What's new
Xin giới thiệu với đại gia đình nhà Phượt về những điểm du lịch, phượt phịt ở xứ An Giang quê của Người Nhà Quê tui.

Đầu tiên, xin giới thiệu về vẻ đẹp của Xà Tón-đích thị nơi tui lớn lên. Xà Tón là tên ngày xưa của ông bà ta gọi cho xứ Tri Tôn-An Giang ngày nay. Hôm nào rảnh, tui sẽ post thông tin này. Trước mắt, mời mọi người rửa mắt với những hình ảnh xứ Xà Tón xa lắc lơ của tui:



RuongbacthangBayNui5.jpg

Khu vực ruộng ở Tri Tôn và Tịnh Biên nằm giữa những trái núi gọi là "ruộng trên"
để phân biệt với "ruộng dưới"-nơi có đầy đủ nước tưới, hệ thống thủy lợi.
Trước đây, ruộng trên chỉ nhờ nước trời, trồng lúa mùa khi sa mưa.
Bây giờ đã có thủy lợi rồi; nước đầy đủ quanh năm.
Ruộng trên luôn để lại những tấm ảnh đẹp cho nhiều người...




RuongBayNui.jpg

Ruộng trên vào mùa vàng



IMG_0272.jpg

Vùng đất này có khá đông đồng bào dân tộc Khmer.
Đứng trên đồi Tà Pạ ngắm cảnh chợt phát hiện những cô gái Khmer đi chợ về.





IMG_0285-Copy.jpg

Đây là "hồ trên núi", được chụp trên đồi Tà Pạ (thị trấn Tri Tôn).
Sở dĩ có cái hồ này là do khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
Nước trong xanh quanh năm và không bao giờ cạn.




IMG_0294.jpg

Đây là ngôi chùa Xá Tón nằm ngay trung tâm thị trấn.
Ngôi chùa này được xem là một trong những ngôi chùa Nam tông Khmer cổ nhất và đẹp nhất ở An Giang.
Phần mái ở chánh điện lợp bằng ngói màu ngũ sắc rất lạ mắt.
Ở một bài viết khác, Người Nhà Quê tui sẽ giới thiệu về ngôi chùa này.





IMG_0293.jpg

Không gian chùa có vẻ cổ kính và yên bình.



IMG_0297.jpg

Một góc xây dựng mới của chùa Xà Tón.
Mái cong vút của kiến trúc soi bóng xuống hồ.
 
Xuống bè nuôi ca tra mà ăn cá lóc nướng trui, ngon há! Mỹ Hòa Hưng mới phát triển nghề nuôi cá tra bè sau này nhưng sản lượng cũng lớn áh. Ngoài nuôi bè còn nuôi hầm, nuôi trên bãi bồi... Có thời gian, giá đất bãi bồi lên đến nửa tỷ mỗi hecta. Bây giờ hổng biết có tăng giảm gì không?

Nhìn cái cầu khỉ dài thòn lòn này, haizz, nhậu xỉn chắc phải bơi thôi chứ làm sao bước trên cây cầu này được, nhẩy!?

Cảm ơn đã đóng góp, xây dựng "An Giang..." và mong tiếp tục...
 
Ba mẹ mình sinh ra và lớn lên ở SG , mình cũng vậy nhưng nghe kể thì cũng còn mồ mả ông bà và vài người bà con ở Châu Đốc , Long Xuyên ... Mẹ mình thỉnh thoảng có về còn mình thì chưa bao giờ :( . Đi Phượt cũng về Trà Sư , Núi Cấm mà cứ như đi du lịch vậy . Đọc hết 14 trang này tự dưng lại tự hào : An Giang quê tôi đó !
Cám ơn bạn Người Nhà Quê và chắc chắn sẽ có dịp làm phiền bạn vì MÌNH SẼ VỀ QUÊ !!!
 
VỀ AN GIANG VUI LỄ HỘI KHMER

Lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ V- năm 2011 diễn ra tại huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) hứa hẹn là chuyến đi thú vị cho nhiều du khách. Rất nhiều hoạt động diễn ra trong suốt thời gian lễ hội là những sản phẩm du lịch độc đáo và thú vị. Người Khmer ở An Giang đang náo nức chờ đón du khách đến từ phương xa…




attachment.php

Chương trình sẽ diễn ra trong bốn ngày, từ ngày 1 đến ngày 4-12-2011. Suốt thời gian diễn ra lễ hội, có rất nhiều chương trình văn hóa đặc sắc của riêng người Khmer Nam bộ. Đặc biệt là các cuộc tranh tài giữa các đôi bò khỏe mạnh tại cuộc thi đua bò sẽ là chương trình hấp dẫn và lôi cuốn du khách. Hàng chục đôi bò đến từ nhiều tỉnh ở khu vực ĐBSCL và một số tỉnh biên giới thuộc Vương quốc Campuchia. Dù là hoạt động thường niên nhưng đua bò năm nào cũng thu hút hàng chục ngàn người đến từ khu vực ĐBSCL và T. PHCM. Trước khi tham gia cuộc tranh tài, các cặp bò chiến được chủ chăm sóc rất kỹ. Chúng thường được cho uống bia pha với hột gà, mát-xa… để tăng cường sinh lực. Bữa ăn của chúng là cỏ tươi như thường lệ nhưng được chọn lựa cẩn thận để tránh gây bệnh cho bò.
 
