What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Sau khi ngắm cảnh xong, bọn em chia làm 2 tốp. Mấy thằng kia mải chụp ảnh check in sống ảo. Còn tôi thì già rồi nên thích đồ cổ được cái 3 em SV này cũng rất nhiệt tình. Nhất là em Padma, như thường lệ sau khi hỏi tôi theo Đạo gì (tôi nói dối là theo đạo Phật) Padma hào hứng làm HDV kể cho tôi về Shanti Stupa này. Những câu hỏi của tôi làm em không trả lời được thì nói là không biết không nói dối loanh quanh ( sau này tôi mới biết những người dân ở đây cực kỳ hiền lành và khi đã đi theo đạo thì họ không nói dối). Nhưng Padma không dừng lại ở đó em thấy một cậu HDV du lịch chuyên nghiệp bèn vẫy vào để cậu ấy trả lời những thắc mắc của tôi. Qua hành động này tôi thấy Padma thật sự là người có trách nhiệm, nếu dân tộc mình ai cũng có trách nhiệm như em ấy thì có lẽ chúng ta tiến tới XHCN lâu rồi và không phải qua thời kỳ quá độ nữa ;)


Có hẳn 3 em làm HDV







 
Cái tháp này nó có hai tầng, tầng dưới nói về các hoạt động của Đức Phật tổ tầng trên nói về Đức Phật tịch. Đấy là bạn Padma nói với tôi như thế chứ nhìn rất khó hiểu và không có lấy một chỉ dẫn. Vì tháp này cũng xây dựng lên trên giáo lý Đại thừa mà. Nên cái gì nó cũng huyền bí, khó hiểu và nặng tính siêu hình. Điều này khác hẳn với các chùa ở Thailand, Laos, Cambodia và ngay cả chùa người Khơ me của mình. Vào đó các bạn để ý bao giờ cũng có rất nhiều các hình ảnh về cuộc đời Đức Phật tổ làm cho những người dân không biết chữ cũng có thể hiểu được. Không cần nhà sư nào giảng giải. Cái này làm em liên tưởng nó giống như Công giáo và Tin lành các bác ạ. Nếu như Công giáo La mã nặng về tính lễ nghi, hình thức và quyền lực của các vị linh mục nhất là Giáo hoàng là tối thượng thì Tin lành đơn giản hoá các lễ nghi và các mục sư cũng chỉ mang tính chất là người hướng dẫn.





 
Bọn sống ảo :))





Đường đi xuống





Trên đường xuống em gặp một em Ấn rất xinh, lúc giờ ngạc nhiên tại sao cô bé này khác với những người khác thế. Sau này mới biết cô này thuộc tầng lớp trên. Ở Ấn độ từ ngàn xưa các tu sĩ Bà La Môn đã quy định ra rất nhiều tầng lớp (tôi sẽ nói sau). Những người ở tầng lớp trên bao giờ nhìn cũng rất sang trọng, dễ nhận ra và khác hẳn với các tầng lớp còn lại


 
Rời Shanti Stupa chúng tôi chạy đến Tsemo Maitreya Temple (tạm gọi là Red Temple vì nó có mầu đỏ) ở trên đỉnh quả núi phía bên kia. Lúc này đã 19h nhưng mặt trời chưa lặn, chúng tôi tranh thủ phi sang chứ không thì mặt trời lặn mất. Lại chạy qua những con đường nhỏ ngoằn ngoèo, bụi mù mịt và dốc khá khó đi. Mất khoảng 20' chúng tôi cũng chạy sang tới nơi.
Đến dưới chân chúng tôi bỏ xe máy lại và bắt đầu leo lên trên đền. Do tôi và 3 bạn người Ấn đi khá nhanh, nên chúng tôi lên tới đền trước còn lại 3 người bạn của chúng tôi do mải mê chụp ảnh trên đường nên đến sau. Lúc này có một vị sư ngồi ở lối ra vào bảo mua vé. Khổ nỗi tôi cứ nghĩ là đình chùa thì không mất tiền mua vé. Hơn nữa do mới đến Ấn độ nên tất cả tiền đều do T.A - thủ quỹ của đoàn cầm hết nên trong người tôi không có một đồng nào cả. Tôi nhìn sang Padma cầu cứu, cô ấy nói một hồi với nhà sư bằng tiếng Ladakhi mà tôi không hiểu. Về sau mới hiểu là 3 cô này là người địa phương nên không mất vé, còn tôi là khách du lịch nên phải mất vé và nhà sư này cho tôi nợ, tý nữa bạn tôi cầm tiền lên trả sau.
Bố khỉ, ngoài việc thu vé vào chùa lại còn phân biệt khách du lịch với người địa phương nữa các bạn à. Ở vào tình trạng đi với gái mà không có đồng nào trong người như tôi chắc nhiều bạn cũng xấu hổ, nhưng tôi quen cmnr nên mặt cứ tỉnh bơ kệ bố đời và quay sang nói với ông sư kia câu "Thank you!"


