What's new

Ai cập du ký! Hành trình của Alibaba và 7 tên cướp

Ai cập du ký! Hành trình của Alibaba và 7 tên cướp nhát gan!


ac.jpg

Thế là đoàn chúng tôi đã đi Ai Cập!!!

Thật sự không ngờ nổi chỉ 1 câu nói bâng quơ lại thành hiện thực. Đầu đuôi là của việc mất gần 2000 USD là thế này, xem trên TTVNOL thấy có bạn hỏi về thông tin đi du lịch Ai Cập, tự dưng lại nghĩ sao mình không đi nhỉ? Táy máy mở trang của Egypt Air thấy giá vé là 20000 THB từ BK, tự nhủ, ôi , thế là có 10M VND cho vé BK – CAI – BK với 1 niềm tin sắt đá là bạt chỉ khoảng 500VND (ai dè…). Vậy là manh mún ý niệm đầu tiên về đi Ai Cập.

Qua phượt và qua buôn chuyện, chúng tôi đã tụ họp được 1 nhóm 9 người, 7 Bắc, 2 Nam. Riêng buôn về nhân thân và đặc điểm các thành viên trong đoàn thì đến cả tuần cũng ko hết!
Vì trên phuot cũng có mấy topic về Ai cập rồi, nhưng cũng đều hơi lâu, nên topic này muốn chia sẻ thêm 1 chút thông tin về Ai cập.

Lịch trình của chúng tôi là :
HN/HCM – BKK – Cairo –Luxor – Hurgada –Alexandria – Cairo – BKK – HN/HCM
Thời gian là 11 ngày, chúng tôi đã có 7 chuyến bay cả nội địa và quốc tế, vài cuốc tàu và vài chuyến xe bus đường dài.
Trước hết là 1 số thông tin trước chuyến đi
1. Visa
Visa nên xin trước khi đến AC cho an toàn. Mặc dù có visa on arrival nhưng chờ đợi mệt mỏi lắm, mà lại đắt hơn thế thì tội gì mà làm ở đấy cho nó mệt nhỉ!
Địa chỉ ĐSQ Ai Cập là số 63, Tô Ngọc Vân, HN, ko có lãnh sự quán ở HCMC nên Saigonais phải gửi ra ngoài HN làm.
Lệ phí làm visa du lịch nếu có thư mời là 16 USD, không có thư mời thì phải đi qua công ty du lịch, giá là 70 USD.
Và có vẻ như anh giai phu trách ở ĐSQ thích mình đi qua công ty hơn là đi xin visa tự túc thì phải nên vụ thư mời cũng hơi hoạnh họe, ban đầu còn yêu cầu cả chính quyền bên AC xác nhận vào thư mời nữa :p. Theo thông báo thì Visa xin tự túc phải xin trước 3 tuần, nhưng thực ra xin trước 10 ngày, 1 tuần là được. Nếu ai cần thư mời, em có thể giúp (trong tương lai gần thôi).
Visa có hạn trong vòng 3 tháng từ ngày issue, thời gian là 1 tháng, single entry, viết tay có đóng dấu và 2 con tem, nói chung xấu xấu là!

2. Bay đến Ai Cập
Có nhiều hãng bay đến Ai Cập lắm , có thể bay từ HN hoặc từ BK, tuy nhiên tại thời điểm mấy con giời đi là dịp Noel nên vé hãng nào cũng đắt. 1 số hãng có chuyến bay giá tầm 1000 – 1200 tùy thời điểm, bay từ HN, như:
Qatar: HN – BK – Doha – Cairo
http:// qatarairways.com
Thai Airway: HN – BK – Cairo
Vietnamairline: chỉ offer 1 chặng – rồi bán khách tiếp.
Giá rẻ hơn thì có:
Aeroflot: HN – Mos – Cai
Bay từ BK thì có vô số lựa chọn như Egypt Air, Kuwait Air, Air Ethiopia (qua ADD) hay vài hãng bay của châu Phi
Tip có lẽ là nên check thường xuyên, vì đôi khi giá vé rất bất tử, lên xuống như VN - Index.
Ngoài ra, sau khi fix lịch trình, có thể bay đến Cairo và bay về từ Alex hoặc Sham El Sherk hoặc Luxor, như vậy đỡ phải vòng đi vòng lại, giá vé lại tương đương mà tiết kiệm được tiền tàu hoặc bay.