Last edited:
VỀ AN GIANG VUI LỄ HỘI KHMER (tt)



attachment.php

Đua bò Bảy Núi-An Giang là hoạt động văn hóa thể thao hiếm hoi còn sót lại trên thế giới. Tại Việt Nam, đua bò chỉ diễn ra tại An Giang. Thời gian gần đây, nhiều tỉnh ở ĐBSCL và một số tỉnh ven biên thuộc vương quốc Campuchia cũng chọn ra những đôi bò tốt tham gia các cuộc thi diễn ra tại An Giang. Thông thường, lễ hội này diễn ra vào lúc bà con Khmer An Giang thu hoạch xong mùa vù, tức thời điểm khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch. Đây là thời điểm nông nhàn nên người dân nghĩ tới hoạt động giải trí. Họ chọn ra những đôi bò khỏe nhất phum sóc làm đại diện để thi thi thố với các phum sóc khác. Đôi bò của phum sóc nào thắng cuộc thì người dân ở phum sóc đó tin rằng sẽ trúng mùa vào vụ mùa sau. Vì thế, phum sóc nào cũng chăm sóc bò thật kỹ để có thể mang may mắn về cho dân làng. Dần dần, đua bò trở thành lễ hội truyền thống của người Khmer An Giang, tương tự như đua ghe ngo ở Gò Quao-Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… Năm nay, hoạt động đua bò được kéo dài đến tháng 12 đúng vào dịp lễ hội này để tạo sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Đã có không ít những tác phẩm ảnh nghệ thuật đạt được giải cao do tác giả ghi lại từ những cuộc thi tài này. Giới văn, nghệ sĩ đã dành nhiều giấy, mực để viết về nét đẹp văn hóa của lễ hội đua bò Bảy Núi làm say đắm lòng người.




attachment.php

Giới nhiếp ảnh phải trả giá cho những khoảnh khắc đẹp bằng món...bò né! (NT)
 
Ngoài đua bò, các trò chơi dân gian của người Khmer Nam bộ sẽ vô cùng hấp dẫn đối với du khách, như: Đua ghe ngo, đội cà-om lấy nước… Đây là hai môn thể thao mang đậm nét dân tộc Khmer. Đua ghe ngo vốn chỉ phát triển ở vùng hạ nguồn các con sông Cửu Long được đưa về vùng Bảy Núi-An Giang sẽ gây thú vị đối với nhiều người. Các chương trình nghệ thuật dân tộc Khmer được các nghê sĩ tập luyện công phu, hình thành nên những tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn được người xem. Đây là những tác phẩm mới, được dàn dựng rất kỹ để phục vụ lễ hội. Chương trình sân khấu lễ hội còn có sự trình diễn trang phục sinh hoạt hàng này, trang phục lễ hội, lễ cưới… để giới thiệu nét văn hóa luôn được giữ gìn và phát huy đến với du khách. Bên cạnh đó là khu ẩm thực đặc trưng của người Khmer Nam bộ hoạt động suốt lễ hội, phục vụ người dân, khách đến tham quan.

Ngoài tham dự lễ hội, khách còn có thể thưởng lãm những cảnh đẹp nơi chùa chiền. Mỗi ngôi chùa Khmer là một tác phẩm nghệ thuật, kiến trúc đẹp. Không gian chùa lúc nào cũng nằm trong một không gian rộng lớn, rợp bóng cây xanh. Những chi tiết, hoa văn trên tường, trên mái, trên kèo, trên cột… đều được nghệ nhân dày công làm tỉ mĩ để các được những mảng trang trí tinh xảo. Bước vào không gian chùa Nam tông Khmer, du khách như đang đi giữ đất chùa tháp ở các quốc gia Phật giáo Campuchia, Lào, Thái…
 
@Người Nhà Quê bạn ơi! Theo tui biết thì:
1. Lễ hội đua ghe ngo hoàn toàn không có ở Gò Quao, Kiên Giang.
2. Lễ hội đua bò chỉ có duy nhất tại An Giang, nhưng mấy năm vừa qua, do mong muốn nôn nóng xây dựng lễ hội trở thành một cái gì đó to lớn, vang dội... nên chính quyền tham gia vào quá trình tổ chức, chấm thi, phát giải .... tạo nên một hiệu ứng ngược là việc đua bò không phải chỉ đơn thuần là niềm vui giải trí của bà con nông dân, mà mang đầy tính ăn thua thành tích cho từng địa phương (thực tế đã xảy ra trong mùa lễ hội vừa rồi!)
Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tui nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, chính xác về quê hương An Giang yêu quý.
Tui đang chuẩn bị show cho bạn xem 1 công trình nghiên cứu sâu về nền văn hóa Óc Eo! :)).
 
