What's new

[Chia sẻ] Athens - Hy lạp qua mắt Anh Tài

Athens - đến thăm nhà Thần Zeus và đồi Acropolis

Mặc dù đi Châu Âu khá nhiều lần, kể các các nước quanh khu vực Địa Trung Hải, nhưng Hy Lạp vẫn là một điểm đến mà tôi hằng mơ ước, bởi từ nhỏ đã được đọc say mê cuốn "Thấn thoại Hy Lạp" và sau này khi đã có internet, lại được ngắm những tấm hình biển đảo Hy lạp với những ngồi nhà trắng nổi bật trên biển xanh của các hòn đảo Hy Lạp... thì từ đó niềm thôi thúc là phải có một chuyến đi Hy Lạp để chụp ảnh và trải nghiệm các vùng biển đẹp thần tiên của xứ này.

Kế hoạch đi Hy Lạp được lập ra từ nhiều năm, nhưng phần vì chưa có cơ hội, phần vì 3-4 năm lại đây đất nước này lâm vào khủng hoảng kinh tế, các cuộc đình công của công nhân trong ngành hàng không, giao thông thường diễn ra nên cũng có chút ngại ngần. Thế nhưng cứ mỗi lần vào mạng xem ảnh các ngôi nhà trắng trên biển Aege, trong lòng lại còn cào nỗi thèm muốn được một lần trải nghiệm. Vậy là quyết định!

Thời gian tới Hy Lạp không nhiều, chỉ vỏn vẹn có 5 ngày cả đi đường, vì thế tôi phải tính toán sao cho phù hợp vừa chơi được ở Thủ đô Athens, vừa ra được một hòn đảo mà giới nhiếp ảnh và những người đam mê du lịch gọi là một góc thiên đường, nơi có hoàng hôn lãng mạn bậc nhất thế giới, và nơi những đôi uyên ương thường chọn làm điểm hưởng tuần trăng mật mộng mơ nhất - đảo SANTORINI...

Vì thế thời gian ở Athens chỉ có 1,5 ngày, thực sự đúng nghĩa cưỡi ngựa xem hoa. Chỉ tập trung thăm mấy cái đền đài cổ mà thôi.

Chiếc máy bay của hãng Aegean Airlines (một hãng hàng không của Hy Lạp) hạ cánh xuống sân bay tầm 11h00. Trời khá đẹp.

8730370883_52c4d97c4b_o.jpg



Ngoài sân bay, nắng vàng vàng, lá cờ Hy Lạp bay phần phật.


8730370709_aa79970c98_o.jpg



8731491090_57d4d44d20_o.jpg



Chúng tôi đi về nhà một người anh quen biết đang ở Athens, được anh chị chiêu đãi món phở bò Việt Nam, chao ôi là ngon. Câu chuyện thật thân tình ấm áp giữa những người đồng hương xa nhà.... Hiện nay quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hy Lạp khá tốt đẹp tuy về góc độ thương mại còn chưa phát triển mạnh, hy vọng rằng trong tương lai hai nước có hợp tác nhiều hơn về thương mại và văn hóa.

Mải vui chuyện, chợt nhìn đồng hồ, anh giục: "các bạn phải đi không sợ các di tích đóng cửa, bên này họ đóng của các khu tham quan sớm lắm". Chúng tôi bèn lên đường đi đến địa điểm đầu tiên là đền thờ thần Zeus mà tôi gọi vui là "thăm Nhà Thần Zeus".
 
Từ trên đỉnh đồi Acropolis, phóng tầm mắt ra khắp thành phố Athens, điểm đặc biệt của thành phố này là không có các nhà cao tầng kiểu các thành phố phương Tây hiện đại khác








Toàn cảnh di tích đền thờ thần Zeus cách đó khoảng hơn 1km




Và dùng ống TeleZoom soi vào những ngôi nhà cũ kỹ của thủ đô Athens




 
Sau khi chụp ảnh đền Parthenon, tôi đã chú ý đến một chú mèo già ngồi lừ đừ trên một tảng đá gần đó, nó không có vẻ gì là sợ mặc dù khách du lịch đi qua đi lại ngay cạnh. Con mèo nhìn khách du lịch với một vẻ thờ ơ và bàng quan hiếm thấy. Hình như ở đất nước đang khủng hoảng kinh tế này, không chỉ người dân là cảm thấy chả muốn làm gì, mà cả mèo cũng đói kém và cảm thấy uể oải (?).

Nó đây này




Trước khi rời đồi Acropolis để trở lại khách sạn ở Athens, chúng tôi được con mèo già chào tạm biệt bằng một cái ngáp dài...... có ý gì đây?!