Chúng tôi bay của Kuwait Air http://kuwaitairways.com với lịch trình BKK- Kuwait – Cairo, máy bay cũ, nhỏ, lúc nóng thì nóng quá mà lúc lạnh thì lạnh quá, y như khí hậu sa mạc vậy. Giá vé là 22k THB từ BK – CAI – BK, không rẻ lắm nhưng cũng là đỡ nhất trong thời điểm hiện tại. Tiếp viên không đến nỗi già như mẹ em mà chỉ như chị gái thôi, hiền lành, nền nã. Trên máy bay phục vụ đồ ăn nhiều, ngon, cho uống (nước) thoải mái và thái độ phục vụ cũng dễ chịu.
Sân bay Kuwait vừa bé, vừa xấu, vừa đắt, hải quan làm ăn vớ vẩn. Đồng Dina Kuwait đắt gần gấp 4 lần đồng USD, đến đó tôi mới biết!

Transit 6h tại sân bay Kuwait (nếu transit hơn 8h thì có thể mất 40USD xin visa on arrival để vào thăm Kuwait, nhưng bọn em ko đủ thời gian, và sau các rắc rối đã xảy ra ở SB thì quả thật cũng chẳng thèm. Với các bạn Arep thi cứ cẩn thận tốt hơn)
5338572777_8d78fc11a6_b.jpg


Sân bay Kuwait nhìn từ bên trong
5339209800_5e2a6f4332_b.jpg


Cuối cùng thì cũng nhìn thấy Cairo
5369515475_a5df3ce0a9.jpg


Các anh hải quan, cảnh sát của Ai Cập phần nhiều là hơi rude, ko giải thích, ko nói chuyện. Nhưng mà cũng buồn cười lắm, đeo cả kính râm hay quàng khăn kín mít vẫn chẳng nói gì, cho nhập cảnh bình thường. Lúc đến đoàn bọn em, các bác thu hộ chiếu lại cả đoàn, chẳng hỏi câu nào, vụt đứng dậy trao đổi với nhau tầm nửa tiếng, làm chúng em thót cả tim!
Nghe giang hồ đồn đại, đến Cairo có thể thuê dịch vụ đón tiếp gồm đón ở cửa, làm thủ tục nhập cảnh và lấy hành ly với giá hữu nghị là 50 USD/đoàn (hay 1 người gì đó). Chúng ta không phải làm gì cả trừ việc vểnh râu ngồi đợi. Nhưng kể ra thế thì đắt nhỉ!

Sân bay Cairo lộn xộn, y như cả đất nước, cả sân bay có 3 terminal nằm cách xa nhau và rời rạc, cái mới nhất Terminal 3 mới mở năm 2009, chủ yếu cho Egypt Air và các hãng trong Star Alliance. Còn lại các hãng khác đều hạ cánh ở Terminal 1. Terminal 2 thì đóng cửa để sửa chữa từ năm 2010, vì thế các hãng ở Terminal 2 cũng chuyển sang Terminal 1 hết, nhưng 1 dòng thông báo cũng ko có, trên vé bọn em vẫn ghi là Terminal 2, làm tìm gần chết! Thực tình thì Terminal 3 ko xấu (mà mới và đẹp như Suvanabumi, nhuwg đi bộ từ máy bay đến baggage claim tầm 1km, chờ lấy đồ tầm 30 min nữa. Hôm đó em bay từ Hurgada về Cairo, bay mất 50 min, lấy đồ mất 1h50, tổng cộng là gần 3 tiếng).
Terminal 1 thì ko đẹp tẹo nào, ở Arrival chẳng có gì, có mỗi 1 cửa hàng tối tăm và giá cũng đẹp. Cửa đi thì rộng, đẹp, nhiều đồ hơn, có hẳn 1 cái tầng 2 for duty free. Nhưng khi về thì khuyến cáo đừng mua rượu nhé, dù trong duty free và giá rẻ. Vì khả năng đến các nước Arab bị tịch thu là rất cao, dù vẫn nguyên sealed nhé (cái này em đã bị ở sân bay Kuwait, đi qua cửa an ninh bị thu luôn ko giải thích vì các bác hải quan tưởng rượu của em là rượu xịn! Mà ko cãi ly với họ được đâu!)
Terminal 1 – Cửa đến
5370123452_62f955f73f.jpg