Đường lên




Bức tường ở đây cũng thô ráp, không được trau chuốt tinh xảo mấy




Và chụp bức ảnh cùng 3 cô bạn người Ấn mới quen


 
Ngôi đền này được xây vào thế kỷ thứ 15 sau cuộc xâm lăng của người Dogra nó bị tàn phá và được phục hồi vào thế kỷ thứ 19. Thấy bảo người ta lại mới tìm ra bức tranh ở giữa 2 phần nguyên bản và phục hồi. Nhưng hiện tại cũng đang đóng cửa để phục hồi lại bức tranh đó nên em không được vào, mà em cũng không quan tâm lắm vì xem có hiểu gì đâu :D




Nhìn qua thì thấy nơi này có vẻ bảo tồn không được tốt mấy. Bên trong đền không được chụp ảnh, nhưng nếu nhìn bên ngoài như thế này các bạn cũng có thể thấy được. May mà nó ở đây chắc là ít bão gió chứ như ở vùng biển VN em nghĩ chắc nó chẳng còn có thể đứng vững được.


 
Nhưng đứng từ đây nhìn xuống phong cảnh phía dưới thì tuyệt đẹp. Chẳng qua do trình còi với con iphone đời tống của em nó chụp không ra gì thôi. Sắp tới hình như ra con iphone x gì đó chắc em bán thận mua 1 con chụp ảnh hầu các bác sẽ đẹp hơn.









Phút thư giãn ngồi ngắm hoàng hôn. Lúc này chẳng cần gì hết, không cần tiền, không cần rượu ngon, gái đẹp cũng chẳng cần phải bon chen, thủ đoạn. Đôi lúc trong đời chúng ta cũng cần một khoảnh khắc ngồi ngẫm nghĩ rồi thả hồn cho bay theo những cơn gió thầm thì phải không các bác? Đứng trước khung cảnh này em mới hiểu tại sao các nhà sư họ lên đây mới nhập tâm tu luyện được. Vì đến một kẻ nhiều đam mê như em mà lên tới đây còn muốn vứt hết để trở về với cái bản ngã của con người mình. Còn các nhà sư họ được ánh sánh minh triết của Đức Phật dẫn đường thì chắc chắn sẽ tu được thành chính quả


 
Đi dọc vùng đất bắc Ấn và Tây Tạng này các bác có thể nhìn thấy rất nhiều những lá cờ ngũ sắc. Chắc các bác cũng đã biết nhưng em xin cứ dài dòng nói về lá cờ này vậy.
Người TQ và VN mình hay giải thích là 5 mầu của lá cờ (trắng, đỏ, lục, vàng, lam) đó là tượng trưng cho thuyết Ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nhưng em rằng cái đó chưa đúng vì Đại thừa giáo xuất phát từ Ấn độ => Tây Tạng rồi mới truyền qua TQ mà những triết lý của Ấn Độ lại khác xa TQ.

