What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Cả chục năm chị em các cụ mới gặp nhau nên cũng xúc động






Thế mà cũng chỉ nói dăm ba câu chuyện, ăn với nhau bữa cơm rồi ra về. Chẳng biết bao giờ các cụ mới có cơ hội gặp lại vì toàn 80-90 cả rồi









 
Tôi rời nhà bà bác về khách sạn thì trời cũng đã khuya, ông anh lấy con Lexus Rx350 mới cứng đưa về. Tôi hỏi xe này bên này bao nhiêu tiền? Anh nói khoảng 40.000 USD. Tính ra chưa đến 900 triệu tiền Việt. Thế mà bên Vietnam mình đắt thế, gấp 3 lần thì phải






 
Hôm sau em dậy sớm khám phá nốt phía đông National mall và các bảo tàng. Phái đông National mall không còn những đài tưởng niệm, mà chủ yếu là lên Capital hill thăm Toà nhà quốc hội - cơ quan lập pháp của nước Mỹ, vòng ra đằng sau thăm thư viện quốc gia và toà án tối cao - cơ quan tư pháp Hoa kỳ
Toà nhà quốc hội với mầu trắng, nổi bật trên nền trời xanh, hầu như đứng ở bất kỳ chỗ nào trong Washington DC này cũng nhìn thấy nó










Hồ nước đằng trước




https://flic.kr/p/2hbuUwg
https://flic.kr/p/2hbuUwg
 
Trên cái ban công này này là nơi tổng thống Mỹ hay làm lễ nhậm chức ngoài trời và hay phát biểu nhân sự kiện gì đó với bà con






 
Em đi mất nửa vòng trái đất đến đây chỉ để hét lên rằng "Communism for US" Ấy nhưng mà cũng may mà em nói tiếng Anh ngọng. Chứ nói sõi thì giờ này nó đang cho ở trong nhà thương điên cmnr






 
Quốc hội Mỹ


Đứng trước toà nhà lập pháp của nước Mỹ em lại luyên thuyên một chút về chính thể của Mỹ và cơ cấu của cơ quan lập pháp này.

Quốc hội Hoa kỳ gồm hai viện chúng ta quen gọi là Thượng viện và Hạ viện. Và cũng chẳng có bà/ông nào là chủ tịch quốc hội đứng đầu hai viện để cho cá ăn :D. Xem ra quyền lực của nước Mỹ bị chia sẻ nhiều lắm. Thế nên khi ra một đoạ luật gì là phản đối lên xuống, cãi nhau như mổ bò chứ làm gì có chuyện ngủ một giấc rồi bấm nút đồng ý như ở ta. Và hầu như chẳng có đạo luật nào được sự đồng ý của cả hai viện lên tới 90% cả. Nên các vị nghị sĩ của Hoa Kỳ mà nhìn thấy con số đồng thuận 99% thì nể lắm và đêm về lại vò đầu bứt tai rằng tại sao nước Mỹ lại mất đoàn kết đến thế.
Chính vì mất đoàn kết nên kể cả những quyết định quan trọng nhất như: Phản bác yêu cầu của tổng thống thậm chí luận tội, xét xử tổng thống chỉ cần tới 2/3 là tổng thống có thể bay ghế về làm thứ dân. Nhưng trên thực tế con số 2/3 này cũng khó nên chưa đồng chí tổng thống nào bị quốc hội cho tuột xích cả.








