What's new

Article: Huyền chip - Hay những lầm tưởng về du lịch bụi

Status
Not open for further replies.
Bỏ qua một số hạn chế, câu chuyện của cô bé Huyền chip thật đáng tôn trọng. Em đã làm được điều mà hàng triệu người không làm được, em không lẫn vào đám đông. Ở một đất nước mà phần lớn các cô gái trẻ tầm tuổi em chỉ biết chụp ảnh khoe đi uống cà phê với mấy bộ đồ mới, những cô gái nhiều tuổi hơn thường cũng chỉ khoe được ảnh của mấy đứa trẻ con nhà mình...ta mới thấy Huyền chip đáng để nhắc tới. Em đã tạo ra giá trị khác biệt - điều hiện rất thiếu ở đất nước 90 triệu dân mà đại đa số đang sống rất nhạt nhẽo này. ( BGI - baogiang.net)
 
Sách thì chắc chắn cũng phải sửa sang cho hoành tráng hơn mà. Nhưng mà mọi người anti ở fb của chip quá đáng quá. Nhiều người ăn nói vô văn hoá, thô tục để đòi sự thật mà cái sự thật đó không hoặc ít liên quan đến mình.
 
Bỏ qua một số hạn chế, câu chuyện của cô bé Huyền chip thật đáng tôn trọng. Em đã làm được điều mà hàng triệu người không làm được, em không lẫn vào đám đông. Ở một đất nước mà phần lớn các cô gái trẻ tầm tuổi em chỉ biết chụp ảnh khoe đi uống cà phê với mấy bộ đồ mới, những cô gái nhiều tuổi hơn thường cũng chỉ khoe được ảnh của mấy đứa trẻ con nhà mình...ta mới thấy Huyền chip đáng để nhắc tới. Em đã tạo ra giá trị khác biệt - điều hiện rất thiếu ở đất nước 90 triệu dân mà đại đa số đang sống rất nhạt nhẽo này. ( BGI - baogiang.net)

Bạn nói chuẩn.
 
Em đề nghị bác biên tập nào bảo đây là bài của em thì gỡ cái tên em xuống với. Em chưa từng viết bài này, bài này là của chị Rosie Nguyen nào đó chứ ko phải của em!
 
nguy hiểm quá " Ngay cả nếu bạn có bỏ mạng trên đường đi như anh chàng Chistopher Mc. Candless trên đường khám phá Alaska hoang dã, thì ít ra sau này tên tuổi của bạn cũng sẽ được dựng thành phim, như bộ phim Into the wild đã tạo cảm hứng cho biết bao nhiêu người đam mê lữ hành trên toàn thế giới. Còn hơn là chết già trong một căn phòng cũ kỹ mà vẫn chưa làm được việc gì đẹp đẽ cho cuộc đời mình."
 
Fewww, lúc đầu em cứ tưởng là của chị r0sy thật, may quá là không phải. Lều báo giờ rảnh thật.
 
Mình đồng ý với zkidkid, bạn nhachuot có thể tham khảo bài dưới đây của 1 mẹ trên WTT.

"Hum trước liếc thấy tiêu đề link này dưng ko xem vì có nhu cầu post vụ nì nữa. Hum nay do giời ko cho tui lương thiện, vì một vài lý do tình cờ mờ ứ bất ngờ nên tui đã đọc và rồi hoà cùng không khí thi đua ném và đỡ đá tưng bừng sôi nổi trên mạng, cũng như để chống cơn buồn ngủ chực chờ khi ngồi hội nghị, tui quyết định chém gió một bài.

À, phải nói rằng, bài viết trong link là bài thú vị nhất trong số những post tui từng đọc về Huyền Chip, với khá nhiều thông tin, trích dẫn, ví dụ và đối sánh. Nhất là nếu biết, trước giờ các bài tổng hợp về HC đều chỉ nêu góc nhìn của người đi du lịch, thì rõ ràng, một bài viết của phượt tử vẫn luôn khiến ngta phải chú ý hơn.

