway hạ cánh xuống sân bay Ai cập lúc 4h chiều.
Điền giấy nhập cảnh để làm thủ tục
5338604587_10e8c96380_b.jpg

Việc đầu tiên và trên hết là đổi tiền. Các quầy đổi tiền ở trong sân bay rất nhiều, của các ngân hàng khác nhau, tỉ giá cũng chỉ lệch nhau chút đỉnh.
Chỉ cần đổi 1 ít thôi, còn vào downtown đổi tỉ giá cao hơn 1 tí tẹo. Anyway, đổi trong downtown phải check cực kỹ, có lần em đổi, ty nữa bị thịt mất 100USD vì mình đưa $600, nó lại đưa mình $500 bằng tiền LE, phải đôi co mãi nó mới trả nốt.
Quầy đổi tiền tại sân bay (xin lỗi vì em vừa đi vừa chụp, ko có ngắm nghía gì cả nên ảnh ko rung thì cũng nhòe, 1 cơ số lần em chụp ảnh còn quên ko mở ống kính, về nhà thấy tầm 20 tấm đen xì, lại tự nhủ ko hiểu lúc y mình chụp cái gì mà đen thế)
5338601865_617b468ce7_b.jpg


Tốt nhất, nên thông báo để khách sạn cung cấp dịch vụ pick – up ở sân bay, vì mới đến mệt mỏi lại đau đầu vì deal giá thì khổ lắm. Hầu hết các khách sạn đều offer dịch vụ đó; nếu không, giá chỉ tầm 50 – 70 LE /chuyến là cùng. Nhưng nếu đến mới gọi xe bên ngoài sân bay thì sẽ luôn được mời giá 120 – 200LE !!! Nhà em đã phải đi bộ ra ngoài sân bay cả kilomet rồi mới gọi xe, cho nó rẻ
Cairo first look
5338532669_4d03532024_m.jpg


Nhìn từ lối cầu vượt qua chợ Khan – el Khalid, ngay bên cạnh là 1 nhà thờ Hồi giáo, nhưng buổi tối thứ 2, 4, 7, Chủ nhật thì có múa bụng và các loại vũ và ca nhạc truyền thống, trong cái nhà thờ ngay cạnh cầu vượt nha! Hình như miễn phí thì phải
5338530535_3080ed106f.jpg

cận cảnh khu Downtown nhìn từ trên xuống
5338530289_ece43c241d.jpg

Và biển chỉ đường
5337971025_43a6e62c59.jpg



@ Kent: Bạn pm cho tớ địa chỉ post và email, tớ sẽ gửi cho bạn mượn quả bản đồ 35LE của nhóm tớ (đấy là tớ tham ô của công đấy chứ ko phải của tớ đâu). Địa chỉ shopping tớ sẽ gửi bạn luôn, mấy cái favourite shops của bọn tớ, mà chắc họ vẫn ko quên nổi :)
Sim card bên đó hình như ko khó mua, vào hàng Mobinil hoặc Elatate (tên hãng kiểu Mobi hay Vittel nhà mình), nhưng giá bán cho tourist và local khác nhau, và phải đăng kí thông tin ID hoặc passport. Để tớ thử hỏi 1 bạn ở nhóm tớ ở SG xem còn ko. Tớ nghĩ bạn nên mua sim để liên lạc với người ở đó (gọi taxi, gọi đò chẳng hạn) còn liên lạc về nhà tốt nhất dùng roaming. Cước roaming của Vitel rẻ mà, nhận tin ko mất tiền mà gửi cũng chỉ mất 4k gì đó thôi. hình như rẻ hơn giá liên lạc của mobile local.
Đồ da là da ... người đó J. Đùa thôi AC chăn nuôi gia súc nhiều, nên đồ chủ yếu là da bò, lạc đà, lừa, .. Đồ da cá sấu, kì đà cũng có nhưng chỉ đồ nhỏ nhỏ kiểu túi, ví thôi chứ áo, túi to thì toàn mấy con da súc à.