Giữa các terminal (khoảng 15phut đi xe bus) có shuttle bus, cứ nửa tiếng lại có 1 chuyến, đỗ ngoài cửa 24/24. Mặc dù các anh taxi luôn miệng nói là hôm nay ko có shuttle bus, nhưng luôn có (ở bên ngoài). Đi từ T3 sang T1 buses hay dừng lại ở Bus station, thỉnh thoảng để các bác tài uống café. Ở Terminal 3, shuttle bus ở phía bên phải, cổng ra, tầng 1. Ở Terminal 1, shuttle bus dừng ở Hall 3, trước cửa Air Mall và 1 cái Hall khác nữa (nhưng em không biết là Hall gì).

Trong, ngoài terminal luôn có police và tourism police, tốt nhất là túm lấy các anh y mà hỏi, đề phòng scam. Dù sao các bác tourism police cũng được trả tiền để phục vụ mình mà, nhỉ!

Trước khi ra sân bay, các bác nên xem kỹ mình sẽ ra terminal nào, trên đường đi có biển chỉ dẫn Airline nào sẽ vào terminal nào, và khi nào đến đúng nơi thì mới thả Taxi cho đi và trả tiền.
Bọn em bị 1 vố sợ gần chết, trên đường đi anh giai taxi ko biết tiếng Anh (đếm từ 1 đến 5 cũng ko biết luôn), đi gần đến nơi thì đòi tiền thêm (cái này thì qua body languague bọn em vẫn hiểu), ko được thì để bọn em xuống giữa đường, bảo rằng nó vào hẳn tận Terminal thì sẽ mất parking fee, nên để vào đó đi bộ cũng được. Mấy cô nương hiền lành, lại ngô nghê nên đồng y, ai dè cái Terminal nó cho xuống là Terminal 3, còn terminal bọn em cần đến cách đấy 2 km. May mà có anh giai Ai Cập đẹp trai và tốt bụng chỉ dẫn, ko có chắc h này chúng em vẫn còn đang ở Ai Cập, múa bụng để kiếm tiền về VN 


- Thẻ sinh viên bắt buộc phải trang bị, tốt nhất là thẻ ISIC, vì nhiều nơi chỉ chấp nhận thẻ ISIC. Đặc biệt, Ai Cập sống dựa vào du lịch là chủ yếu, nên bán vé vào cửa rất đắt. Riêng tiền vé vào cửa đã hết khoảng 120 – 150 USD (đấy là đi 1 cách chọn lọc và tiết kiệm, tăng cường khả năng ngó và zoom 20x). Thẻ sinh viên giảm được khoảng 1/3 - ½, nên cũng đỡ hơn nhiều. Nhóm em tiết kiệm được gần trăm đô nhờ thẻ sinh viên đấy!

- Hỏi giá trước khi ăn/uống, mặc cả, mặc cả và mặc cả: dù là người quen hay bạn, dù họ có tỏ ra thân thiện đến mấy, phải luôn nhớ hỏi giá trước khi ăn và mặc cả tận lực trước khi mua đồ. Thông thường nên trả ¼ - 1/5 cho món hàng mình mua. Nêu bức tranh giấy paparus họ nói là tranh thật (bìa đen, dày dặn, đẹp) giá là 120 LE thì giá mua sẽ khoảng 20 – 25 LE. Kể cả có tag và niêm yết giá bán thì vẫn mặc cả được.