Mặc dù vậy, bất chấp những ưu điểm và hứa hẹn trên, bài viết này vẫn hổng rất nhiều chỗ, từ tiền đề đến lý luận, từ nội dung đến thái độ đến thông điệp kết, cụ thể tui có thể ptích một số điểm sau:

Về tiền đề và thông tin cung cấp:

1. Tác giả mặc định cho rằng dư luận nhầm 2 khái niệm traveler với tourist nên mới nghi ngờ Huyền Chip.

Thật ra dư luận tinh tường hơn thế nhiều, họ không những phân biệt được rõ ràng sự khác nhau giữa traveler và tourist, mà còn phân biệt được giữa traveler được/có tài trợ (sponsor) và traveler tự túc hoàn toàn.

Câu hỏi mà dư luận đặt ra cho Huyền Chip chính xác là: Huyền Chíp có được tài trợ để thực hiện chuyến đi này hay không?

Việc này cũng giống như việc chính trị gia nếu công khai nhận tiền tài trợ thì việc ông ta có bị chỉ trích hay ko còn tuỳ thuộc vào nhà tài trợ ấy là ai, nhằm vào việc gì. Nhưng khi ông ta che đậy chuyện nhận tài trợ này thì chắc chắn mọi người có quyền được chỉ trích và xem lại nhân cách của ông ta cũng như tất cả những thứ ông ta nhân danh và dựng lên.

2. Về việc cần hay không cần chứng minh tài chính.

Nhưng ng nghi ngờ H chỉ thắc mắc trong những nước e đi vẫn có nước cần chứng minh tài chính thôi, ko nhất thiết chỉ nước châu Phi, nhưng tác giả lại chỉ nhấn vào các nước này. Do đó, vẫn còn lại nguyên câu hỏi, cụ thể là, ko có CMTC, Huyền làm sao vào Israel, có thể xem thêm ở đây , phần yêu cầu cho visa du lịch (B/2 Visitor’s Visa).

Về lý luận

Đây là phần hổng lớn nhất của bài viết, chủ yếu nằm ở việc so các bạn Tây mang hộ chiếu Mỹ, Schengen phượt nội Âu hay Mỹ Âu ko tốn tiền và an toàn với việc HC mang hộ chiếu Vn đi phượt châu Phi ko tốn tiền và an toàn. So sánh nì khập khiễng trên nhiều mặt sau:

1. Chuyện ở: Các hình thức homestay, couchsurfing, backpacker hostels, mạng lưới hostel dorm, … tựu chung là những phương cách tiết kiệm chi phí đều phát triển trong Âu Mỹ hơn nhiều ở châu Phi. Couchsurf là chuẩn Âu Mỹ cho du lịch bụi trong khi ở châu Phi thì rất khó khăn, số host quá ít ỏi + an ninh ko đảm bảo gây e ngại cho khách du lịch (đặc biệt nữ).

2. Chuyện ăn: Một huyền thoại nhiều ng tin là nước phát triển thì ăn uống đắt hơn nước kém phát triển. Điều này đúng với thực phẩm cần dịch vụ, còn thực phẩm rẻ tiền, chế biến hàng loạt, thì ngc lại, nước phát triển lại rẻ hơn nước kém phát triển. Ở Âu Mỹ, nếu ko quá cảnh vẻ, lun có thể uống nước ở vòi công cộng, nếu bớt sĩ diện và thêm dũng cảm, luôn có thể ăn đồ ăn thừa còn vài giờ thì hết date ở siêu thị đc vứt hay bán rẻ (vài đô, eur một túi). Trong khi đó, ở châu Phi, nước đắt hơn dầu và ko ai vứt hay bán rẻ đồ ăn, đơn giản khi tất cả đều đói.

3. An ninh: An ninh Âu Mỹ hơn Phi như thế nào chắc ko cần nói. Chỉ thêm rằng, các phượt thủ Tây trong bài là nam, HC là nữ. Nữ nào từng du lịch nhiều ở nước ngoài đều từng gặp 1 số chuyện mà hãy tin tui, họ chỉ chia sẻ với kịch kim 1 ng và càng ko bao giờ thấy bàn luận dù chỉ là nhắc đến trên blog hay facebook. Xác suất gặp những chiện như vầy nói chung thì thay đổi với từng gái, nói riêng châu Phi thì tăng đột biến thành như nhau với mọi gái. Có một khả năng là cũng như nhau cho mọi động vật giống cái (J/K).