 
Rời đồi Acropolis với cái bụng khá đói do leo trèo nhiều, chúng tôi tới một nhà hàng khá đẹp mắt đã được một người bạn vong niên định cư tại Athens đặt trước, cũng cần nói thêm là người Việt ở Hy Lạp rất ít, người bạn Việt Nam này là một đầu bếp danh tiếng và là một chuyên gia về gia vị ẩm thực nổi tiếng được công nhận bởi các tổ chức Quốc tế danh tiếng. Anh vốn là một chàng trai phố Quán Thánh ra đi lập nghiệp ở Châu Âu từ 25 năm trước đây và định cư tại Athens chừng 20 năm.

Do rất sành ẩm thực Hy Lạp nên anh đã đặt sẵn để mời chúng tôi ở một nhà hàng với những món ăn Hy Lạp đặc trưng.

Bữa tối được bắt đầu với món rượu Ouzo truyền thống của Hy Lạp. Ouzo là thứ rượu trắng được chưng cất từ hương cây tiểu hồi (một loại thảo mộc dạng như cây mùi, mà ta hay dùng tắm vào dịp tết đó), có mùi thơm rất đặc trưng, đại khái giống như rượu Anisette của Pháp. Điểm độc đáo của rượu OUzo đó là thường được uống pha với nước hoặc đá, khi cho nước đá vào, nó sẽ chuyển từ màu trong suốt qua màu đục như nước gạo. Ouzo Hy Lạp có rất nhiều loại khác nhau, do nhiều vùng sản xuất.

Đây là một chai Ouzo Plomari khá nổi tiếng

 
Sau khi nhắm nháp chút ít rượu Ouzo cho thơm râu, đó chúng tôi vào dùng bữa chính.
Rượu vang Hy Lạp được rót vào những bình miệng to tay cầm bẳng thủy tinh để cho tăng tiếp xúc với không khí cho vang mềm hơn, rồi được rót ra ly.

Phải nói đôi chút về vang Hy Lạp.

Theo sử sách, rượu vang xuất hiện lần đầu tiên trên cõi đời chính là ở Hy Lạp vào năm 4000 trước Công nguyên. Huyền thoại kể rằng chính Dionysus của Hy Lạp là vị thần rượu nho, cậu là con trai của thần Zeus vụng trộm với một công chúa người trần tên Semele.

Vì phải tránh cơn ghen tuông của bà vợ Héra, nên thần Zeus đã đem đứa bé về hòn đảo mà mình được nuôi lớn năm xưa cho các nàng tiên Xyphanh chăm sóc. Cậu bé được đặt tên là Dionysus, và sống vui vẻ giữa các nàng tiên cho đến khi thành một chàng trai khoẻ mạnh.

Một ngày, Dionysus đi hái nho về, cho tất cả vào chậu, rồi để ở chân tường. Khi chàng với tay lên lấy đồ ở trên giá, chàng vô tình giẫm vào chậu nho. Vài ngày sau, chàng thấy có một mùi rất thơm toả ra từ chậu nho bị giẫm nát hôm trước. Khi uống nước nho vào thì có cảm giác ngọt chua cay chat tê tê sảng khoái và nước cũng rất ngon. Dionysus rất thích thứ nước đó và đặt tên nó là rượu nho. (Dionysus trong thần thoại La Mã là Bacchus).

Đến đế chế Ottoman, nghề sản xuất rượu vang bắt đầ xuống dốc và lưu truyền qua Pháp. Rất nhiều nhà sử học đã nói, vị trí của Hy Lạp trước đây tương đương với vị trí của Pháp hiện nay trong lĩnh vực rượu vang.

Món đầu tiên được phục vụ là Salad kiểu Hy Lạp (Horiatiki) với cà chua, hành tây, ớt xanh, trái Olive và phô mai đặc sản Feta cùng với món râu bạch tuộc nướng - uống với vang đỏ khai vị





Nói qua một chút về Phô Mai Hy Lạp

Hy Lạp sản xuất ra rất nhiều loại phô mai khác nhau, theo thần thoại Hy Lạp, Aristaios, con của thần Apollo và Cyrene, được cử xuống trần gian để ban tặng cách làm phô mai cho người Hy Lạp. Nó được gọi là "món quà có giá trị vĩnh hằng".

Một vài loại phô mai như Feta, Kasseri, Kefalotyri, Graveiera, Anevato, Batzos, ... đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, và không nơi đâu có thể sản xuất được phô mai với hương vị đặc trưng như ở Hy Lạp. Món Phô mai trộn trong Sald Hy Lạp mà chúng tôi giới thiệu chính là Feta.