- Khi đi thuyền (motorboat, Felluca,) hay taxi, khi mặc cả, phải nói rõ nơi mình muốn đến, thỏa thuận trước là no more money, no tip! Đừng để họ xách hành ly của mình, nếu ko, họ cũng đòi tip đấy!

Nếu đi taxi và khi đến nơi (quay về) họ đòi thêm tiền thì không trả, vì thực ra họ cũng ko thể làm gì mình (ko đánh hay chửi rủa đâu, dù rằng họ sẽ tỏ thái độ) và nếu có thể, tìm cảnh sát để nhờ hỗ trợ.

Vì cả nước làm du lịch, sống bằng du lịch nên dù sao, cảnh sát và chính quyền cũng bảo vệ khách du lịch hơn, dù rằng cảnh sát cũng đòi tiền tip như thường :D


Tại các thành phố du lịch như Luxor, Aswan, ra ngoài đường hạn chế cười, trả lời người bán hàng hoặc thanh niên trên đường (nói chugn là nghiêm cấm tươi hơn hớn) mặc cho họ hỏi quốc tịch, tên, v.v vì họ sẽ giữ lại, kéo tay, cầm tay, mời mua hàng, v.v. rất mất thời gian và khó dứt ra

- 1 tip nữa là Cần phải học …… tiếng Arab, ít nhất là số đếm, để đọc giá niêm ‎yet, đọc số ghế tàu, xe, để lên tàu khỏi giành chỗ với người ta, đọc lich trình (cái này nói hơi quá). Nhiều cửa hàng có đề giá (1 miếng giấy dính vào sản phẩm) tiếng Arab và số latin, vài lần em thấy nó ko trùng nhau ;) nên mình biết giá để mặc cả (1/2 giá Arab)

Ârab ١ ٢ ٣ ٤ ٥ ٦ ٧ ٨ ٩ .
Eng 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0
 
Last edited:
Pháo đài này được xây gần đây thôi, hình như trên nền ngọn Hải đăng cũ.
Quaibay Fort from the water
overland05.1140611160.09-qait1.jpg

In front
5576090239_7790fbaf86_z.jpg


Xác ướp trong bảo tàng: Thực ra phải cố gắng lắm mới có thể chụp trộm được, nên chất lượng không được như mong muốn!
Vào bảo tàng Ai Cập có tầm hơn nghìn mummies các thể loại, thời kỳ, nên nói thật là không thể nhớ được tên của ông nào với ông nào! Không biết đợt trước cách mạng hoa "ngũ sắc", các bạn ý vào có phá nhiều không? Nếu trong đó mà bị phá thì uổng quá!
5576714338_b9f7d8b68e_z.jpg

Các bác xem kỹ, cái màu xanh xanh chỉ là tấm vải phủ lên thôi nhé. còn xác ướp thì cái nào trôgn cũng giống cái nào
5576130409_8990eeb845_z.jpg
 
Last edited:
Một trong những địa điểm không nên bỏ qua ở Ai Cập là Aswan, nhưng tiếc là bè lũ tám tên chúng tôi lại bỏ qua! Chung quy chỉ tại cái Biển Đỏ! Đây là thành phố ở phía nam Ai Cập, cách Cairo khoảng 680km, đã từng là thủ phủ của người Nubian. Càng đi về phía nam, nước da của dân Ai Cập càng đen, và như cô bạn tôi - dân miền bắc, nói thì là càng về phía nam thì chúng nó càng mean, nên mày cẩn thận đi không bị lừa! Hí hí!
Vị trí của Aswan (nguồn : internet)
Map04.gif


Vì chúng tôi không đi đến Aswan, nhưng cũng tìm hiểu nhiều thông tin về nó, nên không giới thiệu với phượt thì cũng phí! Nên lại lồm cồm bới lại đống tài liệu đã chuẩn bị để lên post vậy! Thế nên, mọi hình ảnh trong phần này (và phần Siwa sau) đều được copy từ Internet! Không các bác lại thắc mắc, sao sang phần này chúng nó chụp ảnh đẹp thế!