@bobobo: Giời ạ, lại lộ hết nhân thân người ta, thì còn làm ăn gì nữa Em đang làm hàng mà
 
Last edited:
1 góc Cairo lúc hoàng hôn, (sẽ bổ sung ảnh hoàng hôn ở Citadel sau). Nhìn ảnh này thấy Cairo đỡ xám xịt.
5339143108_6ac5ee850e.jpg


Đã có ảnh từ bên trên rồi thì phải có ảnh từ bên dưới chứ nhỉ :D
166545_1685072079493_1018351150_1912801_6698019_n.jpg

Kiến trúc điển hình của Cairo, đặc biệt là khu vực Garden city và Midan Tahrir, với hơn 1 thế kỉ thuộc địa. Rất nhiều tòa nhà với kiến trúc đặc Anh trên rất nhiều quận lớn, vẫn còn ở tình trạng tốt, trừ việc trông hơi bẩn thỉu. Chỉ cần làm sạch lại, tẩy hết bụi là lại thành 1 London thu nhỏ ngay :D
Trong khu downtown, các tòa nhà này ở dưới thường được dùng làm cửa hàng ở tầng 1, từ tầng 2 đến tầng trên cùng có thể làm hostel, dorm, văn phòng công ty hoặc nhà dân.
Tòa nhà trong ảnh chính là Cairo Inn luôn (ở tầng 2 thì phải)
168283_495807921161_828961161_5861005_983206_n.jpg


Cảnh sát trong nội đô - hay còn gọi là đèn giao thông di động
168982_495807771161_828961161_5861003_5961362_n.jpg


Cairo Tower - biểu tượng của Ai Cập thời hiện đại. Nghe nói kiến trúc của tòa nhà này rất kỳ thú, trên cùng cũng có nhà hàng quay quay để vừa ăn vừa ngắm Cairo - chị Garfield bổ sung phần này nha

5339144444_b1cf4d2610.jpg
 
Last edited:
Alceste và Garfield làm Park nhớ Ai Cập và cả nhà mình quá đi mất thôi. Xin bổ sung thêm là trước khi đi rất nên đọc và tìm hiểu càng kỹ càng tốt về văn hóa, lịch sử Ai Cập để đúng như Alceste nói là để tránh nhìn thấy đâu đâu cũng thấy một đống đất đá đổ vỡ. Tượng khắp mọi nơi, mọi cây cột, bức tường trong lăng mộ, đến thờ đều có khắc chữ tượng hình, tranh vẽ thần, vẽ các vua và hoàng hậu, mô tả cuộc sống. Thế nên mọi người cần trang bị kiến thức cơ bản để hiểu được thì vô cùng kỳ thú, ngắm nghía mãi không biết chán ấy. Nếu không thì quả thực là sẽ thấy mọi nơi sẽ na ná giống nhau hết cả. Hoặc kiểu như sẽ phải hỏi là "Tượng kia là ai? hay mummy này là ai nhỉ?" ;-) hic hic. Tuy rằng mummy nào chả đen xì như nhau nhưng chịu khó động não tí, hiểu hơn về lịch sử và ngắm nghĩa kỹ sẽ thấy mỗi mummy sẽ có một nét duyên dáng đáng yêu riêng đấy ạ.
 
Park là ai đấy Park ơi?Nhà mình toàn chơi kiểu bịt mặt thế này sợ lắm cơ! Nhỡ đâu em lại tên bay đạn lạc nhầm thì chết :D
H em mới biết Park thấy mummies đáng yêu :D. Chắc tại em tiếc tiền ko vào phòng Royal mummies trong Egyptian museum nên thấy kém yêu đi 1 chút, trừ Mummy của Tut (căn bản Tut còn trẻ nữa, hí hí)
Vừa có người nhắc nhở "mày post ảnh thì chừa cái mặt anh ra, không ..... về cái thân anh không còn đâu", he he he

Để tẩm bổ kiến thức trước khi đi, vịt bầu chúng em xin recommend quyển sách rất nên đọc về Ai Cập cổ đại, sách viết cho traveler nên dễ đọc, có chú thích, viết rất khoa học nữa - Thanks chị M già nha!
Empire of Ancient Egypt
http://www.mediafire.com/?a0b9dw92qc09a98

Frommer Egypt - Chắc các đại ca có rồi, nhưng em up cho những người chưa có
http://www.mediafire.com/?rhfvw2v4f9l6b76

