What's new

Ba người đi Tibet

(hồi ức ghi trong thời gian dưỡng lão)

Tôi về nhà sau hơn 1 năm lang thang, bố mẹ tôi mừng lắm. Tôi cũng vui. Niềm vui nhẹ nhõm như vừa hoàn thành 1 số mục tiêu lớn, khác hẳn với niềm vui kích động trước mỗi chuyến đi.

Tôi thấy thế là khá đủ, và nghĩ rằng không cần đặt thêm mục tiêu đi lại nào nữa.

Để ổn định đời con gái, tôi nghĩ mình nên xin việc ở 1 cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu hay cơ quan bộ nào thì càng tốt. Bố mẹ tôi nghe cái quyết định có tính đột phá này thì mừng lắm, nghĩ con mình đã trưởng thành và biết tu chí.

Rồi tôi được 1 chú bạn của gia đình khuyên và giới thiệu đi xin việc ở Viện nghiên cứu Kinh tế chiến lược (tên dài quá, tôi ko nhớ nổi nữa), cái viện có cái nhà to cây cổ thụ ở Phan Đình Phùng, cái viện trước có bác Lê Đăng Doanh làm viện trưởng.

Cơ quan nhà nước, người ta yêu cầu 1 cái thư xin việc viết tay, chứ không phải oánh máy. Lần đầu tiên làm cái việc này, tôi bỏ hẳn ra 1 buổi chiều, gạch xóa, tẩy sửa.

Hài lòng với câu cú mình nghĩ ra, tôi photo hẳn lại 1 bản cất đi sau có lúc dùng. Sau này, có lần mở ra xem lại, tôi mới hoảng hốt phát hiện ra, trong cái buổi chiều vừa sáng tác, vừa tán phét với con bạn ngồi bên cạnh, câu cuối trong cái thư xin việc (sau 8, 9 lần nháp), chữ tôi tròn trĩnh, rõ ràng: "Xin chân thành cám ơn và kính mong Viện trưởng và lãnh đạo viện xem xét nguyện vọng của tao." (lỗi tại sự phức tạp của đại từ nhân xưng tiếng Việt)

Dài dòng một chút, vì tôi nghĩ làm người nghiêm túc sao mà khó vậy. Có ý định hẳn hoi mà rồi cũng không làm nổi.

Cũng may, sau đó tôi không làm ở đó, mà vào làm cho 1 tổ chức phi chính phủ.

Sau 1 năm làm việc nghiêm túc, có lý tưởng "Vì người nghèo", với khoảng 2 chục chuyến công tác miền núi, đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp chút gì đó cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, vui vẻ với các đồng nghiệp trong nước và quốc tế, tôi xin nghỉ việc.

Lĩnh 1 tháng lương chế độ, cộng với số tiền ki cóp trong 1 năm, tôi thấy mình đã đủ tiền đi Tây tạng.
 
Sera Monastery

Buổi chiều, chúng tôi tranh thủ đi thăm tu viện Sera (Sera Monastery), tu viện của phái mũ vàng (Gelugpa or Yellow Hat Sect).

Tu viện Sera nằm ngay ngoại ô Lhasa, đi taxi chưa đến 20'. Tu viện Sera được XD năm 1419. Sera trong tiếng Tạng có nghĩa là hoa hồng dại, vì khi xây tu viện này, hoa hồng dại nở rực ngọn đồi phía sau.

Tu viện theo tôi hiểu là trường ĐH của sư, như 1 campus, có khu học tập, nhà cầu nguyện, thư viện, bếp, khu nhà ở. Tu viện Sera khá lớn, rộng 115,000m2, gồm 3 college: Sera Mey Dratsang (1419), đào tạo các kiến thức cơ bản; Sera Jey Dratsang (1435), lớn nhất, và Ngagpa Dratsang (1559), trường đào tạo lạt ma phái mũ vàng.

picture.php


picture.php


picture.php


Tu viện Sera là 1 trong 3 tu viện lớn nhất và quan trọng nhất của người Tạng (Sera, Drepung và Ganden), và cũng là tu viện bị phá hủy nặng nề nhất khi quân đội cách mạng tiến vào Lhasa năm 1959, đặc biệt toàn bộ sư của Ngagpa Dratsang (trường đào tạo lạt ma phái mũ vàng) đã anh dũng chiến đấu và bị tiêu diệt không còn 1 ai. Vào thời điểm đó, số lượng sư của tu viện lên đến 5000 người. Ngày nay tu viện đã được tu sửa lại căn bản như cũ, và có khoàng vài trăm sư theo học.