Để đi Aswan thì nên đi tàu, tour truyền thống là đi tàu đến Aswan, chơi bời chán rồi đi thuyền trên sông về Luxor; hoặc có thể hoán ngược lại! Nhưng mà nhà cháu không phải gia đình có điều kiện, nên thuyền thì chỉ dám đi Motoboat, đến Felluca còn không dám nhảy lên đi mà chỉ dám ghé vào chụp trộm cái ảnh (bị nó bắt boa mất 10LE) chứ nói gì đến Cruise. Vé tàu chặng Luxor - Aswan thì rất rẻ, đi hết tầm 2h trở lại!
 
(Sưu tầm)
Tớ quay lại câu chuyện về Tutakhamon vì mới tìm được trang này thấy hay quá, share cho mọi người cùng đọc!
Vở kịch nhiều hồi

Đối với tôi, câu chuyện về Tutankhamun vẫn chưa từng kết thúc và cần phải viết tiếp. Hồi 1 của vở kịch bắt đầu vào khoảng năm 1390 trước Công nguyên, tức là vào khoảng vài thập kỷ trước khi Tutankhamun được sinh ra, khi vị pharaon vĩ đại Amenhotep III vẫn đang trị vì Ai Cập. Kiểm soát một đế chế trải dài 1.200 dặm từ vùng Euphrate ở phía Bắc tới vùng Forth Cataract thuộc sông Nile ở phía Nam, vị vua của triều đại thứ 18 này giàu có đến mức khó thể tưởng tượng nổi. Cùng với hoàng hậu Tiye đầy quyền thế, Amenhotep III trị vì trong suốt 37 năm và rất tôn thờ các vị thần tổ tiên của mình, trong đó có thần Amun. Trong thời thịnh trị của ông, người dân rất giàu có và tiền bạc, của cải từ các vương quốc bị trị bên ngoài luôn tuôn chảy vào kho của quốc vương Ai Cập
K_C_IMGs_0004-02.jpg

Nếu như Hồi 1 của câu chuyện gắn liền với truyền thống và ổn định thì Hồi II lại là thời kỳ bạo động. Khi Amenhotep III qua đời, người con thứ của ông lên ngôi với cái tên Amenhotep IV. Với tầm nhìn kỳ lạ, vị vua mới đã không còn tôn thờ vị thần Amun và các vị thần tổ tiên mà thay vào đó lại chỉ thờ duy nhất thần Aten. Lên ngôi được 5 năm, ông đổi tên của mình thành Akhenaten, tức là “người được hưởng lợi từ thần Aten”.

Ông cho dựng tượng của mình như một vị thần sống và phế bỏ những tập tục tôn giáo truyền thống ở thủ phủ Thebes, cho xây dựng một thành phố nghi lễ tuyệt vời nằm cách Thebes 180 dặm, nơi hiện nay có tên là Amerna. Nơi đó, ông sống cùng vị hoàng hậu xinh đẹp của mình, Nefertiti và 6 người con gái yêu quí. Họ cùng thờ thần Aten. Toàn bộ quyền lực tôn giáo và của cải được chuyển từ các ngôi đền của Amun sang đền thờ Aten. Như vậy, vào thời kỳ này, đối với họ Aten mới là vị thần có quyền lực nhất. Nghệ thuật của thời kỳ này cũng được truyền thêm sinh khí với cuộc cách mạng của chủ nghĩa tự nhiên. Hình ảnh tượng trưng cho vị pharaon mới cũng không còn là khuôn mặt lý tưởng, trẻ trung, có thân hình cơ bắp như các vị pharaon trước đó, mà là một hình ảnh ẻo lả đến kỳ lạ, với cái bụng phệ, môi dày và khuôn mặt thuôn dài.

Kết cục của triều đại Akhenaten cũng rất bí hiểm với nhiều mơ hồ, một hành động dường như diễn ra trong những bức rèm kín. Đã có một hoặc thậm chí hai vị vua đã trị vì trong các thời kỳ ngắn, thậm chí cùng trị vì với Akhenaten, sau khi ông chết. Cũng như nhiều nhà Ai Cập học khác, tôi tin chắc rằng vị “vua” đầu tiên trong số đó chính là Hoàng hậu Nefertiti. Vị vua thứ hai là một khuôn mặt bí ẩn hơn có tên Smenkhkare, người mà đến nay chúng ta còn chưa biết được gì nhiều.