 
Thượng viện Hoa kỳ



Nguyên bản tiếng Anh nó là Senate. Còn tiếng Việt dịch ra nó là Thượng viện, Viện bang biểu.... Tại sao lại là Senate vì cái từ này nó có từ thời La mã nơi có Viện Nguyên Lão - quốc hội đầu tiên trên thế giới.
Hồi đó các nhà quý tộc La mã lập ra Viện nguyên lão để lấy ý kiến trị quốc. Tất nhiên chỉ có các nhà quý tộc mới có chân trong viện đó, còn dân đen thì hồi đó biết dell gì mà tham gia. Vào viện nguyên lão lại thu hai chân lên trên ghế, ăn uống nhồm nhoàm rồi ngủ gật à? Và từ đó viện nguyên lão cũng bầu ra viên pháp quan trong coi mọi việc như kiểu tổng thống ngày nay vậy.
Sau này đến đầu những năm thế kỷ 13, vua Anh lúc giờ phải ký Magna Carta nhằm chia bớt quyền hành của mình cho Hội đồng quý tộc phôi thai của Thượng viện Anh sau này.
Nhưng không giống nước Anh thượng nghị sĩ là những nhà quý tộc và cha truyền con nối, các nhà lập hiến nước Mỹ xây dựng lên một hiến pháp gồm hai viện. Trong đó thượng viện có số thượng nghị sĩ chia đều cho mỗi bang, mỗi bang dù lớn hay nhỏ đều có 2 thượng nghị sĩ trong thượng viện. Cái này nó đảm bảo cho quyền có đại diện công bằng cho các bang.
Quốc hội của các tiểu bang bầu ra thượng nghị sĩ vào liên bang với nhiệm kỳ 6 năm (Nên thượng viện có tên là viện bang biểu là thế). Nhưng ngừoi ta sẽ bố trí lệch nhau để cứ mỗi 2 năm bầu thượng nghị sĩ mới một lần với 1/3 số ghế mới, điều này nó giúp cho thượng viện luôn tươi mới và tránh chính sách bị thao túng trong một nhóm người quá lâu.
Quyền hành của thượng viện thì cực kỳ to lớn, có 100 ông thôi nhưng quyết gần hết các vấn đề lớn của quốc gia. Khi tổng thống muốn lập nội các, phải trình danh sách qua thượng viện. Thượng viện phải đồng ý thì mới thông qua được. Rồi bổ nhiệm thẩm phán liên bbang cũng cần phải thượng viện thông qua Những chính sách quốc phòng, an ninh, ngoại giao....thượng viện cũng nắm quyền. Nên các bác để ý, khi muốn lobby chính sách của nước Mỹ với bên ngoài, các nước khác toàn đến lobby thượng nghị sĩ cả.
Chưa hết, thượng nghị sĩ còn có quyền cực lớn là xét xử tổng thống sau khi hạ viện luận tội. Gần đây nhất là đồng chí Bill Clinton cũng đã bị đưa ra Thượng viện xét xử, nhưng may mắn đồng chí đó thoát vì thượng viện không đủ 2/3 số phiếu thuận

Chính vì không cần phải là quý tộc nên bất cứ công dân Hoa kỳ nào cũng có thể ra tranh cử chỉ cần lưu ý là ông nào ra tranh cử đại diện cho bang nào thì phải sống tại bang đó. Chứ không như ta có khi sống ở Móng cái nhưng là đại biểu quốc hội của tỉnh Cà Mau cũng được.

Trong thượng viện có mấy khái niệm như sau:

- Lãnh tụ đa số: thuộc về lãnh tụ của đảng có nhiều ghế nhất trong thượng viện. Hiện nay là ông McConnell của đảng Cộng hoà vì đảng của ông có tới 53 ghế/100

- Lãnh tụ thiểu số: đương nhiên còn lại thuộc về đảng vàv các thượng nghị sĩ độc lập có số ghế ít hơn. Hiện tại là đồng chí Schumer của đảng dân chủ khi đảng của ông có 45 ghế

- Chủ tịch thượng viện và chủ tịch tạm quyền: Tại sao cùng một lúc lại có cả hai ông? Vì hiến pháp Hoa kỳ quy định phó tổng thống pahir là chủ tịch thượng viện bất kể ông có là thượng nghị sĩ hay không. Và thượng viện phải chọn ra ông Chủ tịch tạm quyền (nó không có chức phó mà tiếng Anh gọi là pro tempore) để thay mặt ông phó tổng thống lúc ông đi vắng. Hiện nay chủ tịch là ngài Mike Pence người đảng Cộng hoà và làm phó tổng thống, và chủ tịch tạm quyền là ngài Grassley cũng người của đảng Cộng hoà cmnl