1 điều đặc biệt nữa làm tu viện Sera trở nên độc đáo là truyền thống "truy bài" của lạt ma mũ vàng (Mons debates).

Đang mơ màng lang thang trong cái tu viện rộng lớn này (3 đứa mỗi đứa đã lạc 1 nơi), bỗng nghe tiếng rào rào từ đâu vọng lại, tôi lập tức bám theo 1 bóng lạt ma áo đỏ bởi đó là cách đến vườn truy bài nhanh nhất.

Khu vườn sỏi trắng tràn ngập màu đỏ của lạt ma. Tiếng rào rào sôi động. Vui tai, vui mắt, hưng phấn như chính mình cũng là 1 thành viên.

picture.php


picture.php


Sách nói rằng, trong quá trình theo học tại tu viện Sera, tất cả các lạt ma đều phải tham gia các buổi truy bài, nâng cao kiến thức và trình độ. Buổi truy bài thường bắt đầu từ 3h chiều hàng ngày. Bổ sung cho "cuộc chiến ngôn ngữ" khô khan, các lạt ma thường thể hiện nỗ lực học tập qua các động tác chuyển động cơ thể, kết hợp khéo léo với nội dung câu hỏi, đế đến lúc kết thúc cũng là lúc người hỏi (đứng) vỗ tét 2 bàn tay, thúc người ngồi dưới trả lời.

Lạt ma càng trẻ nhiệt tình càng cao, tiếng đọc cũng to hơn, động tác múa say sưa hơn, tiếng vỗ tay thì khỏi nói, đanh và khỏe vô cùng.

picture.php


picture.php
 
Chị baxu bao giờ cũng tìm ra được những sinh hoạt đời thường mà rất thú vị của nơi chị đến. Và bao giờ cũng tìm ra những đặc tính hay ho của dân cư nhé.

Đọc bài khoái ơi là khoái!
 
Hì đọc bài lại nhớ đến lúc đó có chat chit với baxu trực tuyến từ Lhasa, cứ ngồi một bên máy tính mình cười khùng khục vì lúc nhóm mình lên đó thì vô xờ tư chả xếp hàng tẹo nào, phòng ốc vắng tanh muốn tranh thủ cái gì cũng được í, lại nằm ngang ngủ ngồi ở trên Potala các vị sư lấy thảm lông cừu mời ngồi tán chuyện cho đến lúc bị mấy chú lính tầu mời xuống phòng khách ngả lưng . Tớ đánh được một giấc ở đó ngáy khò khò.

Baxu nhớ tài, viết hay và khỏe ;)

ah, Tibet mới thông báo chính thức mở cửa lại cho khách du lịch cuối tháng 6 . Bác nào định đi tranh thủ đi đi nhé!
 
Sera Monastery

Như trên đã nói, tu viện Sera là tu viện đào tạo lạt ma phái mũ vàng.

Sau khoảng hơn 1 tiếng truy bài, các lạt ma trẻ (học viên???) đổ về 1 khu vườn bên cạnh, rộng hơn. Ở đây có thêm sự tham gia của các lạt ma cao tuổi (thày???), tất cả quây lại thành vòng tròn, nghe 1 lạt ma ở giữa giảng giải gì đó. Tôi nghĩ có thể là lời tổng kết, động viên 1 ngày học tập và lao động, khái quát công việc ngày hôm sau?

picture.php


Tôi phát hiện ra lạt ma cũng nói chyện riêng, cũng rúc rích cười, cũng nghịch mobi trong giờ học!

picture.php


Sau đó tất cả đồng loạt đội mũ vàng lên đầu

picture.php


Rồi lại tháo ra, tôi cũng chưa tìm cách lý giải.

