What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Thường tên các trường học, bệnh viện....được đặt theo tên nhà sáng lập hoặc nhà tài trợ chứ không như ta phải đặt theo tên vị lãnh đạo nào để tỏ lòng tôn kính. Như Harvard này được đặt theo tên của ông John Harvard - một người nhập cư từ Anh. Người đã hiến 779 bảng Anh và 320 sách cho thư viện nhà trường.
Em không sống ở thế kỷ 17 nên không biết số tiền đó lớn chừng nào. Nhưng hồi đầu thế kỷ, người Hà lan mua khu Manhattan có 24 USD từ người da đỏ thì chắc số tiền kia lớn lắm. Ngày nay trường Harvard ngoài chuyện là trường xếp số 1 thế giới theo bất kỳ tiêu chí hay tổ chức nào, còn là trường giầu nhất thế giới với tổng số tiền được tài trợ lên tới 32 tỷ USD.
Văn hoá phương tây nó khác với phương đông, những nhà tỷ phú họ không có khái niệm để lại tất cả cho con cái, mà sau khi kiếm được tiền họ đem làm từ thiện, lập ra cái quỹ lấy tên họ hay đem hiến tặng cho nhà trường.... trong khi bản thân họ rất giản dị, không cần cao lương mỹ vị, rượu ngon gái đẹp....nhìn bức ảnh Bill Gates xếp hàng mua đồ ăn nhanh so với mấy ông nhà giầu mới nổi luôn miệng hỏi "Mày có biết tao là ai không?" khác nhau nhiều quá.
Nhân tiện chuyện "Mày có biết tao là ai không?" em xin kể hầu các bác một câu chuyện:
Chúng ta đều biết tới Albert Einstein như là một nhà vật lý học hàng đầu, cha đẻ của thuyết tương đối mà đa phần chúng ta chẳng hiểu cái thuyết đó là gì. Albert Einstein luôn là người ăn mặc khá luộm thuộm và xuyềnh xoàng. Một hôm vợ ông nói "Anh nên may một bộ quần áo comple tử tế mà mặc" ông nói: "Ui giời! ai biết mình là ai đâu mà phải mặc comple"
Khi ông đoạt giải Nobel xong, vợ ông nói: "Bây giờ thì anh nổi tiếng rồi, hãy mua bộ quần áo tử tế" Ông nói: "Bây giờ ai cũng biết tôi là Albert Einstein rồi thì mặc gì người ta chẳng biết"


Tượng John Havard ở trước toà nhà văn phòng của trường





 
Thư viện Widener thư viện lớn nhất nước Mỹ và là một trong những thư viện lớn nhất thế giới. Nhìn nó nhỏ bé, khiêm tốn vậy thôi chứ bên trong nó chưa tới hơn 15 triệu đầu sách đấy các bác ạ. Ăn nhau ở cái bên trong chứ xây cái nhà to nhất thế giới hay cao nhất thế giới....thì quốc gia nào chẳng làm được đúng không các bác?
Người phương tây nói chung và ngừoi Mỹ nói riêng họ luôn coi văn hoá, nghệ thuật là của nhân loại, không thuộc riêng về ai. Kể cả những phát minh, sau một thời gian được cấp bảo hộ để các công ty thu hồi vốn nghiên cứu họ cũng sẽ bắt công bố để kiến thức đó cho nhân loại.....Họ có những quan niệm rất khác, câu chuyện em kể ra dưới đây là một VD.
Chúng ta đầu biết những cây đàn violin Stradivarius luôn nằm trong top nhạc cụ đắt nhất thế giới. Hàng năm các kỳ đấu giá, những nhà triệu phú bỏ ra cả vài chục triệu USD để đấu giá bằng được, mua nó về. Cứ tưởng họ mua về để bày trong tủ kính rồi khi khách khứa đến sẽ phô ra chém gió bla, bla, bla.... nhưng không phải.
Với quan niệm, cây đàn nó chỉ có giá trị khi nó được đặt vào tay các nghệ sĩ hàng đầu, chứ không nó chỉ là khúc gỗ. Mà nghệ sĩ thì nghèo, tiền đâu bỏ ra mấy chục triệu USD mà mua. Nên các nhà triệu phú họ bỏ tiền ra mua đàn để đem cho hay cho mượn. Và chính nhờ có họ những cây đàn Stradivarius mới cất tiếng ngọt ngào trong các buổi hoà nhạc. Và cũng thật may mắn cho nhân loại là mấy ông tỷ phú phương đông không đam mê gì thứ nhạc phương tây này. Nếu không nó đã nằm trong tủ kính của một ông tỷ phú nào đó và như con chim bị cắt lưỡi mãi mãi sẽ không ngân lên được một khúc nào nữa





