What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Không chật chội, chen chúc như các khu đô thị mới của ta. Khu đô thị ở đây rất nhiều cây xanh, công viên. Vì nếu không thiết kế, xây dựng như thế thì bên này sẽ không có người mua













 
Cô chú tôi trước đây sống dưới chính quyền cũ ở Saigon. Sau năm 75 cô chú ở lại, nhưng theo lời chú kể thì hồi đó chú bị đì ghê lắm vì chú là đối tượng đặc biệt có 4 vấn đề cần phải theo dõi chặt chẽ:
1. Nguỵ quân: Ngày xưa chú phải đi lính nghĩa vụ cho chế độ cũ, tuy chỉ là hạ sĩ hay trung sĩ gì đó nhưng lý lịch có vết đen rồi
2. Nguỵ quyền: Đi lính xong chú giải ngũ về làm trong bộ máy hành chính của chế độ cũ. Tuy chẳng liên quan gì đến việc đánh đấm vì đó là việc của quân đội. Nhưng phục vụ chế độ cũ thì bị liệt vào thành phần nguỵ quyền
3. Bắc năm 1954: Những đối tượng bỏ quê hương di cư vào nam cũng bị theo dõi đặc biệt
4. Catholic: Dân Công giáo bao giờ cũng bị nghi ngờ vã theo dõi.

Chính vì như thế mà cô chú bị mất nhà phải đi kinh tế mới. Đi một hồi khổ quá không chịu được cô chú trốn về Saigon chui lủi. Tưởng cuộc đời mình đã xong thôi thì kệ nó nhưng biến cố sau đây làm cô chú lại phải ra đi mà đem thân vong quốc


Anh em gặp nhau mừng tủi.....lôi ảnh cũ, chuyện cũ ra kể không dứt












 
Năm 1980 con trai lớn của cô chú thi đậu ĐH Y Thành phố HCM, nhưng trường Y dứt khoát không nhận vì lý lịch của cậu này quá xấu. Họ chuyển hồ sơ của cậu này sang bên trường Giao thông, hằng hải. Nhưng trường này cũng không nhận vì nhỡ đâu anh này lý lịch như thế, trộm tàu rồi vượt biên thì làm sao?
Cánh cửa trường đại học đóng sập lại, không được học hành là cái cấm dã man nhất, nó đẩy con người ta từ ngừoi có tri thức, khát khao cống hiến cho chế độ mới có nguy cơ trở thành giang hồ, bụi đời..... Nghĩ thế nên cô chú gom góp tiền vàng cho con trai cả vượt biên. Trải qua rất nhiều lần vượt biên không thành, kểt cả xuống Cà Mau vượt biên theo đường dây của công an tổ chức.... tiền mất tật mang nhưng cuối cùng đến lần thứ 4 anh đã gặp may. Sang được Malaysia và từ đó sang được Canada. Sang đây vừa học vừa làm anh cũng học xong ĐH vươn lên tầng lớp trên cảu xã hội. Vài năm sau anh đón bố mẹ sang....và bây giờ anh làm CEO cho một tập đoàn lớn ở Chicago.











 
Rất thích những người như anh, viết bài ko nghiêng về "lề" nào. Chỉ muốn nói lên sự thật và đưa ra đánh giá khách quan.
Sau 1975, ông em đã từng phải đổi tên đổi họ để tìm dc 1 việc làm ổn đinh nuối sống gia đình.
Cả nhà em từng bán hết đồ trong nhà để cho ba em vượt biên, may mắn sao ba em bị lừa và ko lên dc con thuyền ấy. Em nói may mắn vì cả con thuyền ấy nghe kể chỉ vài người sống sót sau khi gặp cướp biển ... và ông bác lừa ba em để có tiền lên con thuyền đó mãi mãi ko đến được đất liền
 
Em xin tiếp

Con cái của cô chú tôi khá thành đạt, ngoài anh con trai lớn từng là thuyền nhân nay trở thành CEO, con gái cô chú là luật sư, lấy chồng là bác sĩ. Đó là hai nghề đẳng cấp cao ở bên này nên thu nhập khá cao. Đương nhiên như thế thì nhà cửa cũng phải tương xứng. Anh chị mua cái nhà to như lâu đài cách nhà cô chú khoảng 300m. Trao đổi với mọi người, cô chú nói may mắn nhất cuộc đời của cô chú là con cái được ăn học đường hoàng và trở thành ngừoi có thu nhập cao, tầng lớp trí thức của xã hội. Điều mà ở VN với thành phần lý lịch xấu như cô chú không dám mơ đến






 
Vấn đề em thắc mắc, nếu đem tư duy của VN ra so sánh thì các nhà thầu ở đây chắc họ "cạp đất ra mà ăn" vì với giá bản còn rẻ hơn VN nữa (một căn nhà khoảng 700m2 giá khoảng 15-17 tỷ tiền Việt) lại còn mật độ thưa, đầy cây xanh, xây dựng cả công viên rồi các công trình phúc lợi khác nữa...... Thế mà họ vẫn tồn tại, phát triển. Thế mới tài :)












 
Ở VN mình hay nói đến chi phí lobby dự án. Mà cái ngày nói ngang nhiên nha các bác. Em không phải nhà thầu xâu dựng nên cũng chẳng hiểu nó là cái gì. Nếu mà là tiền hối lộ cho quan chức để được duyệt thì đúng là khủng khiếp. Sự tham nhũng nó ngang nhiên lan tràn khắp mọt mặt, mọi ngành của xã hội. Dẫn đến chúng ta làm ra được sản phẩm gì đó giá rất cao và không thể cạnh tranh được với những hàng giá rẻ. Chúng ta thua các doanh nghiệp nước ngoài từ chính những thứ đó










 
Khi ở Mỹ, người ta bán cái xe Toyota Camry giá có hơn 20.000 USD. Em giật mình vì làm sao người ta có thể làm, sản xuất và bán ra một chiếc xe với giá rẻ thế? Khoan hãy nói chuyện thuế, các bác có tin không? Em cá với các bác là nếu với chính sách thuế của VN giống Mỹ thì chiếc xe Camry bán ra ở VN vẫn cao hơn Mỹ trong khi VN được lợi thế về nhân công giá rẻ.











 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,430
Bài viết
1,175,888
Members
192,101
Latest member
MapVNC
Back
Top