4. Visa nhập cảnh: hộ chiếu Schengen miễn visa trong Schengen, hộ chiếu Mỹ đi dưới 90 ngày cũng miễn visa vào Schengen. Điều này ko đúng với Huyền Chip mang hộ chiếu Vn và du lịch châu Phi.

5. Việc làm:

Kiểu hợp pháp: Với chính sách Freedom of move and live của cộng đồng châu Âu thì các bạn Âu không có bất cứ cản trở nào về mặt pháp luật khi cần kiếm việc làm để trang trải tiếp cho chuyến đi. Các bạn Mỹ sang Âu thì có cửa au pair (sống ở nhà host và đc nhà host trả tiền và vé để đi du lịch tiếp). Các bạn khác nữa (Jap, Aus, Can…) thì chính phủ các bạn ý có thoả thuận với các nước châu Âu và nhiều nơi khác nữa để đẻ ra cái gọi là Working Holiday Visa để các bạn í vừa du hí, vừa có thể lao động kiếm tiền trang trải ở nước sở tại.

http://en.wikipedia.org/wiki/Working_holiday_visa

Kiểu bất hợp pháp hay ngoài luồng (Illegal and/or Under the table), kiểu này có những cửa sau: Một là thù lao cực kỳ rẻ mạt, trong trường hợp không thì cũng chỉ bằng mức mức thu nhập hợp pháp tối thiểu cho công việc đấy. Hai là công việc cực kỳ bất hợp pháp. Ba là kỹ năng (mềm hay cứng) của bạn phải ở mức mới từ trển hạ phàm, độc cô cầu bại, thiên hạ vô địch. Bốn là Chúa hô lên: Let there be light và thế là bạn có việc làm với thù lao thật cao (Cá nhân tui thiên về khả năng thứ 4 trong trường hợp của Chip)

Sơ sơ qua đã thấy, hành trình của Huyền và hành trình của những Tây balo kia là hoàn toàn khác nhau về mức độ khó khăn và khả năng đáp ứng. Do đó, dù chuyến đi của mấy bạn Tây kia đúng là bình thường ở Âu Mỹ, hoàn toàn không thể suy ra là chuyến đi của Huyền là bình thường ở châu Phi.

Về thái độ:

Có câu: You should practice what you preach.

Dịch là: Hãy thực hành điều bạn rao giảng.

Tác giả, trong lúc tỏ ra khá phê phán những comment chửi bới phán xét Huyền Chip, cũng mắc lỗi tương tự khi nhận xét cực đoan, định kiến và đánh đồng phe nghi ngờ Huyền Chip vào một rọ “chưa đi nhiều nên mới, không hiểu gì về, những con vẹt trong ao tù, anh hùng bàn phím, vv và vv”. Sự cực đoan này mặc dù văn hoa hơn sự cực đoan của nhiều bạn anti, dưng về bản chất vẫn là một cách nhìn nhận dễ dãi về con ng dựa trên các khuôn mẫu có sẵn thay vì xuất phát từ những lý luận khách quan và cẩn trọng. Điều này ko chỉ làm giảm tính logic, còn khiến các thông điệp nhân văn được quảng bá trong bài viết trở nên có chút hư ảo.

Cuối cùng, về lời kết – đoạn cách ngôn hùng hồn sau:

Cứ thử đi thử đi, để biết có thực sự nguy hiểm không. Cứ thử đi thử đi, rồi bạn sẽ biết thế giới bên ngoài tuy có khác biệt so với môi trường của bạn, nhưng ở đâu cũng có nhân loại, ở đâu cũng có tình người. Những người ở các đất nước khác dù màu da màu tóc khác nhau, nhưng sẽ mở rộng vòng tay chào đón bạn, miễn bạn có cái tâm tốt lành, và một chút cẩn trọng hợp lý.