Tiếp đến món thịt cuốn lòng dê được mang ra, ăn cùng với kem sữa - phô mai tươi trộn gia vị.
Món lòng dê cuốn gồm thịt dê bao ngoài, trong cuốn gan và lòng dê ăn cùng với một loại kem sữa dê, có trộn lẫn một số loại thảo mộc xanh xanh ở trong đó, vị thơm béo và mát.

 
Tiếp đó món chính là sườn cừu nướng được mang ra ăn với chanh tươi. Đến Hy Lạp thì thịt cừu là đặc sản và rất ngon, béo và nhiều thịt




Và trong tất cả các món ăn của xứ này, đều không thể thiếu dầu Olive, loại dầu mà Hy Lạp là nước đầu bảng về chất lượng và sự tinh khiết thơm ngon.
Dầu olive được dùng như một loại nước sốt, cùng với chanh và các loại thảo mộc khác trong hầu hết các món ăn. Những món ăn truyền thống Hy Lạp như sườn hay cá nướng nguyên con sẽ không có hương vị hoàn thiện nếu thiếu đi món sốt latholemono - một loại sốt đặc được làm từ dầu olive và nước chanh.

Bũa chính được kết thúc với những trải nghiệm về văn hóa ẩm thực đầy thú vị của một đất nước Địa Trung Hải, nhưng chưa hết, dù cho rất no thì chúng tôi vẫn phải thử tiếp cho thỏa nỗi tò mò bởi nhà hàng đã mang tiếp ra món tráng miệng sữa chua trộn mật ong và một ly cafe nhỏ thơm lừng.

Món sữa chua trộn mật ong là món tráng miệng truyền thống ở xứ này, sữa chua đặc, mát lạnh và béo hòa quyện với hương thơm ngọt tinh khiết của mật ong vàng óng, phải nói thêm rằng mật ong Hy Lạp được các sách tư vấn ẩm thực cho là ngon nhất thế giới, đó là do đặc điểm thổ nhưỡng của xứ này đất đai cằn và đá vôi, nên làm cho các loài cây hoa có tinh chất đậm đặc ong hút về làm mật rất thơm, và mật ong rất đặc sánh, màu vàng đẹp.




Người Hy Lạp uống loại cà phê đen, đậm đà và xay rất mịn gọi là kafedaki. Thứ thức uống truyền thống này được pha trong bình có tay cầm dài gọi là briki, điểm đặc biệt là pha không dùng filter nên khi uống phải uống từ từ, từng ngụm nhỏ, nếu không bã cafe dưới đáy ly sẽ bị vẩn lên. Cafe Hy Lạp thơm, đậm giống cafe Thổ và cũng có nét của cafe Việt Nam


 
Bạn AnhTai chụp ảnh quá đẹp ! tôi rất thích nhìn một cách xăm xoi tấm ảnh chụp telezoom khu phố ở Athen. Cuộc sống đời thường bao giờ cũng có nét quyến rũ rất riêng của từng nơi. Bạn chớp được mấy cái ảnh đó thật thú vị.
 
Cảm ơn bác HaHoi, tôi bận công tác quá nên đã hơn 1 năm mới lại vào Phượt forum để pót bài chia sẻ trở lại. Cảm ơn bác đã xem và cho ý kiến. Tôi cũng rất thích đọc bài của bác vì rất chi tiết tỉ mỉ. Tôi thì chỉ hay chụp ảnh thôi vì thường kết hợp công tác nên cũng hơi vội vàng một chút.
Mong bác đọc và cho những ý kiến nhé, cảm ơn bác.
 
Trước khi đi Hy Lạp em cũng có đọc bài của bác Anh Tài, cảm ơn bác rất nhiều về những thông tin chia sẻ. Em cũng đến Athens và có một buổi chiều tối trọn vẹn ở ngọn đồi này. Khung cảnh bác chụp năm 2013 so với lúc em đến chẳng khác là mấy, đền Pantheon vẫn chằng chịt giàn giáo và ngổn ngang gạch đá xung quanh. Được cái buổi chiều hôm đó tụi em được miễn phí vào cổng mà k hề lường trước nên rất vui sướng vì tiết kiệm được vài E, hehe. Buổi tối tụi em cũng thưởng thức salad Hy Lạp và bạch tuộc nướng nhưng tiếc là chưa thưởng thức rượu và kafe như bác, thôi em sẽ thưởng thức "bù" ở Thổ trong chuyến đi kế tiếp vậy.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,349
Bài viết
1,175,330
Members
192,061
Latest member
sunwinrepublican
Back
Top