Đối diện thư viện là Memorial Church cái này dịch hơi khó tạm dịch Nhà thờ tưởng niệm vậy




Theo những gì ghi ở trên thì đây có vẻ là trường Triết học của Harvard thì phải. . Đặt ngay cạnh thư viện như thế này chắc để SV sang đọc bộ Lenin toàn tập cho nhanh. Không biết các bác thế hệ 7x có nhớ không chứ ngày xưa em ra Hiệu sách nhân dân thấy toàn Lenin toàn tập đến hơn 50 tập bày trong tủ kính, ngoài ra chẳng có sách gì khác


 
Ngay cạnh đấy là một bảng thông tin, chủ yếu là việc làm cho các bạn SV....thu nhập khá cao từ 560-680 USD/ tuần. Ngoài những SV, HV học tập và nghiên cứu tại trường ra, Harvard còn cấp bằng danh dự cho những nhân vật nổi tiếng có đóng góp cho xã hội. Nhưng không nhiều, có năm thì khoảng chục người, có năm thì 1 vài người. Ngừoi đầu tiên được cấp ằng TS danh dụ chính là Benjamin Franklin và năm nay người nổi tiếng nhất được Harvard cấp bằng TS danh dự chính là bà thủ tướng Đức Angela Merkel với bằng TS danh dự luật. Nhưng quan trong hơn là bài phát biểu của bà khi đứng giữa các tân Cử nhân, thạc sĩ, Tiến sĩ....bà nói cần phải mở rộng cái đầu hướng tới chủ nghĩa toàn cầu hơn là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi....nói thế khác dek gì chửi thẳng vào mặt anh Trump. Thế nên em cũng rất mong một ngày nào đó cụ Tổng Tịch nhà ta được Harvard cấp bằng TS danh dự triết học để rồi đứng trước ngôi trường đào tạo ra các chính trị gia của bọn tư bản cụ nói về Chủ nghĩa xã hội mãi mãi vĩnh hằng cho chúng nó sáng mắt ra. Chứ không phải đứng ở Cuba phát biểu như lần trước nữa






 
Cạnh trường Harvard là trường MIT (Massachusetts Institute of Technology), Nếu như trường Harvard luôn tự hào khi có tới 8/45 vị tổng thống xuất thân học trường này thì MIT tự hào khi có tới 4/12 nhà du hành vũ trụ từng đặt chân trên mặt trăng xuất thân từ trường này. Như thế cũng đủ thấy sự khác biệt giữa định hướng đào tạo của 2 trường.

Ngày nay thời đại của công nghệ nên mọi sinh viên trên thế giới thi nhau apply hồ sơ của mình vào MIT xin học. Nhưng ngoài những ước muốn mưu cầu hạnh phúc....thì không nhỏ trong các bạn SV đó đến đây học với mục tiêu chính là ăn cắp công nghệ, nên đợt vừa rồi MIT đuổi một loạt SV ngừoi Trung Quốc và cánh cửa để được nhận vào học của SV TQ nói riêng và châu Á nói chung đã hẹp lại còn chật hơn nữa.
Học phí học trường này tuỳ từng ngành học nhưng vào khoảng 70K USD/năm. Mức học phí đó quả là không mấy dễ chịu. Nhưng bọn Mẽo nó rất nhân văn. Nếu các bác chứng minh rằng các bác xứng đáng để nó đào tạo nó sẽ nhận bác vào. Học phí là một chuyện, nhưng nếu các bác chứng minh các bác là tài sản của trường thì đừng lo chuyện học phí. Bọn nó có câu rất hay: " Chúng tôi không tuyển chọn chỉ bởi vì bạn có thể trả đủ tiền học, và chúng tôi cũng sẽ không từ chối bạn chỉ vì bạn không thể trả nổi tiền học dù chỉ một xu!" và "Nếu bạn được tuyển chọn, chúng tôi cam đoan bạn có đủ tài chính đến học ở đây" Như thế mọi việc chỉ phụ thuộc vào các bác thôi phải không ạ? Gì chứ, giỏi thì cái gì cũng có













