What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Có một câu chuyện khá hay là sau khi xây được toà thị chính mới, chính quyền thành phố Toronto chắc được anh V hay anh X gì đó lobby nên định đập cái toà thị chính cũ này đi mà xây Trung tâm thương mại Xcom... Nhưng các thế lực thù địch (chắc bên này cũng có bọn Ca Tân :D ) xúi giục quần chúng nhân dân biểu tình đòi giữ lại toà nhà này. Chính quyền thành phố này cũng yếu kém, không sang Thiên An Môn mà học cách đàn áp biểu tình mà lại nghe lời họ. Kết cục là toà nhà này vẫn còn đây cho em và các du khách ngắm







Toà thị chính mới ngay bên cạnh, toà nhà bên trái


 
Xe chạy tới trung tâm Toronto, ở đây đoàn chúng em xuống và được đi thăm quan 2 điểm đó là Tháp CN - Biểu tượng của Toronto và Thuỷ cung Toronto.

Dưới chân tháp là một công viên khá rộng, mà em thấy cũng lạ các bác ạ, cả đất nước Canada này chỉ bằng dân số của Tokyo thôi sao mà làm cái công cộng gì cũng to, cũng lớn, không chật chội và bé tý tẹo như ở ta








 
Vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, nhằm cho thế giới biết Canada không phải chỉ có rừng vàng, biển bạc mà còn là nước công nghiệp phát triển. Nên công ty Đường sắt quốc gia (Canadian National Railway) đầu tư xây dựng dự án Canadian National Tower (Tháp quốc gia Canada) viết tắt là CN Tower. Công trình này khi xây xong nó là công trình cao nhất thế giới và giữu kỷ lục đó tận 32 năm cho đến khi anh nhà giầu mới nổi Trung quốc cho xây tháp Canton ở Quảng châu vào năm 2007. Nhưng kỷ lục đó lại sớm bị tháp Tokyo Skytree vượt qua vào năm 2010.
Hanoi chúng ta mấy năm trước cũng định xây cái tháp truyền hình dự tính là cao nhất nhì thế giới gì đó, và kỳ vọng hoàn thành vào năm 2020 để cho thế giới biết là chúng ta đã trở thành nước công nghiệp. Tính từ lúc em ngồi gõ bàn phím đây cho đến lúc nước ta trở thành nước công nghiệp còn chưa đầy 6 ngày nữa các bác ạ. Em tự hào quá. Các bác đừng cười, bác nào cười là không tin vào đảng và chính phủ đấy nhé. Ngày trước đồng chí Nông Đức Mạnh đã nói rồi "Đến năm 2020, nước ta trở thành nước công nghiệp"







 
Cái hay của việc xây dựng tháp này là trong vòng 40 tháng xây dựng liên tục mà chỉ có 1 công nhân thiệt mạng do tai nạn lao động. Thế mới biết từ thế kỷ trước mà các bạn tây lông coi trọng an toàn lao động đến thế nào. Trong khi ở VN ta tai nạn lao động xảy ra liên tục. Em không làm xây dựng nhưng nghe anh em bạn bè kể chuyện: khi bước ra giàn dáo, công nhân bắt buộc phải thắt cây và cột cái dây an toàn vào vị trí an toàn bên trong để bảo đảm rằng nếu có rơi cũng không sao. Nhưng đa phần các công nhân chẳng ai làm thế. Họ coi thường và chủ quan với chính mạng sống của mình thì ai mà cứu được. Mà cũng chẳng riêng gì công nhân, đầy người được gọi là trí thức, có thu nhập cao khi đi xe ô tô cũng chẳng bao giờ thắt dây an toàn, rồi mua cái khoá giả cắm vào chỗ cài dây cho xe nó đỡ kêu. Thật hết chỗ nói, họ cho rằng đeo cái dây an toàn nó khó chịu cho họ, nhưng họ đâu có hiểu rằng khi tai nạn xảy đến lúc mà "đã khuya rồi vẫn nằm đếm sao" họ chỉ ước: "Giá như lúc đó họ cài cái dây an toàn vào". Dân trí chúng ta như thế thì việc "sánh vai với các cường quốc năm châu" chỉ là trong giấc mơ thôi đúng không các bác. Thế nên em cực kỳ tôn trọng tư tưởng của cụ Phan Chu Trinh với các giá trị khai sáng. Mà muốn khai sáng thì phải khai phóng giáo dục trước nó ngược lại với việc giáo dục định hướng như chúng ta ngày nay