 
Hạ viện Hoa kỳ

Thượng viện thì làm việc ở phía bắc toà nhà Quốc hội này. Hạ viện làm việc ở phía nam. Hạ viện có tên tiếng Anh là United States House of Representatives có nghĩa là nơi đại diện cho người dân, dịch ngắn gọn ra là Viện Dân biểu tức là người dân bầu lên. Trái ngược với Thượng nghị sĩ là do tiểu bang bầu lên.
Hạ viện không như thượng viện chia đều đại diện cho các bang mà số hạ nghị sĩ được chia theo số dân của bang đó, nhưng theo nguyên tắc ít nhất mỗi tiểu bang có 1 hạ nghị sĩ cho dù dân số có là bao nhiêu. Còn ngày nay thông thường cứ 693.000 người dân sẽ có 1 Hạ nghị sĩ. Đấy là ngày nay, còn ngày xưa khi lập hiến thì người ta quy định số thượng nghị sĩ có trong mỗi bang sẽ là số dân da trắng và 3/5 các dân khác. Có nghĩa là những mầu da khác chỉ có quyền hơn 1 nửa người da trắng. Sau này khi bỏ phân biệt chủng tộc thì người ta cũng bỏ quy định đó.
Đương nhiên là với quy định đó thì hạ viện rất đông người vì dân số Mỹ bây giờ hơn 300 triệu. Nên có tới hơn 400 hạ nghị sĩ. Chính vì đông người nên khó thống nhất các vấn đề hơn và sôi động hơn bên thượng viện. Đông nhất hiện nay là hạ nghị sĩ của bang California với 53 ghế, mấy ông này mà họp đồng hương trong đó thì tốn khá nhiều rượu. Một Hạ nghị sĩ được ngừoi dân bầu vào nhiệm kỳ chỉ có 2 năm, nên ông nào ít làm việc thì vào ngủ mấy giấc cũng là hết cmn nhiệm kỳ. À mà trong hạ viện này có tới 6 ông nghị gật, đó là 6 ông vào họp cho vui chứ không được bỏ phiếu. Đó là các địa biểu của lãnh thổ ngoài Mỹ như Samoa, Guam, quần đảo Virgin, Puerto Rico, quần đảo Mariana và Washington DC. Mỗi nơi có một đại biểu, trong đó đau nhất là ông Washington DC, thuế vẫn đóng đều nhưng không có quyền bỏ phiếu
Về quyền lực, nếu như em đã nói thượng viện có những quyền cực kỳ to lớn thì hạ viện lại có quyền cực kỳ quan trọng đó là quyền giữ tiền. Tất cả các sắc lệnh thuế hay chi tiêu gì của chính phủ cũng phải bắt đầu và thông qua hạ viện. Nên chúng ta mới thấy đợt vừa rồi bà Pelosi gây khó khăn cho ông Trump về việc lấy tiền liên bang xây tường là lẽ đó.
Ngoài các quyền khác ra, hạ viện còn có quyền luận tội tổng thống và đưa lên cho thượng viện xét xử. Cái quyền này cho nó vui chứ cứ luận tội thoải mái mà thượng viện lại tha bổng thì cũng chẳng giải quyết được gì.
Chủ tịch hạ viện có một quyền rất lớn nữa là trong trường hợp tổng thống gặp vấn đề (chết, từ chức...) trong nhiệm kỳ mà không thể tiếp tục điều hành chính phủ được thì chủ tịch hạ viện là nhân vật thứ 3 (sau phó tổng thống) là người kế nhiệm làm tổng thống lâm thời. Tức là quyền kế nhiệm còn trên cả chủ tịch tạm quyền của thượng viện. Nhưng đó là nghi trong hiến pháp vậy thôi. Trên thực tế, tất cả các tổng thống có vấn đề gì, ông phó tổng thống sẽ nắm quyền điều hành luôn chứ chẳng tới lượt chủ tịch hạ viện, trừ trường hợp cả hai ông cùng tèo hoặc ông phó tổng thống từ chối. Cái này thì hơi khó

Trong Hạ viện cũng có các khái niệm như: Lãnh tụ đa số, lãnh tụ thiểu số....và cách giải thích cũng giống như bên Thượng viện em đã giải thích












 
Trước mặt phía tây của toà nhà quốc hội này là những bức tượng kể về thời kỳ đấu tranh giành độc lập của nước Mỹ, nhằm tôn vinh những anh hùng dân tộc của họ






 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,726
Bài viết
1,136,378
Members
192,516
Latest member
congtykhonggianviet2000
Back
Top