Lonely planet Egypt - 9 phần chính thôi
http://www.mediafire.com/?jy9trp96byz32d6
Hope it help

Minh họa cho việc tại sao thẻ sinh viên lại cần thiết như vậy nha
166332_495843276161_828961161_5861264_7510392_n.jpg
 
Last edited:
Có thực mới vực được đạo, em mời cả nhà và nhóm mình ăn món bánh Fahtir trước khi chính thức bắt đầu cuộc hành trình nào!
Bánh Fatir, một món tương đối truyền thống, như kiểu pizza của Ai Cập. Có thể ăn nhân ngọt hoặc nhân mặn – nấm, phomat, thịt bò, gà, rau, v.v
Nguyên liệu
163814_495804306161_828961161_5860983_1145221_n.jpg

Làm vỏ bánh: anh thợ làm bánh cứ quay quay cái miếng bột, 1 lúc đã được miếng bột to như cái sàng rồi. Sau khi đặt hàng xong, anh mới gọi thằng con, đưa nó 20 đồng, 1 lúc sau nó lễ mễ bưng về nào fomat, nấm, cà chua đủ loại! Mua 5 cái bánh nhân mặn, khuyến mại 1 cái nhân ngọt tráng miệng, tính tiền 6 cái (J)
Cả nhóm bâu lấy anh thợ, tha hồ mà bắn tỉa – mà em ấn tượng nhất là anh thợ có bàn tay ngắn cực, các ngón tay nó ngắn lắm ‎ :D Thấy các em châu đầu vào, anh lại ra sức làm hàng, làm bánh theo kiểu biểu diễn
168894_495804666161_828961161_5860984_2738378_n.jpg

Cho nhân vào
167052_495805086161_828961161_5860986_1349903_n.jpg

thêm 1 tẹo hạt tiêu cho ấm bụng
164542_495805401161_828961161_5860989_932605_n.jpg

Và bánh đã xong, em mời cả nhà xơi ạ!
169092_495805636161_828961161_5860990_2990406_n.jpg
 
và đây nữa, em cũng chẳng hiểu cái tròn tròn nó là cái gì
5338569598_ca998104b9_b.jpg

Mấy cái tròn tròn đó là những cánh đồng tưới bằng hệ thống tưới tự động xoay tròn. Ở những vùng không có nguồn nước mặt (sông, hồ, kênh mương...) người ta khoan một giếng sâu và gắn vào đó một đường ống có nhiều đầu phun. Đường ống này xoay quanh cái giêng khoan như kim đồng hồ quay quanh trục và tưới cho một cánh đồng tròn xoe như mặt đồng hồ. Hệ thống đó gọi là Center pivot irrigation, được dùng nhiều ở Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, trong hoang mạc Sahara và Trung Đông.

Nhìn gần hơn trông nó sẽ như thế này:

lybia.JPG


2719459269_deab920696_o.jpg


Nhìn gần hơn nữa thì như thế này:

center-pivot_irrigation.jpg
 
Last edited:
Mình (cám chị) bộ sung thêm là nhớ đổi kha khá 1, 2, 5 LE để trả tiền WC, taxi, và đặc biệt là đút cho mấy bác bán vé tàu xe, cảnh sát......
1 anh trong đoàn tip cho bác bán vé tàu 1 LE --> được giảm 2 LE/ vé => tổng cộng giảm được 18 LE, hehe. mà vé tàu lại được in có tiếng Anh nữa. Chẳng bù cho lượt đầu đi, đọc vé tàu toét mắt mà ko biết tàu mình ở nơi nao....

Hi bạn Kent,
Tiền nong của Ai Cập rất dễ đổi, tỉ giá đồng nhất, niêm yết công khai nên không sợ đổi tiền khó khăn như Myanmar đâu. Có hóa đơn đàng hoàng để đổi lại khi cần, tuy nhiên tớ ko nghĩ bạn có tiền để mà đổi lại :)
Ngoài ra, khi đổi thì lấy thật nhiều tiền lẻ, tờ 10LE, 20LE, 5LE, 50 LE, chứ đừng cầm 50LE và 100LE không, vì ra đường, đưa tièn cho họ ít khi họ trả lại lắm, mà automatically assume là mình tip cho họ:(. Nên cứ nhiều tiền lẻ là tốt nhất :D
Tỉ giá ở downtown tốt hơn ở sân bay, ngay ở sân bay cũng có tầm 6 quầy đổi tiền, tỉ giá hơi khác nhau tý tẹo.
Sang AC nhớ mang nhiều tiền, mua áo da, găng tay da, ví, túi, rẻ khoảng 1/3 Việt Nam, nên sang nhớ mua không lại tiếc. Nếu cần tớ sẽ cho địa chỉ và bản đồ
 