Theo quan điểm của triết học Ấn độ thì 5 yếu tố đầu tiên hình thành lên thế giới là: Đất, nước, lửa, gió và bầu trời nên 5 lá cờ này nó tượng trưng cho 5 nguyên tố sơ khởi là như vậy. Sau này số 5 trở thành con số linh thiêng của Phật giáo như: "Ngũ giới, ngũ trí, ngũ uẩn, ngũ bộ chú, ngũ phương và Ngũ Phật" thì dần dần 5 lá cờ này nó tượng trưng hết thảy cho cả những yếu tố đó. Những yếu tố đó là gì? Kể ra thì rất dài dòng nhưng thôi các bác cứ hiểu đơn giản VD như Ngũ phương là có Trung tâm và 4 phía bắc, nam, đông, tây xoay quanh. Ngũ Phật là có 1 ông Phật ngồi giữa xung quanh là các Bồ tát, La hán... đoại loại thế....

Trên những lá cờ này họ thường ghi những câu bùa chú mà bố tây mới hiểu được và họ treo lên và nhờ gió gửi những lời cầu nguyện đó lên tới trời. Em cũng chẳng hiểu gì về những câu bùa chú đó, và cũng chẳng hiểu ở đây họ cầu nguyện những gì. Nên hỏi Padma thì bạn ấy nói "À thì cầu nguyện cho cuộc sống tốt đẹp hơn" Em hỏi rõ "Tốt đẹp hơn là như thế nào?" "Thì giầu có hơn, may mắn hơn, khỏe mạnh hơn...." Ô thế hóa ra cũng giống VN mình các bác à Em là kẻ vô thần, chẳng hiểu gì về kinh kệ, giáo lý Phật pháp cả nhưng cứ thấy nó kỳ kỳ thế nào ý. Đức Phật chủ tâm diệt dục (tự diệt bớt ham muốn của mình đi) nhưng người ta đến chùa toàn cầu xin ăn lên làm ra, may mắn, danh vọng, quyền lực rồi kẻ đánh đề cầu xin trúng đề, chủ đề cầu xin con đề trượt, buôn lậu cầu không bị công an bắt, công an thì lại cầu bắt được tội phạm..... Cứ loạn cả lên, chẳng biết thế nào chứ em cũng xin cá với các bác là Đức Phật ngồi bên trên có nghe thấy được cũng chẳng biết phù hộ cho ai. Thế nên mấy ông sư lại bày ra trò phải công đức, công đức càng to thì trời Phật càng phù hộ... Thê là nhiều người đem tiền bẩn đi dựng tượng, đúc chuông.... với mong muốn Đức Ngài phù hộ cho mình. Chắc Đức Phật ngồi trên cao cũng giận dữ lắm vì nó đang đi ngược lại các giáo lý của ngài. Chuyện này đem so với chuyện thời trung cổ khi quyền lực của Giáo Hoàng là tối thượng, ngài là người duy nhất có liên hệ được với Thiên Chúa rồi ngài đi rửa tội cho các vị quân vương lấy tiền cũng chẳng khác nhau lắm.

Tôn giáo nào cũng thế, ban đầu sinh ra với mục đích cứu rỗi nhân loại, nhưng trải qua hàng ngàn năm dần dần nó sẽ bị biến tướng rồi lại quay ra phục vụ cho những kẻ trục lợi trên tôn giáo đúng không các bác?

Quay lại chuyện những lá cờ. Người ta treo những lá cờ này từ dưới lên một cái cột như hình nan hoa xe đạp vậy. Gió sẽ thổi và đem lời cầu nguyện của họ đến với đấng bề trên. Và họ cho rằng treo cờ phải treo đúng ngày chứ không nó lại mang đến những điều không tốt, và hết 1 năm vào ngày tết họ lại phải thay cờ mới cũng như những điều ước mới. Nhưng do khí hậu ở đây khắc nghiệt nên chưa hết 1 năm mà cờ đã bay mầu và nhiều cái rách tơi tả







 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,143
Bài viết
1,173,961
Members
191,970
Latest member
intuikraftf
Back
Top