What's new
Xin giới thiệu với đại gia đình nhà Phượt về những điểm du lịch, phượt phịt ở xứ An Giang quê của Người Nhà Quê tui.

Đầu tiên, xin giới thiệu về vẻ đẹp của Xà Tón-đích thị nơi tui lớn lên. Xà Tón là tên ngày xưa của ông bà ta gọi cho xứ Tri Tôn-An Giang ngày nay. Hôm nào rảnh, tui sẽ post thông tin này. Trước mắt, mời mọi người rửa mắt với những hình ảnh xứ Xà Tón xa lắc lơ của tui:



RuongbacthangBayNui5.jpg

Khu vực ruộng ở Tri Tôn và Tịnh Biên nằm giữa những trái núi gọi là "ruộng trên"
để phân biệt với "ruộng dưới"-nơi có đầy đủ nước tưới, hệ thống thủy lợi.
Trước đây, ruộng trên chỉ nhờ nước trời, trồng lúa mùa khi sa mưa.
Bây giờ đã có thủy lợi rồi; nước đầy đủ quanh năm.
Ruộng trên luôn để lại những tấm ảnh đẹp cho nhiều người...




RuongBayNui.jpg

Ruộng trên vào mùa vàng



IMG_0272.jpg

Vùng đất này có khá đông đồng bào dân tộc Khmer.
Đứng trên đồi Tà Pạ ngắm cảnh chợt phát hiện những cô gái Khmer đi chợ về.





IMG_0285-Copy.jpg

Đây là "hồ trên núi", được chụp trên đồi Tà Pạ (thị trấn Tri Tôn).
Sở dĩ có cái hồ này là do khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
Nước trong xanh quanh năm và không bao giờ cạn.




IMG_0294.jpg

Đây là ngôi chùa Xá Tón nằm ngay trung tâm thị trấn.
Ngôi chùa này được xem là một trong những ngôi chùa Nam tông Khmer cổ nhất và đẹp nhất ở An Giang.
Phần mái ở chánh điện lợp bằng ngói màu ngũ sắc rất lạ mắt.
Ở một bài viết khác, Người Nhà Quê tui sẽ giới thiệu về ngôi chùa này.





IMG_0293.jpg

Không gian chùa có vẻ cổ kính và yên bình.



IMG_0297.jpg

Một góc xây dựng mới của chùa Xà Tón.
Mái cong vút của kiến trúc soi bóng xuống hồ.
 
Cám ơn bạn nhiều lắm
Nghe bạn kể bấy nhiêu điẹ điểm mà mình "chảy nước miếng" rồi hic,vậy chắc mình phải đi 3 ngày 2 đêm quá,đành phải ráng năn nỉ xếp tiếp thôi
Bạn không có thông tin gì mới nhất về TL837 và 844 à?Mình search trên diễn đàn thì thông tin là đang sửa chưa nhưng những topic và reply đó đã cũ rồi không biết tình hình lúc này ra sao nữa
Dẫu sao cám ơn bạn nhé,để mình ngâm cứu thêm rồi lên lịch lại
 
Bạn không có thông tin gì mới nhất về TL837 và 844 à?Mình search trên diễn đàn thì thông tin là đang sửa chưa nhưng những topic và reply đó đã cũ rồi không biết tình hình lúc này ra sao nữa

Nói đến Tỉnh lộ thì NNQ đúng là quê thật. Đi chẳng nhớ tỉnh lộ đâu. Nhưng đường ở miền Tây thì làm liên miên thôi. Đường giồng khoai, ổ tượng cũng không ít. Nhưng được cái là đường xấu thì xấu một đoạn thôi, không xấu suốt tuyến. Nếu đường đã làm 2-3 năm nay, đối với TL, thì chắc chắn là đã làm xong.

Bạn cứ đi rồi sẽ đến. Đừng lo đường xấu. Nhiều người còn kiếm đường xấu, đường vòng mà đi ấy chứ!=))
 
Nhìn mấy tấm hình ảnh về An Giang mà muốn về An giang quá. Trong những hình ảnh trên, có hình ảnh nào nằm ở du lịch bảy núi không bạn, mình tính đi tham quan mấy núi ở An giang
 
NNQ có nói đến một vài núi, chưa đề cập sâu vào Bảy Núi. Do chưa có thời gian nên chưa xây dựng đầy đủ thông tin về An Giang. Thông cảm nhé!
 