Alceste lại lượn mất rồi nên chị mạn phép em viết tiếp hành trình của Alibaba và 7 tên cướp nhát gan.

Điểm đến đầu tiên trong hành trình là Giza, điểm này đoàn mình mua tour giá là USD 90/9 pax, bao gồm xe từ Cairo-Giza, hướng dẫn viên, quay về Cairo ăn tối, lượn ra chợ Khan El Khalily, sau đó chở ra ga Giza đi Luxor, vì được người quen giới thiệu nên tụi em cũng không biết giá như vậy là đắt hay rẻ, nhưng cảm thấy cũng hợp lý, đưa lên đây để các bác làm số liệu tham khảo.

Trên đường từ Cairo -> Giza:
DSC01786.jpg

Có rất nhiều khu nhà như thế này, không có mái và mặt ngoài không trát, nhìn như nhà đang xây nhưng thật ra bên trong đã hoàn thiện rồi, nghe nói ở Ai Cập nhà hoàn thiện sẽ bị đánh thuế nên họ cứ để như vậy.

Thăm Giza thì nên đi buổi sáng cho đỡ nắng, cộng thêm lỡ có sa đà chụp ảnh thì vẫn còn thời gian kịp thăm hết các nơi trước khi đóng cửa. Ngoài ra nếu không muốn mất 100 LE + thời gian xếp hàng để chui vào trong Đại kim tự tháp thì ta có thể vào kim tự tháp nhỏ hơn ở xung quanh.
Em không viết về lịch sử của cụm Kim tự tháp Giza cũng như Sphinx vì bác nào có hứng thú với Ai Cập chắc thuộc bài hơn cả tụi em, em chỉ xin kể lại giải thích của anh hướng dẫn viên về cách xây dựng Kim tự tháp, khác hẳn với nhưng gì em được đọc. Theo đó thì người Ai Cập cổ đại xây Kim tự tháp bằng bùn sông Nile, họ dựng những cái khuôn, sau đó đổ bùn vào, chờ cho bùn khô, rút khuôn ra và làm lớp kế tiếp bên trên, vì vậy giữa 2 tảng cạnh nhau bao giờ cũng có một khoảng cách, có thể cho 1 bàn tay vào ( cái này em xác nhận vì đã xem tận mắt sờ tận tay) vậy thì cấu trúc của Kim tự tháp là bùn ( mudbrick). Tuy nhiên như ai cũng biết thì chưa có lý thuyết chắc chắn nào về việc Kim tự tháp được xây như thế nào

DSC01791.jpg


DSC01792.jpg


Mặt ngoài của Đại Kim Tự Tháp nguyên thủy được phủ bởi đá vôi trắng (limestone) và nhẵn nhũi, không leo lên được và cũng không thấy cửa vào, chứ không lộ rõ từng lớp gạch như bây giờ. Việc gắn lớp đá này cũng là một kỳ công vì các mảnh đá được ghép với nhau khít đến mức một lưỡi dao cũng không lách vào được. Theo tài liệu thì cho đến thế kỷ thứ 12 lớp đá này vẫn còn, nhưng sau đó bắt đầu bị dỡ làm vật liệu xây dựng nhà cửa và nhà thờ Hồi giáo ở Cairo, theo tài liệu ghi chép của một nhà Ai Cập học vào khoảng thế ký thứ 17 thì lớp đá của Kim tự tháp Khufu đã bị lấy đi hết. Kim tự tháp chống chọi được với sự tàn phá của thiên nhiên nhưng bó tay với sự tàn phá của con người.

