What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Xe bắt đầu chạy vào đường cao tốc để lên cầu treo Cổng vàng. Từ con đường trên cao này có thể quan sát được một phần vịnh San Francisco










 
Đen cho nhà em, hôm đó trời quá nhiều mây mù nên đến cầu treo chẳnng nhìn thấy cái Cổng vàng nào cả, chỉ thấy những cột thép cao to sừng sững cùng với hệ thống cable to như con trăn loằng ngoằng như muốn bám chặt lấy khách du lịch










 
Cây cầu treo này bắc cao nhằm cho tàu thuyền chui qua gầm vào vịnh San Francisco, nên trên này trời khá lạnh. Cùng với việc em ngồi bên trên không có nóc, những hạt mưa quất vào mặt rát lạnh. Bố em đã gần 80 tuổi vẫn ngồi quan sát như không thấy gì. Thế mới thấy sức chịu đựng của mình có khi còn thua các cụ già






 
Câu chuyện xây dựng cầu treo Cổng vàng này là một câu chuyện dài. Nhưng phải thừa nhận, cách đây gần 100 năm mà người Mỹ đã xây dựng cây cầu này với 3 làn xe mỗi bên mới thấy tầm nhìn của họ khủng đến mức nào. Làm cái gì được cái đó luôn, chứ không vụn vặt nay làm một tý, mai làm một tý dẫn đến chẳng làm được cái nào ra hồn như ta.













 
Ở Mỹ luôn có những kẻ điên khùng thích mạo hiểm. Nên người ta phải làm những tấm chắn như thế này






Nhìn xuống cũng thấy dàn dầm thép kinh phết


 
Tôi để ý trong mỗi một công trình lớn của Mỹ, ngừoi ta hay đặt những đài tưởng niệm. nhưng người được tưởng niệm ở đây chẳng phải là bác Tơn (Washington) bác Mít (Adam Smith - cha đẻ của chủ nghĩa tư bản) càng chẳng phải bác Mác hay bác Nin.... Mà họ tưởng niệm chính những người bình dị, những công nhân, những kỹ sư đã xây dựng lên công trình đó. Và chắc hẳn như thế bà con San Francisco cũng không thấy thiệt thòi :)






Thôi thì đã đến đây, nhà em cũng pahir chụp ảnh check in một kiểu. Không bọn xấu nó lại ảo chưa tới Mỹ :))








 
Chạy một vòng qua cầu, xe chạy lại vào trong phố. Hôm nay ngày quốc khánh của Mỹ mà thấy vắng lặng. Không khí yên ắng và những ngôi nhà vẫn không chịu treo cờ











 
Thôi thì trót chém về cờ quạt thì em chém luôn về lá quốc kỳ của Mỹ
Chúng ta đang gọi nước Mỹ theo tiếnng Hán Việt là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Chữ Hoa Kỳ có nghĩa là cờ có hoa. Nhưng lá cờ đầu tiên của Mỹ lại chưa có hoa.
Trong trận chiến tại Boston năm 1776, lá cờ đầu tiên của Mỹ được kéo lên chỉ có 9 vạch đỏ -trắng cùng với cờ Anh ở cái góc mà nay ta thấy nhiều ngôi sao. Lá cờ đó được gọi là Union Jack
Thấy chống Anh mà lại để cờ Anh ở góc có vẻ không hợp lý lắm. Các nhà cách mạng thay cờ Anh bên góc trái bằng 15 vạch nhỏ
Năm 1818 lá cờ có 20 ngôi sao ở góc trái và 13 vạch (7 đỏ, 6 trắng) như hiện nay. Từ đây cứ bang nào gia nhập thì cho thêm một sao vào quốc kỳ. năm 1960 Hawaii gia nhập liên bang. Đó là ngôi sao cuối cùng trên cờ Mỹ.
Như vậy mỗi bang là 1 sao. Còn 13 vạch là gì? Xin thưa 13 vạch là 13 bang đầu tiên khi lập quốc và cũng là 13 bang liên minh để đứng lên chống lại thực dân Anh đòi độc lập.
Và lá cờ này có tên là "Old glory" (Vinh quang xưa cũ) hay "The Star and stripes" (Những ngôi sao và vạch)
Lá cờ là biểu tượng cho sự đoàn kết dưới một liên bang, là sự tự hào của nước Mỹ. Ấy thế nhưng luật pháp Mỹ lại bảo vệ cả quyền không tôn trọng lá cờ. Bạn có thể lấy cờ may làm quần đùi, quần sịp, bộ bikini.... mà không sợ phạt.
Trên thực tế, ở các bang, bên trên họ treo cờ liên bang, phía dưới họ treo cờ của tiểu bang họ










 
Câu chuyện về cờ quạt ở Mỹ khá buồn cười. Người ta có một rừng các luật cờ, như cách đặt cờ, mang lá cờ đi lại ra sao cho nó phải hùng dũng oai nghiêm, cấm dùng cờ làm trần nhà, khi cờ hỏng phải làm nghi lễ đốt đi......
Ấy thế nhưng bạn lại có thể cởi truồng quấn cờ vào người mà không bị cấm. Có thể lấy cờ làm quần underwear chẳng sao và cái hay nhất là bạn được đốt cờ.
Trong thời kỳ Vietnam war, phe phản chiến đốt cờ trước toà nhà quốc hội. Cay mũi vì hành động này, quốc hội Mỹ ra quyết định đốt cờ là sự phỉ báng liên bang. Ấy nhưng toà án tối cao lại bảo vệ quyền được đốt cờ











 
Chưa hết, chuyện thề thốt trước lá cờ cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Hồi kỷ niệm 400 năm Columbus tìm ra châu Mỹ (1892) Tổng Thống Hoa Kỳ yêu cầu các trường học làm lễ kỷ niệm và trong đó có đoạn thể trung thành với lá cờ và nước Cộng hoà mà nó đại diện. Sau đó để chống chủ nghĩa vô thần, người ta thêm câu "Dưới sự bảo trợ của Chúa" vào lời thề.
Đầu tiên là bang West Virginia muốn luật hoá chuyện này nên đệ trình lên Toà án tối cao. Nhưng lạ kỳ là toà án tối cao lại bác việc này dẫn đến nó không được luật hoá. Từ đó trở đi chuyện thề thốt trước lá cờ là tuỳ tâm không ai bắt buộc












 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,426
Bài viết
1,175,822
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top