K_C_IMGs_0004-03.jpg

Akhenaten ngày ấy và bây giờ

Khi bức rèm Hồi III của màn kịch được kéo lên, ngôi vua được trao cho một cậu bé 9 tuổi có tên Tutankhaten (có nghĩa là: hiện thân của thần Aten). Trong hai năm đầu trị vì, ông và hoàng hậu của mình, Ankhesenpaaten (một trong những con gái của Akhennaten và Nefertiti) lại rời bỏ Amarna và trở về Thebes, cho mở cửa trở lại đền thờ các vị thần và hồi phục lại quyền năng và hào quang cho các vị thần này. Họ thay đổi tên của mình thành Tutankhamun và Ankhesenamun, tức là vứt bỏ di sản của Akhenaten và tái tục thờ thần Amun.

Khi màn hạ, tức là vào khoảng 10 năm sau khi lên ngôi, Tutankhamun qua đời, chưa kịp để lại người thừa tự. Ông nhanh chóng được chôn cất trong một ngôi mộ nhỏ, như một ngôi mộ tư chứ không phải một ngôi mộ bậc đế vương. Trong một hành động chống lại các tà thuyết của Akhenaten, vị vua kế vị Tutakhamun đã cho xóa khỏi lịch sử gần như hầu hết những dấu vết của các vị vua Amarna, trong đó có Tutankhamun.

Trớ trêu thay, chính hành động này đã xóa hết những lưu giữ về Tutankhamun cho muôn đời sau. Sau khi ông chết chưa đầy 1 thế kỷ, vị trí ngôi mộ của ông cũng đã bị lãng quên. Nhưng chính điều này đã giúp ngôi mộ thoát khỏi tay của những kẻ đào trộm. Ngôi mộ có cấu trúc xây nổi trực tiếp đã được tìm thấy gần như nguyên vẹn khi người ta phát hiện ra nó vào năm 1922. Hơn 5.000 hiện vật đã được tìm thấy bên trong ngôi mộ. Nhưng các báo cáo khảo cổ thu được đến nay vẫn chưa đủ để làm sáng tỏ các quan hệ huyết thống gần gũi nhất của vị vua. Ai là cha và mẹ của vị vua? Người vợ góa của ông, Ankhesenamun, sau khi ông chết sống thế nào? Hai bào thai xác ướp tìm thấy trong lăng mộ vua Tutankhamun phải chăng chính là hai đứa con chết yểu của ông, hay chỉ là những đứa trẻ đồng trinh bị giết để hiến tế, làm kẻ hầu hạ ông ở thế giới bên kia?
 
@ alceste: Bài sưu tầm bạn post là dịch nguyên văn từ chuyên đề "King Tut Family" đăng trên National Geo tháng 9/2010 - một trong những bài báo khoa học xuất sắc nhất, hình ảnh kỳ thú nhất, và nội dung hiếm có nhất - câu chuyện về cây gia phả dòng họ Tutankhamun ^^

44iwxtbhsw040mkxg9mq.png


Thông tin chi tiết về khảo cứu này có thể đọc online tại NatGeo: http://ngm.nationalgeographic.com/2010/09/tut-dna/hawass-text/1

Thông tin cuối, sau nhiều năm trời làm việc miệt mài tại Cairo với những thí nghiệm, định đề phức tạp về mối quan hệ giữa các xác ướp tìm được, thì: 99.99% Amenhotep III là cha của xác ướp đc đánh số KV55, và xác ướp này chính là di hài của cha đẻ Tutankhamun! Nhưng lại có 1 cánh cửa nữa cần phải mở, ai là KV55? Akhenaten hay Smenkhkare?