Tuyệt quá! quá tuyệt! chắc chắc chắc... ước gì giờ này được du ngoạn ở An Giang ... hichic ko phải đối diện với chiếc máy vi tính cứng ngắt ặc ặc
 
Last edited by a moderator:
Chào mọi người,

Mình cũng mới bắt đầu tham gia diễn đàn, mình cũng rất thích đi du lịch. Sắp tới, mình định đi An Giang 2 ngày (khoảng đầu tháng 01/2012). Mình không biết nên đi những địa điểm nào ở An Giang? Mình xuất phát từ Cần Thơ đi An Giang, phương tiện là xe máy, 2 ngày. Bạn nào biết rõ về An Giang có thể tư vấn dùm mình được không?
 
Đúng như bác Trần Quyền nói, ngôi nhà bên phải (trong tấm ảnh trên) chỉ giữ đuợc 50% nhà sàn nguyên bản. Thời gian gần đây, nhiều nơi đã có đê bao khép kín, ko còn bị nuớc ngập nữa nên "đôn" sàn lên thêm một tầng nữa. Bên dưới xây thành một ngôi nhà đúc; toàn bộ phần nhà sàn được đưa lên lầu. Hiện nay, rất nhiều ngôi nhà đuợc cất như thế.
Còn nhà sàn có thuộc kiến trúc của PGHH hay không thì NNQ có thể khẳng định là không.
Còn về nhà sàn của nguời Chăm thì phức tạp hơn nhiều. Bác có thể tìm hiểu thêm. :)

-Về Nhà sàn thì theo mình nghĩ nó là đặc trưng của dân cư sống dọc sông Mê Kông, người Kinh, người Chăm, người Khmer ... sống dọc Mê kông đều dựng nhà kiểu như vậy.
- cái nhà trong hình thì mình nghĩ chủ nhân của nó là người Việt hoặc người Hoa ( vì có để năm xây dưng trên nóc nhà .. :), mình chẳng thấy nhà người Khmer nào mà để năm cả, vì họ ko sử dụng số A-râp ...)
-Vùng đất miền tây của Vn hiện giờ thì từ xa xưa thuộc Vương quốc Chăm-pa ( người Chăm - Chàm), sau thì thuộc Chân Lạp ( Khmer), rồi người Kinh... Nên trong dễ thấy sự xen kẻ làng người Chăm, người Khmer, người Việt, người Hoa ... Từ châu Đốc kéo tới cửa Khẩu Khánh Bình ( Ch. Đốc) kéo đến Phnom pênh vẫn thấy sự xen kẻ này. Bên kia cửa khẩu thuộc đất Cambodia là 1 làng người Việt gọi là Bình Di... từ đó đến PP có xen kẻ vài làng người Chăm, Việt...
- Người Chăm ở Việt nam thì theo 2 tôn giáo:
+ Hồi giáo: người Chăm ở miền Tây.
+ Ấn giáo: người Chăm ở Phan rang, Phan Thiết..
Họ ở tập trung thành từng làng và giữ nguyên bản sắc tôn giáo, văn hóa.... Tuy có chịu ảnh hưởng văn hóa nhưng Ít khi họ theo tôn giáo khác, nên những nhà có hình Đức Thầy thì có nhiều khả năng là của người Việt.

Trên đây chỉ là chút ít học lóm, đem chia sẻ với mọi người ... Không hề có ý định múa rìu ...:)
 
Chào các bạn, sắp tới tui đi công tác ở SG, đọc topic này thấy đã quá nên tính về An Giang chơi 3 ngày 2 đêm. Định 12h khuya ngày 13.6 lên xe Hùng Cường đi về Châu Đốc. Cả ngày hôm đó sẽ đi chơi các vùng quanh CHâu Đốc nhưng thấy nhiều chọn lựa quá.
Ví dụ như đi làng Chăm và không gian văn hoá Chăm thì các bạn khuyên nên đi làng nào thì còn giữ nguyên nhiều giá trị văn hoá nhất (trong này tui thấy có bạn ghi ra nhiều : Qua cầu Cồn Tiên thì có làng Chăm Đa Phước; Búng Bình Thiên và Vàm Cây Da-nơi có cây da cổ thụ hơn trăm năm tuổi. Qua phà Châu Giang thì có thánh đường Mubarak nổi tiếng, làng Chăm Phũm Soài,vùng lân cận Châu Đốc có thể đi ghe ở bến tàu du lịch Châu Đốc tham quan làng bè, làng Chăm). Nhờ các bạn tư vấn giúp được không?

Cảm ơn các bạn nhiều.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,156
Bài viết
1,173,989
Members
191,972
Latest member
789win1
Back
Top