What's new

[Chia sẻ] Athens - Hy lạp qua mắt Anh Tài

Athens - đến thăm nhà Thần Zeus và đồi Acropolis

Mặc dù đi Châu Âu khá nhiều lần, kể các các nước quanh khu vực Địa Trung Hải, nhưng Hy Lạp vẫn là một điểm đến mà tôi hằng mơ ước, bởi từ nhỏ đã được đọc say mê cuốn "Thấn thoại Hy Lạp" và sau này khi đã có internet, lại được ngắm những tấm hình biển đảo Hy lạp với những ngồi nhà trắng nổi bật trên biển xanh của các hòn đảo Hy Lạp... thì từ đó niềm thôi thúc là phải có một chuyến đi Hy Lạp để chụp ảnh và trải nghiệm các vùng biển đẹp thần tiên của xứ này.

Kế hoạch đi Hy Lạp được lập ra từ nhiều năm, nhưng phần vì chưa có cơ hội, phần vì 3-4 năm lại đây đất nước này lâm vào khủng hoảng kinh tế, các cuộc đình công của công nhân trong ngành hàng không, giao thông thường diễn ra nên cũng có chút ngại ngần. Thế nhưng cứ mỗi lần vào mạng xem ảnh các ngôi nhà trắng trên biển Aege, trong lòng lại còn cào nỗi thèm muốn được một lần trải nghiệm. Vậy là quyết định!

Thời gian tới Hy Lạp không nhiều, chỉ vỏn vẹn có 5 ngày cả đi đường, vì thế tôi phải tính toán sao cho phù hợp vừa chơi được ở Thủ đô Athens, vừa ra được một hòn đảo mà giới nhiếp ảnh và những người đam mê du lịch gọi là một góc thiên đường, nơi có hoàng hôn lãng mạn bậc nhất thế giới, và nơi những đôi uyên ương thường chọn làm điểm hưởng tuần trăng mật mộng mơ nhất - đảo SANTORINI...

Vì thế thời gian ở Athens chỉ có 1,5 ngày, thực sự đúng nghĩa cưỡi ngựa xem hoa. Chỉ tập trung thăm mấy cái đền đài cổ mà thôi.

Chiếc máy bay của hãng Aegean Airlines (một hãng hàng không của Hy Lạp) hạ cánh xuống sân bay tầm 11h00. Trời khá đẹp.

8730370883_52c4d97c4b_o.jpg



Ngoài sân bay, nắng vàng vàng, lá cờ Hy Lạp bay phần phật.


8730370709_aa79970c98_o.jpg



8731491090_57d4d44d20_o.jpg



Chúng tôi đi về nhà một người anh quen biết đang ở Athens, được anh chị chiêu đãi món phở bò Việt Nam, chao ôi là ngon. Câu chuyện thật thân tình ấm áp giữa những người đồng hương xa nhà.... Hiện nay quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hy Lạp khá tốt đẹp tuy về góc độ thương mại còn chưa phát triển mạnh, hy vọng rằng trong tương lai hai nước có hợp tác nhiều hơn về thương mại và văn hóa.

Mải vui chuyện, chợt nhìn đồng hồ, anh giục: "các bạn phải đi không sợ các di tích đóng cửa, bên này họ đóng của các khu tham quan sớm lắm". Chúng tôi bèn lên đường đi đến địa điểm đầu tiên là đền thờ thần Zeus mà tôi gọi vui là "thăm Nhà Thần Zeus".
 
Và đây là một khúc video do tôi quay tại chỗ làm kỷ niệm


[video=youtube;nbPOb-4Lnas]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=nbPOb-4Lnas[/video]
 
Em đang là du học sinh tại Athens, Greece. Em ở đây được gần 4 năm rồi, thấy anh chủ topic đến Athens chơi có mấy ngày mà còn biết nhiều nơi hơn cả em. Em thì thi thoảng có người quen sang chơi thì mới leo lên Acropolis thôi. Còn mấy đền khác em cũng chưa đi bao giờ T_____________T. Anh chị nào muốn đi du lịch Hy Lạp vào mùa hè thì nên đi ra đảo chơi ý ạ, Athens tháng 7 tháng 8 nóng kinh khủng khiếp, dân người ta phải ra đảo tránh nóng hết.
 
Tháng 6 này tôi cũng có chuyến đi châu Âu và hạ quyết tâm tới thăm Hy Lạp. Rất mong nhận được nhiều thông tin để sắp xếp kế hoạch cho thật chỉn chu, lấy điểm với bà xã. :)
 
Sau khi tham quan toàn cảnh nhà hát Odeon từ trên cao, chỉ mấy bước chân chúng tôi đã đến cửa ngôi đền đầu tiên trên đỉnh đồi đó là đền Athena Nike.

Tấm ảnh này chụp trên bậc thang dẫn lên đền Athena Nike - một trong 3 ngôi đền ngự trên đỉnh đồi gồm: Athena Nike, đền Parthenon và đền Erectheion.

Những cây cột trên đường lên đền Athena Nike




Một góc đền Athena Nile

Một góc đền Athena Nike, ca ngợi chiến thắng của thần Athena trước thần Poseidon trong việc tranh giành quyền bảo trợ cho thành phố Athens.

- Athena: nữ thần trí tuệ, tri thức và chiến thắng
- Poseidon: thần biển cả và động đất (ông này chuyên cầm cái đinh ba). Ông này tương ứng với ông Neptun, (điểm 10 dầu ăn cho chất lượng) bên thần thoại La Mã.