Kim tự tháp nhỏ, dành cho hoàng hậu hoặc công chúa, hoàng tử, bên cạnh Kim tự tháp Khufu.
DSC01814.jpg


Khufu, Khafre, và Sphinx
DSC01817.jpg
 
Last edited:
Garfield đã nói về cách xây kim tự tháp mà Arme – anh guide vui tính đã giới thiệu cho chúng tôi. Tuy nhiên, tại sao người Ai Cập lại xây kim tự tháp và sao Kim tự tháp có hình dáng như vậy thì Arme không nói và chúng tôi cũng không nhọc công 1 lần đặt câu hỏi Tại sao?

Chỉ tới khi vào Egyptian Museum, nghe bác guide già Mustafa bắn tỉa tiếng Anh với tốc độ của súng tiểu liên thì chúng tôi mới được tiết lộ!

Hàng năm, mưa xuân và tuyết trên cao nguyên Ethiopia tan chảy sẽ chảy xuống sông Nile, mang theo rất nhiều phù sa và bùn cũng như các loại cỏ cây rác rưởi đang phân hủy. Dòng sông Nile chảy đến Ai Cập vào khoảng tháng 7 hàng năm đến tận giữa tháng 9, tràn ngập 2 bên bờ và khu vực thung lũng xung quanh. Đến tháng 9, khi nước bắt đầu rút đi thì 2 bên bờ được bồi đắp hàng triệu tấn phù sa, hữu cơ và chất dinh dưỡng. Đến tháng 10, nước lại dâng lên 1 lần nữa nhưng trong khoảng thời gian ngắn hơn rồi rút dần đến tận mùa xuân. Vào tháng 5 thì mực nước sống Nile xuống thấp nhất, đất đai bắt đầu khô hạn và nứt nẻ dần. Lũ hàng năm rất quan trọng với đất nước Ai Cập ở cả 2 khía cạnh và nền văn minh Ai Cập gắn chặt không thể tách rời với sông Nile và những đợt lũ hàng năm. Mặt khác, lũ cũng có thể gây ra rất nhiều khó khăn cho Ai Cập, dù ít, dù nhiều. Nếu lũ xảy ra đúng lúc và mực nước không cao quá và cũng không thấp quá, đất đai sẽ được bồi đắp và trở nên phì nhiêu, nông dân bội thu, tiền cống nạp cho các Pharaoh cũng nhiều hơn. Nhưng nếu lũ đến sớm quá hoặc muộn quá, nông dân có thể không thu hoạch kịp hoặc không có đủ thời gian để canh tác.

Nếu nước lên thấp, nhiều vùng đất sẽ không được bồi đắp và trở nên nghèo dinh dưỡng hoặc không đủ nước để canh tác. Nếu nước lên cao quá, người dân sẽ mất nhà cửa và có thể cả chỗ lương thực ít ỏi dự trữ được.

Vì thế, người dân thờ vị thân Hapi – vị thần màu mỡ để cầu cho sông Nile hiền hòa. Ngoài ra, còn có rất nhiều thần khác mà đứng đầu là thần mặt trời.

Pharaoh được coi và cũng tự xưng như 1 vị thần bằng da bằng thịt, kiểu như “Thiên Tử” của phương Đông, được thần Mặt trời phái xuống, là contact person giữa người Ai Cập và các Thần để cầu cho mưa thuận gió hòa và cầu cho mặt trời mọc hàng ngày (hi hi, kiểu gì thì mặt trời cũng vẫn mọc mà:D) cũng như cầu cho lũ lên xuống nhịp nhàng đặng cho dân đỡ khổ.

Các Pharaoh tất nhiều không có quyền năng để làm việc này, vậy họ dựa vào đâu để củng cố và bảo vệ quyền lực cũng như các đặc quyền đặc lợi của mình? Câu trả lời là họ dựa vào các Thầy tế - như Imhotep chẳng hạn.

Vai trò của các thầy tế rất quan trọng và chỉ kém mỗi Pharaoh mà thôi trong xã hội Ai Cập cổ đại.

