What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Sau chiến tranh Mỹ - Mexico, California thuộc về Mỹ. Vào một buổi sáng đẹp trời năm 1848, John Sutter tìm thấy một cục kim loại mầu vàng trên sông American. Ngay lập tức "Cơn sốt vàng California" nổ ra. 7 năm sau (năm 1855) ước tính đã có tới 300.000 người dân từ khắp nơi đổ về đây. Ai cũng mong đổi đời. Ngừoi ta tính chỉ cần làm công nhân 6 tháng trong mỏ vàng là bằng làm 6 năm ở quê nhà. Thế thì ở quê làm dell gì nữa, nhấc mông lên mà đi thôi. Nhưng đi đến Cali đâu phải là dễ, rừng thiêng nước độc lại phải vượt qua thung lũng chết... Nhưng dưới ánh sáng của vàng nó dẫn lối đưa đường thế nào mà nhanh thế, ngừoi ta tìm ra đường mòn California để di chuyển qua lục địa đến. Cái mùi vàng nó cũng làm át đi mùi xác chết trên đường hay trong hầm mỏ, quán bar, ngoài đường....tất cả dân đến California này giờ chỉ có chung một tiếng nói "Vàng!!!!"

Người đến chưa đủ, phải có dịch vụ đi theo, rồi phải xây dựng những thành phố để ở nữa. Một loạt các công ty đường sắt mở đường sắt nối hai bờ đông tây. Nó đem lại sự thịnh vượng kiểu phương tây cho các vùng đất mới. Nhưng nó cũng làm phá vỡ sinh thái và trực tiếp hay gián tiếp diệt chủng người da đỏ.

Những người đổ đến Cali lúc này không chỉ riêng người Mỹ, mà còn người Latino, người Trung quốc..... Khi số lượng người quá đông mà vàng có hạn thì sự bài ngoại bắt đầu xảy ra.

Đầu tiên cơ quan thuế California thu thuế khai thác đối với ngừoi nước ngoài. Dần dần phong trào bài ngoại lên cao, những kẻ mới đến ban đầu tấn công vào người TQ, người Mỹ La tinh...nhưng sau đó họ tấn công cả những người Mỹ - những người đến trước và khai thác trước họ. Tạo nên một tình trạng bạo loạn vô chính phủ kéo dài











 
Từ cơn sốt vàng nó tạo ra cụm từ "Giấc mơ California" ý muốn nói về sự đổi đời, sự giầu lên nhanh chóng và gặp nhiều may mắn. Cái khái niệm này nó truyền cảm hứng cho mọi người từ khắp nơi trên thế giới đổ về California ngay cả khi cơn sốt vàng đã hết.

Năm ở vị trí địa lý thuận tiện, cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời và khí hậu ôn hoà (đông ấm, hè mát). Khi cơn sốt vàng hết thì California đã trở thành nơi trù phú với một loạt các đô thị được mọc lên. Nó mở ra một loạt ngành nghề mới như điện ảnh, công nghệ.... đem lại cơ hội làm giầu cho bất cứ ai có lòng tin cùng với sự chăm chỉ.

Cái khẩu hiệu "Mọi gia đình đều có thể có nhà riêng ở California" nó cũng không quá xa vời. Những cộng đồng mới đến lập nghiêp như cộng đồng người Việt ở đây tỷ lệ có nhà riêng cũng khá cao. Nhưng California bây giờ không chỉ là điểm đến cho người nghèo bị xua đuổi như xưa mà còn là điểm đến cho những vị quan chức đầu tư cho con học hành và mua nhà ở đây nữa













 
Hay quá anh,nhờ bai viết của anh mà em nhớ lai chut ít kiến thức lich su nước Mỹ mà em đã đọc hay xem ở đâu đó
Theo em nhớ chính sach bài ngoại như anh nói phía trên dần dần dẫn đến hạn chế nhập cư. Và "visa Mỹ" bắt đầu có từ đây hihi
Em cũng đang plan 1 chuyến từ Las đi Los. Em bay qua Houtosn trước, ko phai SFO như anh, Hong tiep bài cua anh.
 
Thôi, em quay lại với cái thị trấn ma này. Ở đây, những đồ gì cũ họ để nguyên cho còn nguyên bản, không sừa, không sơn lại....người Mỹ thích hào nhoáng bên ngoài nhưng đó là những sản phẩm mới. Còn những cái gì cổ, cũ người ta giữ nguyên, tôn trọng những giá trị lịch sử của nó. Thế nên nước Mỹ tuy không có lịch sử lâu đời nhưng khi đến bờ đông em thấy họ giữ được những ngôi nhà từ thời thuộc địa các bác à. Nghĩ đến VN mình mà buồn, cái dek gì cũng phải đập đi xây lại, mà xây lại vì cái gì chắc các bác cũng biết, có xây mới chấm mút được... hết cổng thành nhà Mạc trên Tuyên quang lại đến chùa Trăm gian ở Hà Tây bị đập đi xây lại, nghĩ mà tiếc



Những chiếc xe này chở người và chở đồ mà chúng ta hay thấy ở các phim miền tây hoang dã.























 
Ở đây nó có cái bảng thông báo như cái bảng thông tin của tổ dân phố ở VN vậy. Nhưng không như ở xứ ta thông báo toàn những việc hệ trọng như toàn đảng toàn dân quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ cho tới những việc như ăn chín uống sôi để khỏi đi ngoài, rồi sinh đẻ kế hoạch, cả chị em đi khám phụ khoa có đoàn BS từ BV xxx về..... Ở Mỹ lại có những thông báo rất "vớ vẩn" như: "Con vợ tôi nó bỏ đi cùng bạn của nó và đem theo con chó của tôi. Nếu ai gặp nó thì đem con chó về trả cho tôi"






Còn cái bảng này thì ghi công trạng của Walter Knott - người làm sống lại thị trấn này. Cái này thì giống ở ta, ghi công trạng lãnh đạo :)



 
Một cái mô hình mô tả sơ đồ thị trấn vào cuối thế kỷ 19. Hoá ra ở đây không chỉ có mỏ bạc mà còn có cả mỏ đồng, mỏ opal nữa các bác ạ







Một cây đàn piano cổ từ thời đó



 
Thấy tranh ảnh được treo ở nơi trang trọng nhất trong phòng, em tiến tới xem ra răng, và có chi mô hay






Suy thoái quá các bác ạ. Đáng lẽ chỗ trang trọng trong phòng truyền thống, bên trên phải treo ảnh Đồng chí Washington - vị chủ tịch đầu tiên của nước Mỹ. Rồi phía dưới phải treo ảnh các vị lãnh đạo vùng này qua từng thời kỳ. Với lý lịch trích ngang: ngày vào đảng là ngày nào? đồng chí là con đồng chí nào? lãnh đạo nhân dân ở đây những năm nào?......thì ở đây họ toàn treo ảnh dân thường các bác ạ. Lãnh đạo mới quan trọng chứ dân thường thì thiếu gì? Đằng nào nước Mỹ mãi mãi trong cơn giãy chết mà không thể tiến lên XHCN tươi đẹp được



 
Cảm thấy bị xúc phạm thay cho các đồng chí lãnh đạo nơi đây, không chịu nổi sự bất kính của thế hệ con cháu với các đồng chí lãnh đạo. Em bước ra ngoài













 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,727
Bài viết
1,136,405
Members
192,518
Latest member
FASTEVENT
Back
Top