 
Em HDV xinh đẹp vào xếp hàng mua vé và thang máy cao tốc này chạy khá nhanh, chẳng mấy chốc mà lên tới quả cầu ở gần đỉnh tháp. À mà tháp này cũng có thang bộ các bác nhé, hàng năm họ mở cuộc thi ai leo lên nhanh nhất đó. Bác nào máu thì sang mà thi, chắc là số tiền thưởng cũng hấp dẫn. Nhưung nghe đồn là kỷ lục đi bộ lên tới đỉnh có hơn 7' bác nào cảm thấy có khả năng vượt được kỷ lục đó hãy qua. Mà em cũng không hiểu làm sao mà leo cả mấy trăm mét như thế này có hơn 7' thì kinh khủng thật







 
Thôi đứng bên trên em lại luyên thuyên về Toronto với các bác một chút

Nếu như vùng Quebec và Montreal do ngừoi Pháp lập lên và nó mang đậm văn hoá Pháp thì vùng Ontario và Toronto này nó do người Anh lập lên và nó mang văn hoá Mỹ điển hình. Thật ra thì khi phát kiến vùng đất Canada này người Pháp cũng có lập lên một pháo đài nhưng về sau xét thấy vùng này khó phát triển nên bỏ không. Sau này trong cuộc cách mạng Mỹ, những người thuộc phe bảo hoàng chạy sang đây sinh sống. Lập tức để cứu nhưunxg người trung thành với mình, vua Anh mua lại vùng đất này và cử thống đốc sang cai trị
Chính vì thế vùng đất này là nơi chứa chấp bọn bảo hoàng, kẻ phản bội tổ quốc trong mắt người Mỹ. Nên trong cuộc chiến tranh Mỹ - Anh, năm 1813 người Mỹ chiếm được York (tên tiền thân của Toronto) phóng hoả, đốt hết pháo đài và các toà nhà của chính phủ thuộc địa. Cay mũi, quân Anh chiếm Washington D.C và phóng hoả đốt điện Capital gây hư hỏng nặng mà em đã nói ở những post trước.
Năm 1834 với mục đích phát triển vùng đất này thành một trong những thủ phủ của xứ thuộc địa, người Anh hợp nhất York và các vùng lân cận thành lập thành phố Toronto. Và đương nhiên khi được đầu tư thì Toronto phát triển khá nhanh. Từ giữa thế kỷ 19 các đường phố của Toronto đã được thắp sáng bằng khí đốt, sánh ngang với Paris hoa lệ lúc bấy giờ. Toronto bung lụa phát triển với những tuyến đường sắt kết nối khắp bắc Mỹ. Người Anh có thế ngây ngô trong lĩnh vực khác, nhưng trong thương mại thì họ cực kỳ khôn khéo, bằng chính sách thuế họ biến Toronto thành nơi sản xuất rượu Whisky lớn nhất thế giới....dần dần Toronto trở thành thành phố quan trọng trong vùng Ngũ Hồ.
Cạnh tranh với Toronto là thành phố Montreal gần đó. Cho đến tận thập kỷ 50 của thế kỷ trước Toronto vẫn chỉ là thành phố đứng sau Montreal về nhiều lĩnh vực phát triển. Nhưng may mắn cho Toronto là ở Montreal xảy ra cuộc Cách mạng thầm lặng. Khi mà những người theo chủ nghĩa chuộng Pháp ở đây bài xích những ngừoi nói tiếng Anh. Lập tức Toronto mở cửa thu hút những người đó về cùng bắt tay và xây dựng và dần dần cho đến đầu thập kỷ 70 (thế kỷ trước) Toronto đã chính thức vượt mặt Montreal trở thành thành phố lớn và quan trọng nhất Canada cho đến tận bây giờ.
Chính vì sự tự do phóng khoáng của mình nên Toronto có khá nhiều kỷ lục vui và văn minh như là thành phố đầu tiên của bắc Mỹ không công nhận chế độ nô lệ. Và gần đay theo điều tra dân số thì thành phố này có tới 48% dân số sinh ra bên ngoài Canada, nó cũng nói lên đó là thành phố đa chủng tộc, bạn đến đây sẽ khôngc ó cảm giác bạn là ngừoi nước ngoài.
Hiện nay với gần 3 triệu dân trong nội thành và 6 triệu dân trong Great Toronto, thành phố này là thành phố lớn thứ 5 ở bắc Mỹ và là thành phố lớn nhất vùng Đại Hồ (vượt mặt cả Chicago)






