Người Việt ở Mỹ
Động đến chủ đề này khá nhạy cảm, viết không cẩn thận là DLV rồi những ông chống Cộng cực đoan vào ném đá như chơi.
Gia đình tôi nằm trong số ít những gia đình khá đặc biệt, nghĩa là Quốc có, Cộng có. Nên ngày 30/4 có một nửa thành viên gia đình vỡ oà trong sung sướng thì cũng có một nửa những người trong gia đình đem thân vong quốc trong nước mắt. Thế nên tôi viết về những người Việt ở Mỹ với góc nhìn của một người Việt không mang mầu sắc chính trị nào hết.
Người Việt ở Mỹ thường phân chia theo thời gian di cư sang
1. Những người đi trước năm 75
Đi vào thời gian này hầu hết là trí thức, họ làm việc cho các công ty, tập đoàn của Mỹ từ nhữug năm trước 75. Họ ở khắp nơi trên nước Mỹ, không sống theo cộng đồng người Việt, họ thuờng ở lẫn với người Mỹ trắng. Họ khá thành đạt, giầu có và được xã hội Mỹ tôn trọng. Con cái họ được sinh ra, lớn lên, học hành và lối sống theo Mỹ, đa phần đều thành đạt và đang trong độ tuổi làm việc đóng góp nhiều cho nước Mỹ. Nhưng do sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, con cái của họ cũng chẳng quan tâm hay nhớ về quê hương, thậm chí nói tiếng Việt còn không rõ nghĩa.
Họ cũng là những người chẳng mấy quan tâm đến chính trị thể chế nào cho Vietnam
2. Những người đi năm 75
Những người này thường làm việc cho chính phủ VNCH trước đây mà ngừoi bắc chúng ta hay gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Họ có suất được di tản, hay nhanh chân đi di tản được đúng vào tháng 4 năm 75. Sang tới nơi họ phải lập nghiệp lại từ đầu, nếu đã từng là công chức hầu hết họ có trình độ, cá biệt có một số người có bằng Dr., Master or bachelor các trường của Mỹ nên họ lập nghiệp lại cũng chẳng mấy khó khăn. Con cái họ cũng được học hành và cũng là những người có đóng góp tích cực cho nước Mỹ.
Đa phần những người này ra đi với tâm lý bại trận nhưng cũng luôn ngóng về quê hương, ho hàng. Cũng có những người chống Cộng mạnh mẽ nhưng không nhiều
3. Thuyền nhân
Đây là những người vất vả cơ cực nhất, đau khổ nhất. Trải qua bao nhiêu đớn đau, tủi nhục, mất mát....Họ cập bến miền đất hứa với hai bàn tay trắng. Họ lao động miệt mài ngày 13-14h. Có những người chịu khó đi học lại rồi cũng kiếm được nghề nghiệp, có những người đi làm những công việc chân tay hay ra ngoài buôn bán. Chịu bao cơ cực....với một mục đích duy nhất là tồn tại và phát triển trên đất Mỹ. Thế nhưng đối với quê hương, họ luôn rộng rãi. Làm được 1.000 $ thường chi tiêu rất ít còn lại gom góp gửi về VN cho anh em, bạn bè những ngừoi còn kẹt lại chưa đi được. Và thậm chí đến tận bây giờ họ còn tham gia những tổ chức thiện nguyện cho những người già ở VN. Bà thím tôi, về già rồi có lương hưu tiêu cũng chẳng hết. Con cái nếu iếu thêm tiền thì gom góp qua những hội từ thiện gửi về cho những người già ở VN. Thím nói với tôi "100 USD ở bên này mình tiêu nhoằng cái hết, nhưng ở VN những người già không nơi nương tựa họ sống được cả tháng" Và tổ chức đó khá lớn. Nghe nói cũng quyên góp và làm thiện nguyện được khá nhiều
4. Đi theo diện HO (
Humanitarian Operation)
Đây là chương trình ra đi có trật tự, dưới sự hỗ trợ của Cao uỷ LHQ về người ty nạn. Những người này thường là các sĩ quan hay những người phục vụ cho chính phủ VNCH cũ. Họ bị kẹt lại và đi cải tạo, sau khi họ được phóng thích thì đi theo diện này. Đây là nhóm người sống dưới chế độ cũ di cư muộn nhất và đương nhiên cũng vất vả nhất. Họ rời tổ quốc trong lòng chất chứa nhiều sầu oán. Họ cũng là những người chống Cộng mạnh nhất.
Khi họ đi cải tạo, vợ con họ ở VN và con cái hầu như không được đi học. Nên khi sang Mỹ đoàn tụ gia đình cũng khá vất vả mưu sinh.
5. Sau khi Việt - Mỹ bình thường hoá
Cái công thức để đạt giấc mơ mỹ sau này chắc các bác cũng đã rõ. Chỉ có 3 công thức:
1. Du học => xin việc => thẻ xanh => quốc tịch
2. Đầu tư => thẻ xanh => quốc tịch
3. Kết hôn => thẻ xanh => quốc tịch
Nhóm những người này thường có nhiều tiền hoặc bố mẹ có tiền muốn con cái sang Mỹ để đạt giấc mơ Mỹ. Họ không quan tâm đến chính trị, thứ duy nhất họ quan tâm là chạy trốn khỏi những vấn đề của đất nước và làm sao hoà nhập ở một đất nước mới.
Nói chung cộng đồng người Việt tại Mỹ dù ra đi khỏi đất nước trong hoàn cảnh nào cũng luôn vươn lên và đóng góp rất nhiều cho chính phủ sở tại hay cho quê hương. Nguời Việt chúng ta lao động chăm chỉ có ý chí và là cộng đồng phát triển nhanh mạnh so với các cộng đồng khác ở Mỹ. Thế nên những ngày ở Mỹ tôi luôn tự hào khi nói "I am Vietnamese"