Chúng tôi đã được kể, từ một người Ấn Độ nghiên cứu về Triết học và Ai Cập, rằng các thầy tế lúc đó đã đạt được trình độ rất cao, họ đã có thể quan sát thiên văn, ghi chép và kết luận về chu kỳ tuần hoàn của thời tiết, quỹ đạo và chu kỳ của mặt trăng và các vì sao. Các nhà chiêm tinh – thầy tế quan sát mặt trời và các thiên thể trên bầu trời, phát hiện ra rất nhiều điều. Họ ghi lại sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và đo thời gian dựa vào vị trí và sự hoán đổi giữa các vì tinh tú và các chòm sao. Họ còn rất giỏi hình học vì phải dựa trên việc tính toán các góc để suy ra sự thay đổi, cũng như mapping các yếu tố địa ly. Họ có khái niệm về thời gian và sự tuần hoàn, dựa vào đó, họ sẽ đưa ra các dự báo về thời tiết.Tất nhiên, họ không dại gì mà tiết lộ những kiến thức rộng rãi ra, chỉ được truyền lại qua các đời một cách bí mật.

Tỉ như, khi Egyptians cần mưa, họ sẽ đến cầu Pharaoh, thỉnh cầu Pharaoh cầu thần mưa đến. Pharaoh (có thể) làm một số lễ cúng tế, và lễ này có thể kéo dài đến khi nào các thầy tế báo với Pharaoh rằng, sẽ có mưa thì Pharaoh sẽ kết thúc.

Hoặc Pharaoh viện vào cớ gì đó nếu thiên thời địa lợi không hợp y người và thần dân thấy rằng Pharaoh quả là có quyền năng của các vị thần!

Tuy nhiên, công việc các thầy Tế không phải chỉ có vậy!
Vào thời kỳ Early Dynastic Period, tức là thời đại những lăng mộ hoàng gia ở Abydos và Saqqara được xây dựng (3000 – 2625BC.), các Pharaoh Ai Cập đã muốn một cuộc sống vĩnh hằng – thực ra làm vua sướng thế, được cung phụng đủ thứ thì ai chẳng muốn sống mãi để hưởng nhỉ?

Các thầy tế, có thể để củng cố đặc quyền và vai trò của mình mà nhận lời hoặc giả họ đã bị bắt ép phải nghiên cứu cách bào chế thuốc trường sinh và có thể là cả giả kim thuật (Anh Praveen người Ấn Độ đó nói tiếng Anh rất chuẩn, dùng toàn từ mình không biết nên nghe được chăng hay chớ, chị Garfield vào đính chính nha).

Tất nhiên, thuốc trường sinh không phải dễ nghiên cứu – đến bây h còn không làm được nữa mà, và các thầy tế không thể hoàn thành nhiệm vụ! Họ phải đưa ra excuse nào đó để giải thích . Để bảo vệ mình, họ đã đưa ra viễn cảnh về afterlive, cuộc sống mà Pharaoh sẽ sống vĩnh hằng sau khi họ chết! thay vì uống thuốc trươờng sinh, các vị hãy ướp xác đi, rồi 300 năm sau, các vị sẽ sống lại và không bao giờ chết nữa.

Vì chẳng ai chết hai lần hoặc chết đi rồi sống lại để các Pharaoh kiểm chứng, họ đã tin vào điều đó. Từ đó, thay vì bị cuốn vào việc bào chế thuốc trường sinh, các Pharaoh chỉ chăm chăm chuẩn bị cho afterlife của mình bằng cách xây lăng mộ và chuẩn bị thật nhiều của cải, đặng vẫn sống vương giả và giàu có!

Những vị vua đầu tiên, để hoàn toàn an tâm rằng mình sẽ không cô đơn và vẫn có một cuộc sống vương giả với nhiều kẻ hầu người hạ, đã hạ lệnh chôn theo người hầu, quân lính và thành viên trong gia đình (vợ, con) theo mình. Pharaoh Djer thậm chí còn được chôn cùng hơn 300 người khác. Cũng may, thủ tục tàn bạo và lãng phí này đã kết thúc vào cuối Triều đại thứ nhất.