Tôi vẫn thắc mắc về việc đăng kí theo học tại các tu viện của người Tạng. Không hiểu là do cha mẹ gửi vào từ bé, hay tự bản thân họ mong muốn trở thành 1 lạt ma. Rồi khi vào có phải thi thố đầu vào như thi ĐH nhà mình hay kô. Mong các đoàn sau này đi Tibet có tìm hiểu thì cùng chia sẻ.

Rồi cũng đến lúc các lạt ma kết thúc buổi truy bài, kết thúc 1 ngày làm việc

picture.php



Các Lạt ma ở Tây tạng rất vui vẻ và gần gũi. Cũng xấu hổ, làm duyên khi có người chụp ảnh, cũng thích thú khi được xem lại hình mìng qua cái màn hình bé tí, dễ thương vô cùng. Chỉ tiếc là ngôn ngữ bất đồng nên tôi không có cơ hội tán nhảm.

picture.php


Sau đó, thấy 1 lạt ma hối hả đi vào 1 cái cửa trông rất đẹp, tôi thấy dáng vẻ khả nghi lập tức bám theo. Tôi ngờ ngợ sau cánh cửa sẽ là 1 khu phòng họp quan trọng, hay 1 cái thư viện cổ kính. Lạt ma cao to, chân dài, đi rất nhanh, thoăn thoắt lên thang gác. Tôi đi theo cách 1 quãng ngắn nhưng dứt khoát ko mất dấu vết.

Hóa ra là cái toilet

picture.php
 
Khẽ kéo áo bạn baxu một cái: Lạt Ma là từ để gọi những vị cao tăng, đạo sư bậc thầy rồi. Mấy chú bé kia thì chỉ nên gọi là tăng sĩ, hay chú tiểu thôi.

Không biết đây là lần mấy trăm tớ vuốt ngực thèm Tây Tạng nhưng vẫn nhớ lần đầu tiên là khi đọc quyển "Con đường mây trắng". Tớ vẫn thích cái tên Tây Tạng hơn Tibet.
 
Cám ơn bạn zorzo nhá, quả tình mình ko sâu và ko chắc kiến thức đâu.

Tại vì đọc trong sách, lại thấy giới thiệu buổi truy bài do các lạt ma thực hiện vào 3h chiều hàng ngày, nên mình gọi tuốt là lạt ma, sai cho mình xin lỗi nhé.

Debating of Buddhist Doctrines

The Gelugpa or Yellow Hat Sect of Tibetan Buddhism studies Buddhist doctrines using a step-by-step process. As a part of their study, lamas must participate in debates to further their comprehension and proceed to more advanced levels of study. The debating traditions in the Sera Monastery are unique among the three famous monasteries in Lhasa. Debates are conducted by the lamas in the monastery every day beginning at 3.p.m.

Những cái này nói chung mình lơ mơ lắm.
 
Khẽ kéo áo bạn baxu một cái: Lạt Ma là từ để gọi những vị cao tăng, đạo sư bậc thầy rồi. Mấy chú bé kia thì chỉ nên gọi là tăng sĩ, hay chú tiểu thôi.

Gọi là Tăng sĩ cũng chưa được bác ạ. Tăng sĩ là bậc cao rồi, thậm chí còn hơn cả Tăng.

Gọi là các Tiểu lạt ma cũng được, hoặc chính xác thì là là Sa di.


Hóa ra là cái toilet


Suýt sặc !!!
 
Cám ơn bác Chit, bác sặc nhưng đừng nghẹn nhá.

@ bạn zorzo: Có lẽ mình chưa tìm hiểu kĩ nên mắc cái lỗi chung của guide book tiếng Anh, thấy dùng chung tất là Lama :((

(Wikipedia)

Lama (Tibetan: བླ་མ་; Wylie: bla-ma) is a title for a Tibetan teacher of Dharma.

Perhaps due to misunderstandings by early western scholars attempting to understand Tibetan Buddhism, the term Lama has historically been erroneously applied to Tibetan monks generally.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,063
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top