Tương truyền Athena và Poseidon tranh nhau bảo hộ cho Athens, một cuộc thi tài diễn ra: một bên biểu diễn đinh ba khua nước gây ra sóng gió rung chuyển, một bên dùng cành olive vảy nước thiêng tạo ra các cây cối xanh tươi... cuối cùng dân chúng Athens chọn Athena và lập đền thờ bà này.
Các bạn chú ý rằng trong tấm ảnh dươi đây , có nhiều miếng đá trắng (mới) xen lần đá màu hơi vàng (đá cũ). Đó là đá mới đưa vào trong quá trình phục chế. Người ta phải dỡ ngôi đền ra từng phần, rồi cắt đá mới cho đúng cỡ đá vỡ và chèn vào, làm công phu nên rất là lâu, nhiều năm nay rồi.
Phần mái đền chẳng hạn, là hoàn toàn mới, đá màu sáng và thẳng băng, không sứt sẹo tí nào.


 
Đi qua đền Athena Nike là lên đến đỉnh đồi bằng phẳng rộng rãi, ngay trước mắt tôi dưới ánh nắng nhạt chiều tà là công trình tiêu biểu và to lớn nhất - đền Parthenon.

Đền Parthénon được coi là ngôi đền đẹp nhất Hy Lạp và được liệt vào danh sách 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Đền này thờ Nữ thần Athéna, Nữ thần bảo vệ thành phố Athens, con của Thần Zeus.
Ngôi đền được xây dựng bằng đá cẩm thạch theo thiết kế Dorish mạnh mẽ và tỷ lệ được coi là chuẩn mực của kiến trúc phương Tây. Đến có chiều dài 69,5m, rộng 30,5m.

Để làm tăng thẩm mỹ của đá, người Hy Lạp cổ quét lên mặt đá một lớp sáp màu sáng. Loại sáp này tan dần và ngấm vào mặt đá dưới tác động của nhiệt độ, càng làm tăng vẻ đẹp của đá hoa cương.

Đền Parthénon được xây dựng từ năm 447 đến năm 432 Tr.CN mới hoàn thành. Đền do hai kiến trúc sư nổi tiếng là Ichtinos và Calicrates thiết kế xây dựng, dưới sự giám sát chung và sáng tác phần điêu khắc của nghệ sĩ số một của Athenes là nhà điêu khắc lừng danh Phidias.

Sự lộng lẫy của công trình được thể hiện qua tỷ lệ cân đối trong việc sử dụng vật liệu đá, mầu sắc và việc kết hợp tinh tế giữa các thành phần kiến trúc và điêu khắc. Hai tác phẩm điêu khắc “Sự ra đời của Nữ thần Athéna” ở diềm mái phía Đông và bức “Cuộc chiến đấu giữa Athéna và Poseidon, giành quyền bảo hộ miền Attic” ở phía Tây là hai tác phẩm điêu khắc hoành tráng, sống động, đầy gợi cảm cùng với các thành phần kiến trúc sáng tạo đã làm cho Đền Parthénon trở thành một trong những kiệt tác kiến trúc, điêu khắc vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.

Hiện nay đền đang được phục chế nên có nhiều dàn giáo xung quanh, có lẽ công việc này còn kéo dài nhiều năm nữa.




Các chi tiết cũ mới xen nhau sau trùng tu




Các chi tiết đá hư hỏng được tháo dỡ đặt dưới đất để đo đạc và tính toán làm cái mới bổ sung





Mời các bạn xem đoạn video tôi quay trên đỉnh đồi này

[video=youtube;nqDJTFFLe4o]https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=nqDJTFFLe4o[/video]
 
Điều đặc biệt là các chi tiết đá, từ cột đá đến các dầm, xà, phù điêu trang trí .v.v. đều không sử dụng chất kết dính mà chúng được đẽo gọt cho thật phẳng rồi ghép với nhau, định vị nhờ những cái lỗ và chốt rất nhỏ.

Bạn hãy hình dung mỗi cột đá cao 18-20m, bao gồm mười mấy thớt đá chồng lên nhau có đường kính khoảng 1,2 - 1,3m, trên đó còn bao nhiêu chi tiết dầm xa và phù điêu nữa mà không đổ, bí hiểm hơn là cách đây hơn 200 năm làm thế nào mà họ đưa được những chi tiết đá nặng khoảng 2 -3 tấn 1 khối lên chiều cao 20m đó, cũng chưa có câu trả lời, ngày nay phải dùng cần cẩu loại lớn mới cẩu lên được.

Đây là cái lỗ định vị trên tâm cục đá (được sơn đen cho dễ nhìn)





Cho ngón tay vào kiểm tra, độ sâu chỉ khoảng 3cm

 
Rời đền Parthenon chúng tôi qua ngay bên cạnh cách đó chứng 30m là một ngôi đền nhỏ hơn, nhưng thiết kế cũng rất đặc sắc - tên gọi đền Erechtheion.

Toàn cảnh đền Erechtheion




Erechtheion nằm gần Parthenon nhưng nhỏ hơn nhiều. Nó được xây vào khoảng năm 421 - 406 trước Công nguyên thờ vua Erectheius. Khác với Parthenon cao lớn có kết cấu hoàn toàn đối xứng, Erechtheion nhỏ hơn và là ngôi đền duy nhất trong kiến trúc đền đài Hy Lạp có mặt bằng không đối xứng theo xu hướng tự do.
Điểm nổi bật của đền Erechtheion còn có thêm hàng cột tạc hình 6 cô gái xứ Caryatids phồn thực và duyên dáng, hình ảnh các gái đẹp này là nguồn cảm hứng cho rất nhiều những họa sĩ, nhà thơ và nhà điêu khắc nổi tiếng.



Những góc nhìn khác của đền Erechtheion

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,668
Bài viết
1,171,080
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top