11 Sep Memorial
Hôm nay 11/9/2019, đúng ngày này 18 năm trước, cả nhân loại sững sờ vì vụ tấn công khủng bố nước Mỹ. Em xin phép tạm thời cắt ngang chuyến đi của em mà viết đôi dòng về ngày 11/9 và chuyến đi thăm Bảo tàng 11/9 của gia đình em ở New York
Chưa có một vụ khủng bố nào lại làm nhân loại xúc động nghẹt thở như vụ 11/9. Từ bán đảo Scandinavia mênh mông tuyết phủ, cho đến những hòn đảo chơ vơ lạc lõng giữa biển khơi, từ dinh thủ tướng Anh số 10 Downing street đến một ngôi làng hẻo lánh tận châu Phi, từ Nhà Trắng đến nhà xanh...tất cả đề bàng hoàng kinh sợ khi nghe tới vụ tấn công khủng bố có một trong hai trong lịch sử thế giới này.
Hàng loạt các nhà văn, nhà báo (chân chính) đa khóc nức nở cho sự sụp đổ của toà tháp đôi WTC, cho những con người vô tội thiẹt mang trong sự kiện này với những dòng chữ khi đọc lên không khỏi không xúc động
"Không có cách nào tránh khỏi những khuôn mặt của các nạn nhân vô tội. Ảnh của họ hiện diện khắp mọi nơi, tại trạm điện thoại, đính vào trụ đèn đường, trên tường trạm xe điện ngầm. Mọi thứ ở đây khiến tôi liên tưởng đến một đám tang vĩ đại, mọi người buồn bã và lặng lẽ, nhưng rất thân ái với nhau. Trước đó, New York cho tôi cảm giác lạnh lẽo, nhưng bây giờ mọi người tìm đến giúp đỡ lẫn nhau.". Trong hàng nghìn các thánh đường Catholic, hàng vạn các ngôi chùa Phật giáo, thậm chí tới cả thánh đường Hồi giáo Mecca....người ta đều rung chuông cầu nguyện cho những nạn nhân của vụ khủng bố này. Lịch sử thế giới chứng kiến chưa bao giờ thế giới đoàn kết, một lòng chống khủng bố đến thế. Cho dù bạn có thuộc hệ tư tưởng nào, tôn giáo gì, có bằng lòng hay thù hận gì với nước Mỹ hay không...nhưng cùng đồng thanh lên án chủ nghĩa khủng bố. Hầu như tất cả thế giới văn minh sẵn sàng cử những chuyên gia, hay đóng góp tiền bạc để hỗ trợ nước Mỹ. Yasser Arafat xắn tay áo lên và nói sẵn sàng đến Mỹ để hiến tới những giọt máu cuối cùng của mình, hay như tổng thống Iran một nước thù địch với Hoa Kỳ mà còn lên tiếng chia sẻ. Cho tới tận sau này Mỹ đem quân trừng phạt Al - Qaeda thì tất cả các nước trên thế giới cũng sẵn sàng đem quân sát cánh cùng nước Mỹ.
Thế nhưng trong xã hội văn minh bao giờ cũng có những kẻ man rợ. Tôi còn nhớ mãi bộ mặt tươi hơn hớn của một cô phát thanh viên lên đài truyền hình của một quốc gia với câu
"Biểu tượng của chủ nghĩa tư bản đã sụp đổ" Hay cái thái độ mừng ra mặt của những ông được gọi là GS, TS khi nói với sinh viên về sự kiện này....