 
Theo các tổ chức đánh giá và xếp hạng các trường đại học. Về tổng thể tất cả các ngành đào tạo thì MIT luôn đứng trong top 10, nhưng các ngành: Không gian, Công nghệ máy tính, Vật liệu, toán, điện, hoá học.... luôn đứng trong top 3. Chính vì thế nếu được trường MIT tuyển thì còn hơn trúng Vietlot vì tỷ lệ được chấp thuận ở trường này rất thấp. Đối với SV Mỹ tỷ lệ được chấp thuận có hơn 10%. Trong khi tỷ lệ được chấp thuận được theo học của SV quốc tế chỉ là 3% cho tất cả những người nộp đơn từ khắp thế giới. Đó là số liệu từ mấy năm trước, còn mấy năm gần đây với vụ SV Trung Quốc ăn cắp công nghệ, các nàh khoa học TQ làm gián điệp....tỷ lệ được chấp nhận cho SV quốc tế còn thấp nữa
Cái hay của nền giáo dục Mỹ là chẳng cần thi đại học gì ráo. Học hỉ cần mấy cái: bảng điểm, bài luận, Toefl, SAT, SAT 2 và cái thư giới thiệu. Từ đó họ phỏng vấn, thế mà cũng chọn ra được người đáng để đào tạo. Thế mới tài, ở VN mà như thế có mà các thế lực thù địch nó lợi dụng chuyện đó nâng điểm, nhận học cho con cán bộ để hạ uy tín cán bộ như anh Triệu Tài Vinh anh ấy nói ngay










 
Tại sao các bạn Trung Quốc lại cứ nhăm nhăm đến đây ăn cắp công nghệ? Vì từ Thế chiến thứ 2, MIT đã ký kết hiệp ước với chính phủ Mỹ như là trung tâm hàng đầu nghiên cứu về vũ khí, và đã có rất nhiều phát minh.
Chính vì thế nên số lượng researchers của MIT khá lớn nên họ đào tạo ở bậc sau đại học nhiều hơn bậc đào tạo đại học. Ở bậc đại học họ chỉ cấp mỗi bằng Cử nhân khoa học (bachelor of science) và cũng như trường Harvard tên bằng được đọc tắt là SB theo tiếng Latin scientiae baccalaureus






 
Vì là Học viện công nghệ dạng kiểu như trường Bách khoa nhà mình. Nhưng thay vì làm cái cổng hoành tráng như cái cổng Parabol thì MIT lại để mấy cái khối tam giác, hình trụ, hình tròn....tượng trưng cho toán học cho bọn trẻ ngồi chơi. May là ở Mẽo chứ ở VN được vài hôm mấy thằng SV say rượu đi về nó đái cmn vào rồi làm ô uế mất cả nền toán học






 
Chơi chán rồi bắt uber về các bác ạ. À mà các bác thấy em đi uber các bác lại bảo phượt gì mà sang thế? không đi metro cho rẻ????? Nhưng thật sự là các phương tiện giao thông công cộng ở Mỹ cực đắt các bác ạ. Đắt nhất là cái cable car ở San Francisco với 7 USD/lượt đi. Metro ở New York cũng 2.5 USD dù nó đã hơn trăm tuổi. Metro ở đây cũng thế. Nhà em có 5 ngừoi, nếu đi Metro hết 12.5 USD/ lần. Trong khi nếu đi uber loại 6x (dành cho 6 người) thì giá khoảng 1.5-1.8 USD/ km. So ra nếu đi đoạn gần thì uber có lợi hơn lại còn đỡ phải đi bộ cho các cụ










 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,727
Bài viết
1,136,396
Members
192,517
Latest member
tk88atcom1
Back
Top