Để trả lời câu hỏi này, những thực nghiệm trên 2 xác ướp nữ khác đc tiến hành. 1 trong 2 xác ướp này là KV35EL đc xác định chính là hoàng hậu Tiye - vợ vua Amenhotep III, tức mẹ của Akhenaten. Nếu so sánh đúng mẫu DNA thì có thể xác định được tên chính xác của xác ướp KV55! Và kết quả đúng như vậy, bà được xác định mà cùng huyết thống với xác ướp KV55. Như thế cây gia phả 3 đời đã đủ nhánh: ông nội Amenhotep III - bố Akhennaten - con trai Tutankhamen!

Nhưng cây gia phả này chưa đủ, bởi ai là mẹ của Tutankhamen? Từ đây lại 1 bí mật kinh người khác được khám phá. Xác ướp nữ thứ 2 KV35YL (tìm thấy bên cạnh xác ướp thứ nhất KV35EL) lại có huyết thống với cả Amenhotep III và Tutankhamen, một bên là cha đẻ, một bên là con trai. Điều đó có nghĩa là: Akhenaten đã kết hôn với một trong các chị em gái của ông - mối quan hệ giao phối cận huyết này đã sinh ra vua Tatunkhamun.

Hình ảnh minh họa: http://ngm.nationalgeographic.com/2010/09/tut-dna/tut-family-tree

... Một câu chuyện dài đã chìm sâu trong nhiều thước đất, gió bụi thời gian gần như chôn vùi mọi bí ẩn xung quanh dòng tộc Akhenaten, Tutankhamun cuối cùng đã được tìm ra và chắc là chính xác. Còn Ai Cập cổ đại khi đó thì sao? lịch sử sang trang với vị vua Pharaoh mới - Ramses I ^^
 
Mình vừa dành cả buổi chiều đọc về hành trình Alibaba và 7 tên cướp của các bạn. Hay quá, bụng bảo dạ vậy là sẫn sàng lên đường thôi.
Cũng định đi Cairo - Luxor - Aswan - Red Sea và Alexandria.
Mình là thân nữ, đi 1 mình vậy có bạn nào ở Hà Nội mình mời cafe hỏi thêm về Ai Cập được ko nhỉ?
Cuối tuần này mình bay rồi, sang Nga trước sau đó mới đi Ai Cập, mình có 16 ngày chắc cũng đủ cho các địa điểm kia phải ko?
Các bạn có recommend gì cho mình khi đi 1 mình thì nên đi cách nào là ngon, bổ, rẻ nhất được ko nhỉ?
Đọc về vụ nhìn làm rơi hàng mà phải trả xiền của các bạn và 8pm dừng thuyền giữa sông Nile mà mình khiếp quá :D
1 lần nữa cảm ơn về bài viết bổ ích của các bạn nhé :)
 
Hi Gem,
Tớ ở HN đây, nếu cần gì cứ PM tớ :D
16 ngày là thừa thãi bạn ơi, nên cứ từ từ mà đi. Đợt này bạn tớ ở Ai Cập bảo mọi thứ cũng rẻ đi, nhưng ở Cairo vẫn thỉnh thoảng có tấn công, nên cũng lưu ý nhé.
Nếu đi Red Sea thì bạn nên đi Gouda hoặc Sharm el Shek, đừng đi Hurgada, xấu xấu lắm!
Thực ra đã biết họ thế rồi, chỉ cần bạn: Hỏi giá ngay từ đầu và trả giá thật cứng rắn, cứ 1/4 mà chiến, đừng hơn, không được giá như mình mong muốn quay đi luôn. Ko cười cợt, trả lời hoặc nói chuyện sâu quá với các anh Ai Cập là được. Họ thấy mình rắn quá họ cũng thôi. Cũng đừng cho chụp ảnh mà cầm chân cầm tay sờ đầu sờ tai, các bạn ý sẽ làm quá đấy! Có gì thì deal với chủ ý, và nếu người làm họ làm gì mình thì phải kêu thật to vào!
Mùa này ở Luxor và Aswan sẽ nắng kinh khủng lắm đấy, nên chuẩn bị đồ để mang theo nhé!
Mà sao vụ xin visa của cậu lằng nhằng thế nhỉ? Bọn tớ ko có màn phỏng vấn, chỉ có đóng tiền rồi về thôi!
 