 
Để phát triển được như ngày nay Toronto cũng trải qua nhiều thời kỳ. Họ cũng đứng lên từ tro tàn, cũng rũ bùn đứng dậy sáng loà, cũng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (1813) xây lại thành phố đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn.....nhưng cái khác là họ nói được làm được với những chính sách khôn khéo.
Ở cái xứ lạnh này suốt ngày chim nó co cmn vào mà muốn sinh con đẻ cái nhanh để còn phát triển thì e rằng khó hơn lên giời. Thế là một loạt chính sách ưu đãi hỗ trợ người nhập cư mở ra. Đàu tiên khi thấy nạn đói ở Ireland do khoai tây bị bệnh, Toronto mở cửa cho những người Ireland đến định cư và cấp ruộng đất cho họ qua cơn bĩ cực.
Đến cuối thế kỷ 19 thành phố lại mở cửa cho những ngừoi nhập cư từ Đức, Ý, Pháp, Do thái....đầu thế kỷ 20 khi châu Âu sặc mùi khói súng với cuộc Thế chiến thứ nhất thì Toronto lại là điểm đến an toàn cho những người Nga, Trung quốc....và đỉnh điểm là cuộc thế chiến thứ 2 khi hàng loạt các khoa học gia, những nhà tỷ phú chạy trốn khỏi châu Âu và chọn bắc Mỹ là điểm đến.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, muốn trở thành trung tâm lớn nhất của Canada, Toronto bỏ chính sách nhập cư theo chủng tộc, dẫn đến những người nhập cư từ khắp thế giới kéo đến. Và đến cuối những năm 70 Toronto đã chính thức trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại hàng đầu Canada khi họ sát nhập 7 thành phố vệ tinh xung quanh tạo thành đại đô thị với Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất Canada, nhóm Big Five (năm ngân hàng lớn nhất Canada) đều đặt Hội sở ở đây






 
Các bác có thể thắc mắc: Tại sao em chỉ viết về các thành phố mà không viết về nông thôn? Trái với văn hoá phương đông lấy luỹ tre làng làm tâm điểm phát tích các nền văn minh nông nghiệp, và các thành phố trong vùng chỉ mang cái dấu vết các nền văn minh đó với sự giao thương không mấy được coi trọng. Văn hoá phương tây rất khác, các thành phố là hạt nhân, là trung tâm của thương mại, kỹ nghệ....nên từ trước công nguyên các thành phố đã độc lập với nhau về chính sách và thậm chí trong cùng quốc gia, cùng dân tộc các thành phố còn coi nhau như kẻ thù (câu chuyện Athen và Sparta là ví dụ). Chính từ đó nó mới tạo ra giai cấp thị dân, giai cấp này mới làm được cuộc cách mạng công nghiệp. Và cũng chính Karl Marx - một người châu Âu mới xui dùng những người công nhân trong giai cấp thị dân ở thành phố này làm cuộc cách mạng vô sản. Nhưng ở phương đông thì giai cấp công nhân này rất ít, Mao từng dựa vào và thất bại, ông quay về với giai cấp nông dân và làm cách mạng vô sản thành công với giai cấp này. Thế cho nên làm cách mạng vô sản kiểu của TQ là thế.
Quay lại câu chuyện các thành phố phương tây, hội đồng thành phố có quyền tự quyết khá cao và ít có ông trung ương nào thò tay can thiệp được. Thế nên trên mảnh đất này chính sách của các thành phố rất khác ngay từ chính sách thuế cũng khác nhau nữa, thế nên nó tạo ra sự cạnh tranh ngay trong các thành phố, các tỉnh cũng một quốc gia với nhau







 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,430
Bài viết
1,175,888
Members
192,103
Latest member
789clubvn5com
Back
Top