Câu này gợi ngay đến câu “Hope for the best”. Bài viết, phải nói rằng, đã trình bày rất tốt ý tưởng ấy. Tiếc thay, tác giả đã cố tính lờ đi hay chỉ gẩy nhẹ vào vế thứ hai, đó là “Prepare for the worst”.

Hãy nhớ, khẩu hiệu của Thiếu Sinh Quân toàn thế giới là “Be prepared” – “Hãy chuẩn bị”. Chớ không phải là “Chuẩn bị chút thui, còn đâu đã có nhà hảo tâm và Bụt ở khắp nơi tương trợ”.

Final verdict:

Trong bài viết, tác giả đã sử dụng khá nhiều danh ngôn nổi tiếng và thú vị về du lịch. Tuy nhiên, tác giả đã bỏ quên ngữ cảnh của những câu nói đó, ấy là ko câu nào ngụ ý du lịch bao gồm cả du lịch trên giấy, du lịch không chuẩn bị, hay du lịch kiểu been there done that lấy số má. Thiếu mất những yếu tố này, các danh ngôn kia đơn giản sẽ chỉ là sự cóp nhặt một số khẩu hiệu mang tính dân túy tựa như kiểu chicken soup for the soul.

Tại sao gọi là dân tuý? Là bởi vì nó nhấn mạnh vào khía cạnh ai nghe cũng thích, ấy là khát khao được khám phá thế giới, vươn tới tự do, khẳng định cái tôi, kiếm tìm bản ngã, vv và vv, túm lại là khía cạnh gợi cảm hứng, nhưng lờ đi mặt còn lại của đồng xu, ấy là: Cảm hứng đấy giá trị đến mức nào? Giữa vô vàn cảm hứng đập vào ta từng giờ từng phút từ vô số sản phẩm văn hoá truyền thông, chúng ta ko thể tham lam ngoạm lấy tất mà chỉ nên chọn những cái nào thật giá trị. Việc chọn lọc này lại chỉ có thể thực hiện được thông qua phản biện.

Phản biện, vì thế, chưa bao giờ hướng tới triệt tiêu cảm hứng. Phản biện ngược lại sẽ là cái máy lọc công tâm và sắc sảo vừa thách thức vừa tôn vinh cảm hứng thông qua việc loại bỏ những ảo tưởng tầm thường, những dối trá ngây ngô để nhường chỗ cho những tư tưởng đặc sắc và thú vị.

Huyền Chip không phải là Nam Tước Muyn Khao Den. Câu chuyện của em càng không có cái tính “kỳ thú” như câu chuyện của ngài Nam Tước. Vì thế mọi người không thể thoả mãn với lời giải thích kiểu tôi đói, bỗng dưng có con ngỗng trời rơi vào ống khói lò sưởi, tôi lấy đĩa ra hứng và có ngay một đĩa ngỗng quay ngon tuyệt. Khi cả sự thật lẫn sự thú vị đều ko có, cảm hứng thu được nếu tồn tại cũng chỉ là tạm bợ và hời hợt. HC và một số người không nên nói “Sao mọi người không thể tin em”. Ngược lại, một số người có lẽ sẽ hỏi “Sao em đã ko làm gì để giúp chúng tôi có thể”.

Để kết bài cho tiện, xin dùng một câu của chính nhân vật Christ trong Into the Wild mà tác giả có ý ngầm so sánh với Huyền Chip:

Cảm hứng lớn nhất để Christ sẵn sàng từ bỏ thế giới văn minh, lựa chọn cuộc đời của Supertramp và đi vào thiên nhiên hoang dã, không gì khác, chính là cảm hứng kiếm tìm sự thật.

Rather than love, than money, than faith, than fame, than fairness… give me truth.

Hơn cả tình yêu, tiền bạc, đức tin, hơn danh vọng, hơn cả công bằng, … hãy cho tôi sự thật . . ."
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,748
Bài viết
1,136,871
Members
192,573
Latest member
thienvmex
Back
Top