Ngoài ra, Pharaoh cũng là người duy nhất sẽ enjoy cuộc sống vĩnh hằng afterlife.Vì thế, việc họ đổ toàn bộ tài nguyên và vật lực để đảm bảo cuộc sống vĩnh hằng sẽ xa hoa và hào nhoáng điều dễ hiểu. Trong vài trăm năm cả thời kỳ Old Kingdom, tất cả tiền bạc và công sức của Ai Cập: đá, vàng, thợ thủ công, nông dân, thầy tế, v..v đều được đổ vào cho một mục tiêu duy nhất: xây lăng mộ. Egyptian gọi lăng mộ là ‘ngôi nhà triệu năm” và xung quanh lăng mộ của hoàng gia là cả một thành phố chết, các ngôi mộ khác được đặt xung quanh theo đúng thứ tự như một đô thị thật. Gần như cả xã hội được lôi kéo vào việc thiết kế và xây dựng lăng mộ và “công viên Vĩnh Hằng”.

Trước khi Step Piramid được Djoser xây dựng tại Saqqara ở phía Tây Bắc của Memphis, tất cả hầm mộ của Pharaoh đều được xây với kiến trúc 1 tầng (theo tôi hiểu là giống kiến trúc trong Valley of the King và Valley of the Queen).

Đến thời Djoser (2700BC.), thầy tế Imhotep đã có một sáng kiến “táo bạo” mang tính “đột phá” là không xây 1 tầng nữa mà xây nhiều tầng! Chính vì vậy mà Step Piramid được Djoser cho xây dựng với 6 bậc, cao 62 m và có nền là 109 × 125 m (358 × 410 ft) và phủ bằng đá vôi được đánh nhẵn. Đây cũng là công trình bằng đá quy mô lớn cổ xưa nhất, chỉ sau thành phố đá ở Peru.
5389453306_e2f9b4e4d5_z.jpg


Step Pyramid hiện nay, hình như đang được sửa lại thì phải!

5370123982_bb1a7ab977.jpg


Bên ngoài step Pyramids. Sorry chị Garfield vì em phá trình tự nha, nhưng em giải thích 1 tý tẹo thôi

5369516053_b2e91990ca.jpg



Giống như Djoser, các vị vua sau đó cũng thích có Pyramids (kém miếng làu bàu mà). Sau thời đại của Step Piramids, các Kim tự tháp dần được cải tiến theo xu hướng vuốt tròn các steps và dần có hình dáng như hiện tại. Sau đó, vào giai đoạn Old – Kingdom (tầm 2600 – 2100 BC) là thời đại các Pharaoh chạy theo "kích cỡ" chứ không chạy theo "kiểu dáng" nữa, mà tiêu biểu là cụm Great Pyramid ở Giza của bố con nhà Khofu.
Có thể là do 2 miền Upper Egypt và Lower Egypt đã được thống nhất và sống hòa thuận, nông nghiệp phát triển, các Pharaoh trị vì thanh bình và không phải đối mặt với những mối nguy lớn như chiến tranh, bệnh dịch, song Nile cũng lên xuống thuận hòa, xã hội Ai Cập lúc đó đã giàu có hơn, có điều kiện để xây những pyramid to và đồ sộ hơn, "thử nghiệm" nhiều thiết kế hơn.

Trong suốt 40 năm trị vì, Pharaoh Sneferu đã cho xây ít nhất 2 kim tự tháp với 2 kiểu kiến trúc khác nhau, ở Dahshur trong đó có 1 kim tự tháp rất nổi tiếng là Kim tự Tháp gẫy – Bent Pyramid và Kim tự tháp Đỏ - Red – Pyramid. Con của Sneferu chính là Khufu, người nắm giữ bí mật xây dựng kim tự tháp vĩ đại nhất trong lịch sử.
3649564189_274db61eb9_z.jpg


Lúc chúng tôi đến thì Giza bắt đầu đóng cửa, chờ thêm chút nữa sẽ được xem light show đấy!
5370244152_8e82da2984_z.jpg


Những tấm đá được dùng để xây Pyramid
5369518499_ed43e1de4c_m.jpg




Hình như em resize quá đà, trông hình tởm quá!
 