Ngoài tình đoàn kết giữa các quốc gia thì trái lại phần hồn cuả con người lại chia rẽ. Khắp nơi trên thế giới người ta kỳ thị, tấn công người Hồi giáo vì cho rằng họ là thủ phạm chính của sự kiện này. Nó nghiêm trong tới mức, mặc dù bận trăm công ngàn việc thu dọn hậu quả của vụ này mà tổng thống Bush đã phải xuất hiện trước công chúng tại Trung tâm Hồi giáo lớn nhất Washington và thừa nhận "sự cống hiến cực kỳ giá trị" mà hàng triệu người Hồi giáo Mỹ đã làm cho đất nước và kêu gọi họ nên được "đối xử với sự tôn trọng"
Sự kiện 11/9 này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Thủ tướng Anh Tony Blair nhẩy ba bậc một trên bậc tam cấp vôi vàng bước và phòng họp của quốc hội với đề xuất mở rộng quyền lực hành pháp và đặc biệt cấp thêm ngân sách cho MI6 để hoạt động chống khủng bố nước ngoài. Và đây có lẽ là bản đề nghi quốc hội mà được cả hai viện phê chuẩn nhanh nhất cùng với sự đồng thuận cao nhất, và dễ dàng nhất trong cuộc đời làm thủ tướng của ông. Và trong khi tại Hoa Kỳ bộ luật An ninh nội địa đã được nhanh chóng thông qua, nó giao quyền cho Cơ quan An ninh quốc gia được quyền nghe lén điện thoại và liên lạc thư điện tử giữa người Mỹ và những người ở hải ngoại mà không có sự đồng ý của họ.
Vụ tấn công khủng bố này đã gây ra cho Hoa Kỳ những tổn thất không thể tính được bằng tiền. Kể từ khi trận chiến Trân Châu Cảng, tổng thống Hoa Kỳ mới phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Chế độ kiểm soát an ninh không phận và không lưu được kích hoạt, tất cả các chuyến bay trên toàn nước Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp, phi công quân sự và hệ thống phòng không được lệnh bắn tất cả mọi máy bay nào không nghe lời và những máy bay nào bị nghi là khủng bố. Mọi chuyến bay tới Mỹ bị huỷ hoặc phải chuyển hướng sang Canada và Mexico. Trong sự kiện này ngành hàng không Hoa Kỳ cũng lập một kỷ lục buồn là trong 3 ngày không có bóng dáng một chiếc máy bay nào bay trên không phận nước Mỹ.
Cái sự sụp đổ của hai toà tháp đôi WTC này cũng dẫn đến những tranh luận gay gắt trong giới xây dựng, với nhũng ý kiến nên xây những toà cao ốc theo cách truyền thống như Empire State Building...nó sẽ chịu được một cuộc tấn công như thế mà không sụp đổ....cuộc tranh luận giữa các vị chuyên gia xây dựng hàng đầu thế giới gay gắt đến nỗi, tổng thống Hoa Kỳ George Walker Bush phải lập một đội điều tra cấp liên bang về thanh tra công trình xây dựng và các điều kiện ký thuật đã góp phần xảy ra thảm hoạ này.
Sự kiện 11/9 ngoài những sự buồn bã mà nó mang lại, nó còn đề cao chủ nghĩa anh hùng. Những người lính cứu hoả, cảnh sát, nhân viên y tế và cả những chú chó...họ không ăn, không ngủ, làm việc hết mình chỉ để cứu giúp những con người không hề quen biết. Hay liều mạng xông vào những đám cháy, những căn phòng có thể sập bất kỳ lúc nào, chỉ để cứu 1 người nếu còn cơ hội. Vì họ biết rằng cứu được một người đằng sau họ còn cả gia đình, còn những người vợ đợi chồng bên bữa cơm, còn những đứa con đợi cha về đơn giản chỉ để hôn lên má. Thế nhưng sau buổi chiều hôm đó ngoài những người đã mất vì bọn khủng bố, còn hơn 300 lính cứu hoả, hàng trăm cảnh sát và nhân viên y tế mãi mãi không về nhà. Họ chết, họ hy sinh cho những người khác được sống. Họ là những con người nhỏ bé, vô danh trong xã hội. Nhưng trái tim và tấm lòng nhân ái họ còn sống mãi và luôn là tấm gương cho thế hệ sau. Hôm nay, tới đây không thể không bỏ mũ, cúi đầu dành một phút tưởng nhớ đến những ngừoi đã khuất nơi đây