@Người Nhà Quê bạn ơi! Theo tui biết thì:
1. Lễ hội đua ghe ngo hoàn toàn không có ở Gò Quao, Kiên Giang.
2. Lễ hội đua bò chỉ có duy nhất tại An Giang, nhưng mấy năm vừa qua, do mong muốn nôn nóng xây dựng lễ hội trở thành một cái gì đó to lớn, vang dội... nên chính quyền tham gia vào quá trình tổ chức, chấm thi, phát giải .... tạo nên một hiệu ứng ngược là việc đua bò không phải chỉ đơn thuần là niềm vui giải trí của bà con nông dân, mà mang đầy tính ăn thua thành tích cho từng địa phương (thực tế đã xảy ra trong mùa lễ hội vừa rồi!)
Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tui nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, chính xác về quê hương An Giang yêu quý.
Tui đang chuẩn bị show cho bạn xem 1 công trình nghiên cứu sâu về nền văn hóa Óc Eo! :)).

NNQ rất tán thành với ý kiến của bạn về đua bò. Lễ hội dân gian đã được thương mại hóa. Thỉnh thoảng có những sự cố do tranh chấp giải... và nhiều lý do khác. Nhưng dẫu sao, đua bò vẫn tồn tại như một món ăn tinh thần...

Đua ghe ngo ở Gò Quao-Kiên Giang diễn ra đúng vào dịp Ook om bok của người Khmer Nam bộ. Lễ hội thường niên đó, bạn ơi. Có lẽ bạn chưa nghe đến và chưa từng đi đến đó vào dịp này.

Vô cùng cảm kích và nóng lòng chờ đợi nghiên cứu văn hóa Óc Eo của bạn, góp phần làm phong phú "An Giang...".

Cảm ơn và chúc sức khỏe!
 
Thanks Người Nhà Quê nhiều lắm.
Cho mình hỏi nếu mình chỉ có 2 ngày cuối tuần và khởi hành từ Củ Chi liệu mình khám phá được những đâu ở An Giang vậy bạn?Mình định đi đường Củ Chi - TL8 - Đức Hòa - N2 - Tân Thạnh - TL837 - TL844 - HỒNG NGỰ - CHÂU ĐỐC
Chặng về chưa biết phải đi sao nữa.Liệu 2 ngày thứ 7 và CN mà phượt bằng xe máy vậy có đủ thời gian không bạn nhỉ?TL837 và 844 nghe nói đang sửa chữa phải không bạn
Nếu bạn biết thông tin gì tư vấn giúp mình nhé để mình lên plan đi sớm trong tháng sau.thanks
 
Xin lỗi vì chậm trễ.
2 ngày từ Củ Chi đi chơi An Giang thì không nhiều thời gian đâu ạh. Đi dọc theo đường biên giới đến An Giang là cung đường đẹp. Vùng thượng nguồn (khu vực biên giới) nước đang rút nên sẽ chiếm nhiều thời gian của bạn vì bận phải chụp ảnh, hỏi han...
Tính từ Châu Đốc, bán khoảng 30-40 cây số, có nhiều điểm dừng chân: Qua cầu Cồn Tiên thì có làng Chăm Đa Phước; Búng Bình Thiên và Vàm Cây Da-nơi có cây da cổ thụ hơn trăm năm tuổi. Qua phà Châu Giang thì có thánh đường Mubarak nổi tiếng, làng Chăm Phũm Soài; đến Tân Châu thì có làng dệt lãnh Mỹ A nổi tiếng. Đi hướng Tịnh Biên thì có chợ biên giới Tịnh Biên; rừng Tràm Trà Sư, làng dệt Văn Giáo, núi Cấm với tượng phật di lặc cao nhất Việt Nam. Ngoài ra, vùng lân cận Châu Đốc có thể đi ghe ở bến tàu du lịch Châu Đốc tham quan làng bè, làng Chăm, đi trên kinh Vĩnh Tế; mua sắm tại chợ Châu Đốc; Thích thì qua chợ Gò Tà Mâu bên Campuchia chơi cho biết; đi chợ SIDA chuyên bán đồ secondhand được nhiều người biết đến; tham quan cụm Miếu Bà-Núi Sam với nhiều ngôi chùa, di tích văn hóa, lịch sử mở đất vùng này...

Điểm đến hơi bị nhiều so với lịch trình 2 ngày rồi nên không nói thêm về các vùng phụ cận thuộc tỉnh bạn (ngoài AG).
Thân!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,162
Bài viết
1,173,995
Members
191,977
Latest member
j88kaufen
Back
Top