Last edited:
Giá vé vào cửa khu Giza là 60LE và 30LE với sinh viên, chưa bao gồm vé vào cửa từng kim tự tháp (30LE each, Great Pyramid là 100LE). Để tiết kiệm, anh tourguide bảo chúng tôi chỉ mua vé vào khu thôi, còn anh dẫn vào cái kim tự tháp bé xíu của 1 bà hoàng hậu nào đó. Đứng cạnh Great Pyramid thì đúng là con kiến cạnh con voi! thế mới biết, công cuộc đấu tranh bình đẳng giới từ xưa đến nay lúc nào cũng cần thiết.
Arme bảo chúng tôi, bên trong các Pyramid giống hệt nhau ở kiến trúc và ở chỗ đều trống trơn chẳng có gì.
5370128320_66034621ff.jpg


5370128248_a5d19869dd.jpg

Hoàng hôn trên Giza
5369641497_c1526e805a_b.jpg


Trong tất cả các pix, tôi thích nhất là bức này
5369600287_ac1a7ebf6c_b.jpg


Đây là cái ngai mà vua và hoàng hậu hay ngồi để xem tế thần và múa cột vào buổi lễ quan trọng nhất trong năm, cầu cho mưa thuận gió hòa (1 dạng kiểu giống lễ Tế Nam Giao của mình)
5370124764_cbccbbb982_m.jpg

Bên trong lăng mộ của người kiến trúc sư
5370124646_35b2611e3a_m.jpg

Những văn tự khắc từ 5000 năm trước mà sao ta cảm thấy như vừa mới hôm qua.

Để đi Giza, có nhiều cách:
Đi Metro: Đi Metro Line 2 từ trung tâm Cairo đến tận khu Giza luôn, xuống ở ga Giza (nhưng chưa phải bến cuối đâu nha). Khu Kim tự tháp cách ga Metro tầm 10 – 12km đi mất 15 – 20min. Bên ngoài ga có rất nhiều minibus, buses để đến khu Pyramids (bus số 900 and 997 màu xanh).
Nếu không, ta có thể đi taxi từ trung tâm Cairo, tuy nhiên phải mặc cả thật ác liệt. Đoàn tôi vì đông người (9 Việt + 3 người bạn Ai Cập) nên thuê luôn 1 xe từ sáng, đến tận 10h tối, giá là 90 USD ko mặc cả. Tuy nhiên, anh tourguide chỉ trả cho bác lái xe đâu có 300LE thôi!!
Ngoài ra, đi với taxi hoặc xe như vậy, thì sẽ hay được “mời” vào xem các xưởng nước hoa, xưởng làm giấy Paparus, đồ mỹ nghệ, v.v. Nếu được mời vào đấy thì nhớ kiềm chế, ko phải nể nang gì cả, ko thích thì ko mua và mua thì mặc cả ác liệt vào.
Nếu may mắn, có thể bắt được xe taxi trắng chạy meter và giá sẽ rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên thì vẫn nên mặc cả.
Từ trung tâm Cairo hoặc ngay từ sân bay cũng có xe bus công cộng đi Giza,khoảng nửa tiếng có 1 chuyến, giá chỉ có 2LE. Còn có 1 xe chạy qua hết các diểm quan trọng như Midan Tahrir, Giza Rail Station, Giza Pyramids, nhưng tôi ko biết bắt ở đâu!
Ko nên đến muộn quá vì khu Sphinx sẽ đóng cửa và ko vào trong được. Nếu muốn xem show Sound and Light thì nên đi vào buổi chiều, vì nếu ko sẽ phải quay lại. Thực tế, chỉ cần 3h – 3h30min là đủ thời gian để xem khu Giza, xem nhiều quá dễ bội thực và chán.Nếu cưỡi ngựa hay cưỡi lạc đà thì nhớ cẩn thận nha! Đi ra sa mạc,cưỡi lạc đà hay lừa hay ngựa thì luôn phải mặc cả cho cả chiều đi lẫn về, tránh trường hợp họ luôn mời mình 1 USD, ride donkey! Sau đó lúc ra đến sa mạc, nó sẽ đòi 1USD là cho quãng đường từ đó ra sa mạc, còn từ sa mạc đi vào thì là 100 USD . Lúc ý lại dở khóc dở cười.
Trong mọi trường hợp, không trả tiền trước cho đến khi mình nhận được hàng, kiểm tra cẩn thận, đếm kỹ lại 2 lần, hoặc đã về đến nơi.
5369921451_83807d3bb0_b.jpg
[/IMG]
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,687
Bài viết
1,135,248
Members
192,409
Latest member
u888netim
Back
Top