What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Bức tranh này thì quá nổi tiếng cmnr, các bác có thấy quen không? Nếu chưa quen thì bỏ đồng 2 ra, mặt trái của nó có bức tranh này đó. Đây là bức tranh Tuyên ngôn độc lập của Trumbull
Bức tranh này vẽ Thomas Jefferson đứng ở giữa, cùng với nhóm soạn thảo Tuyên ngôn độc lập là 4 người khác đứng xung quanh. Benjamin Franklin đứng bên trái Jefferson. Hai tay Jefferson đưa trình cho người ngồi là John Hancock - Chủ tịch hội nghị. Xung quanh là toàn bộ những người đã ký và cả không ký vào bản Tuyên ngôn độc lập này.
Bối cảnh ở căn phòng nằm trong Dinh độc lập tại Philadelphia


 
Bức tranh này tên là "Tướng Burgoyne đầu hàng". Mô tả viên Tướng người Anh Burgoyne (mặc áo đỏ) chuẩn bị đưa thanh kiếm của mình cho Tướng Gates (Ngày xưa đầu hàng là đưa kiếm). Nhưng tướng Gates, thể hiện sự tôn trọng đối với Burgoyne, từ chối lấy thanh kiếm và thay vào đó là sự hiếu khách bằng cách hướng Burgoyne đến lều để mời vào làm vài chén. Các sĩ quan Mỹ tập trung tại các bên để chứng kiến sự kiện này. Khung cảnh gợi ra hòa bình hơn là chiến đấu hay thù địch: bên dưới bầu trời xanh và mây trắng, các sĩ quan mặc đồng phục trang phục, vũ khí được bọc hoặc đeo, và đại bác đứng im lặng.


 
Xung quanh Rotunda này phía bên trên nằm dưới các cửa sổ là một loạt các hình phù điêu chạy xung quanh. Theo kim đông hồ là lịch sử 400 năm của nước Mỹ. Bắt đầu từ tượng thần nước Mỹ rồi Columbus đặt chân đến lục địa này, cứ thế theo dòng lịch sử kể cả chuyện Pizarro đến Peru, cuộc chiến Lexington rồi tuyên ngôn độc lập....cho đến tận cảnh cuối là anh em nhà Wright bay thử. Bức ảnh dưới đây em chụp được từ đoạn "Cái chết của Tecumseh" (tả cảnh Tecumseh - một tù trưởng người da đỏ liên minh với quân Anh ở vùng Quebec bị quân Mỹ giết chết). Rồi đến cảnh "Quân đội Mỹ tiến vào Mexico" (trong cuộc chiến Mỹ - Mexico cuối cùng Mexico bị thua và bán đất cho Mỹ). Sau đó là cảnh "Cơn sốt vàng ở Cali" (có hình nhưunxg người đào vàng). Hình hai người bắt tay nhau là cảnh hoà bình sau cuộc nội chiến. Sau đó là cảnh Trận chiến Hải quân giữa Mỹ và Tây Ban Nha để giúp Cuba. Cuối cùng là anh em nhà Wright bay thử.


 
Nằm giữa mái vòm là bức tranh " Apotheosis of Washington " tạm dịch là Thánh Washington. Hoá ra không chỉ mấy ông châu Á mới hay phong lãnh đạo lên thánh, mà bọn Mẽo này cũng thế. Cũng sùng bái cá nhân, có thua là chúng chưa làm lăng cho ông Washington này mà thôi.
Đầu tiên nhìn qua bức tranh này sẽ thấy một hình tam giác nội tiếp trong hình tròn. Washington ngồi giữa hai bên là nữ thần tự do và nữ thần chiến thắng chiếm hết 1 cạnh. Xung quanh là 13 thiếu nữ tượng trưng cho 13 bang đầu tiên của nước Mỹ vui vẻ nhẩy múa ở hai cạnh bên với dòng chữ latin E Pluribus unum (Chúng ta là một). Trong tranh này Washington ngồi đè lên cả cầu vồng chứng tỏ ông là thánh. Hình tam giác này tượng trưng cho tam quyền phân lập của Hoa kỳ. Và nó nội tiếp hình tròn có 6 vị thần dưới đây tượng trung cho sự bảo hộ, bao bọc của các vị thần này cho nước Mỹ
Bên ngoài là hình tròn, bắt đầu là dưới chỗ ngồi của Washington là thần Chiến tranh với kiếm, khiên (hình cờ Mỹ) cùng với đại bàng Mỹ đánh đuổi quân Anh, ông hoạ sĩ vẽ hình Hầu tước Cornwallis mặt mũi thất thểu trông đến thảm hại. Theo chiều kim đồng hồ ta thấy thần khoa học đang nói chuyện với Benjamin Franklin. Tiếp theo là thần biển với cái đinh ba giơ lên trời. Thần thương mại cởi trần tay cầm một túi tiền trao cho Robert Morris (Chủ hầu bao của cách mạng Mỹ). Cạnh đó là động cơ hơi nước, một đống đạn và pháo đang được rèn ởi thần cơ khí. Cuối cùng là thần nông nghiệp trên tay cầm chiếc sừng sung túc và ngồi trên cánh đồng lúa chín vàng.


 
Bên cạnh là Hall of fame (Nhà lưu niệm) những người con ưu tú của nước Mỹ, mỗi bang có 1 ông được đúc tượng đứng tại đây. 50 bang nên nhiều ông lắm, em chỉ chụp chơi chơi vài ông







 
Nhà phát minh Edison đại diện bang Ohio, mtreen tay ông còn cầm cái bóng điện





Mục sư da đen Martin Luther King - ngừoi đấu tranh chống nạn phân iệt chủng tộc (em đã post trước) đại diện cho bang Georgia







Tướng Eisenhower - Tư lệnh quân đồng minh mặt trận phía tây trong thế chiến 2. Sau này trở thành tổng thống thứ 34 của Hoa kỳ. Đại diện cho bang Kansas


 
Xong bên nhà quốc hội, em đi theo đường hầm sang bên thư viện quốc hội - toà nhà Jefferson. Thư viện quốc hội Hoa kỳ có tới 3 toà nhà lấy theo tên của các ông Tổng thống từ thứ 2,3,4 là: John Adam, Thomas Jefferson, James Madison.
Hôm nay em chỉ xem toà nhà Jefferson và hình như họ chỉ cho xem mỗi toàn này










 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,729
Bài viết
1,136,408
Members
192,519
Latest member
amayaeliza506
Back
Top