Cái vụ visa của mình nó oằn tà là vằn hơn bình thường vì thực ra là cái thư mời mình tự chế và tự ký cái roẹt là thứ nhất ( mặc dù cũng có bạn Egyptian thật) + mình là nữ nhi mà lại đi 1 mình thế nên thật ra hôm phỏng vấn là ngài đại sứ chỉ muốn mình đến để căn dặn safety với cả sếp ta thôi (mình nghĩ vậy) Ngài đại sứ rất thân thiện và điển zai. Mấy anh zai Ai cập ở đó cũng vậy, còn dậy mình tiếng Ai Cập nữa. Nói qua nói lại rồi cứ căn dặn mình có vấn đề gì thì cứ liên lạc ngay với đại sứ quán bên đó, ko được ra đường buổi tối... etc
Cuối tuần này là bay rồi mà giờ vẫn phải làm việc, cũng may cuối tuần vừa rồi mình cũng gặp 1 bạn Egypt. Nói là 1 người bạn nhờ mình giới thiệu về Hà Nội cho bạn í bữa đó chứ thật ra cả buổi đi chơi chỉ nói về Ai Cập. Nghĩ lại mà giờ cứ thấy buồn cười :D
Mình cũng vô tổ chức, trước khi chưa gặp bạn Egyptian và đọc bài của các bạn thì gần như là mù thông tin/ Chỉ biết muốn 1 lần đặt chân đến Egypt thì book vé và làm visa lên đường. Xem gì, đi đứng ngó nghiêng ra sao thì tới đó rồi tính :D Giờ thì biết cần đi như thế nào và bao lâu òi :p
Mấy hôm nay thì đang cày thêm mấy cuốn sách đọc thêm về văn hóa sông Nile và Ai Cập như các bạn đã khuyên nữa.
PS: Về bản đồ, các bạn có recommend mình nên mua cái nào là tiện nhất ko? Có phát bản đồ free giống như sân bay ở Sing và Thái ko nhỉ? Cảm ơn các bạn nhiều nhiều (beer)
 
Chắc cậu được các bạn ý "đặc biệt yêu quý" rồi, chứ bọn tớ toàn liễu yếu đào tơ cả, mà bác ý có thèm nhắn nhủ gì đâu! Thư thì hầu hết đều là tự chế! Chứ qua mạng thì muốn ký kiểu gì chẳng được, nhỉ!
Bản đồ Cairo thì bạn vào phố mà mua, ở sân bay cũng có bookstore đấy! Ở Ai Cập làm gì có cái gì miễn phí.
Có thời gian thì đi Metro loanh quanh vào downtown cũng được, ra được đến tận Giza đấy. Tớ rất recommend bạn ở Dina Hostel, nói chúng là "tôi thích!" :p
 
Hà hà đi Ai Cập về rồi thì bạn sẽ không còn ngạc nhiên về sự nhiệt tình của các bác zai Ai Cập với phụ nữ nữa đâu.

Còn mấy vụ lằng nhằng rắc rối thì các bạn Ai Cập thật ra cũng chỉ MỀM NẮN RẮN BUÔNG thôi.

Bạn khai quật lại topic này làm mình nhớ Ai Cập và chuyến đi của nhóm mình quá.

À vụ bản đồ bạn thử vào đây xem có tìm được gì có ích không http://mappery.com/maps-Egypt
 
Các bạn đi Ai Cập nếu qua Aswan thử ghé qua quán Aswan Moon xem còn quyển sổ ghi chép hồi xưa bọn mình để ở đó không nhé?
Hồi xưa (2005) mình với bạn mình có đi Ai Cập và có để một cuốn sổ ở quán này và nhờ các bạn bồi bàn đưa lại cho khách du lịch VN ghé qua, mỗi người viết một vài chữ gọi là lưu giữ kỉ niệm.
Mình đoán chắc sổ đã bị vứt đi rồi nhưng biết đâu đấy lại có một bất ngờ thú vị.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,170,980
Members
192,326
Latest member
buypaypalaccounts
Back
Top