What's new

Bắc Ninh - Thành Cổ Luy Lâu

Status
Not open for further replies.
Bắc Ninh - Làng tranh Đông Hồ

LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ : Lễ hội diễn ra từ mồng 4 đến mồng 7 tháng giêng tại đình làng Đông Hồ huyện Thuận Thành. Đây là một lễ hội mang tính chất hội làng nghề, nơi sản xuất tranh dân gian nổi tiếng. Tại đình làng có bán tranh dân gian và các loại hàng mã thờ cúng.

( Trích dẫn webiste điện tử Bắc Ninh )

Khi tôi còn nhỏ có học văn học , thường thấy nhiều bức tranh Đông Hồ nhưng không hiểu là nó là có một cái Làng Đông Hồ chuyên làm tranh

DSC07408.JPG

Tại làng tranh Đông Hồ thì chỉ còn mỗi chỗ này là còn giữ mãi , nhưng hình như cũng do nhà nước đầu tư để nó không bị biến mất cùng với thời gian

DSC07388.JPG

Những tấm tranh này chỉ có thể gọi là trưng bày thôi , chứ hầu như không bán được cho ai , kể cả khách nước ngoài

DSC07400.JPG

Nghệ nhân làm tranh cũng chỉ là làm chơi chơi cho vui , chứ không phải làm thiệt đâu . Chủ yếu cho mọi người hiểu hơn về cách làm tranh Đông Hồ

DSC07415.JPG

Toàn cảnh về làng tranh Đông Hồ nổi tiếng - bây giờ chi chừng còn 2 đến 3 nghệ nhân làm tranh thôi

Họ đã chuyển nghề khác là làm gạch , vì ở đây có khá nhiều khu sản xuất gạch vì lợi ích kinh tế hơn

Khi tôi ra khỏi làng thì thầm nghĩ rằng , không biết mai đây tranh đông hồ nó có đọng lại một kỹ niệm đáng nhớ mà không bao giờ quên đối với con cháu chúng ta không ? hay là biến mất cùng thời gian

Thiết nghĩ , mọi người cũng nên quan tâm để cho văn hóa này không bị tuyệt chủng




Bắc Ninh - Đông Hồ toàn tập
 
Last edited:
Dấu vết những di tích của thành cổ có thể nhìn rõ nhất từ vệ tinh. Thiết tưởng đó là điều thú vị và quá rõ ràng với những người tìm đường đi phượt. Nếu trên máy không cài sẵn Google Earth thì chúng ta hoàn toàn có thể dùng www.wikimapia.org
Những dấu vết để định vị thành cổ trên ảnh vệ tinh là chu vi tường thành và hào nước bao quanh nó. Trên thực địa, nhiều khi các đoạn lũy thành đã trở thành đường giao thông, gò đất, lũy tre. Hào nước có thể trở thành kênh mương thủy lợi hay các ao nước rời rạc nhưng nhờ kích thước tương đối lớn của chu vi thành nên hình dáng tổng thể vẫn thường dễ nhận rõ khi nhìn từ ảnh vệ tinh.
Ở Việt nam. ngoài Cổ loa, Đồ bàn và có lẽ Luy lâu là những thành còn mang dấu vết của quy hoạch thành từ xa xưa cho nên thường có hình dáng chu vi không đối xứng, ngoài ra, những thành khác đều có kích thước hình vuông, bát giác, lục giác, Vanbaut rất cân đối cho nên càng dễ nhận ra.
 
Nếu đã đi thành cổ Luy lâu thì sao lại không ghé ngang qua Chùa Dâu ?

CHÙA DÂU : Hội mở vào ngày 17 tháng 1 âm lịch tại làng Dâu, Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Chùa Dâu thờ Phật Mẫu Man Nương. Lễ hội mở vào ngày sinh của Man Nương. Đây là lễ hội tiêu biểu cho sự hội nhập của tín ngưỡng nông nghiệp vào đạo Phật. Trong hội có lễ rước tượng bà Dâu đi qua các chùa trong hệ thống chùa Tứ Pháp, chùa Đậu, chùa Dâu, chùa Tưởng. Phân hội có thi làm bánh dày là đặc sản của làng Dâu.

( Theo webiste điện tử Bắc Ninh )

DSC07429.jpg

Cảnh tượng là thấy một ngọn tháp rất cao , chắn ngay sau cổng vào Chùa Dâu
Không biết tháp này tên gì ? có hỏi nhưng giờ không thể nhớ nổi nó là gì ?

DSC07431.JPG

Tôi và một người bạn cũng không biết cách nào lên được ngọn tháp ?

DSC07436.JPG

và một cái giếng nước giửa sân , nhưng nước rất ít và trong veo , chừng khoảng < 1 m nước thôi , cũng có thể là giếng nhân tao ?

Ngoài ra , thí Chùa Dâu không có gì đặc sắc như mọi người đồn thổi

Một chút ngán ngẫm chán nản , vì cảm giác chùa nào cũng như nhau
Nhìn xa xa ra hồ sen và cảm nhận không khí cũng như sự yên tĩnh trong chùa

Và sau khi ra Chùa Dâu thì tôi có nói đùa với bạn tôi rằng :" Kính thưa các loại chùa , sao anh thấy chùa nào cũng na ná như chùa nào thía "

Edit bài viết là để bỏ đi 1 pix nhảm, phản cảm. (Toét)
 
Last edited by a moderator:
Và sau khi ra Chùa Dâu thì tôi có nói đùa với bạn tôi rằng :" Kính thưa các loại chùa , sao anh thấy chùa nào cũng na ná như chùa nào thía "

bác nói thế quả thật cũng hơi buồn, hẳn bác chỉ lớt phớt cưỡi ngựa xem hoa nên bác không để ý, không tìm hiểu kĩ để thấy những nét hay, độc đáo của chùa Dâu. em xin kể ra vài nét hầu bác:

- chùa Dâu được coi là ngôi chùa cổ nhất nước Việt, tương truyền được dựng từ thời Bắc thuộc lần II. được dựng từ thời Phật giáo mới vào Giao Chỉ, và là bàn đạp để Phật giáo sang Tung Của

- chùa là nơi bắt nguồn, xuất xứ của tín ngưỡng tứ pháp - 1 tín ngưỡng cổ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước

- tháp mà bác bẩu: không nhớ tên là tháp Hòa Phong = ngọn gió mát lành

chỉ riêng những điều đó cũng rất đáng tìm hiểu rồi bác ợ. nếu có gì chưa hiểu lắm, bác có thể bỏ ra 34K mua 2 quyển sách nhỏ, mỏng mà bà già trông chùa bán là: Sự tích đức phật chùa Dâu và 1 quyển giới thiệu chung về chùa.

em cũng trộm nghĩ là bác không nên đi chùa ở đất Bắc Việt nữa ợ, vì chùa nào cũng giống nhau cả, không có gì đặc sắc đâu ợ - trừ khi bác chịu khó nghe hỏi, tìm tòi 1 chút, không thì đi chùa đất Bắc chỉ làm phí thời gian của bác ợ

em có vài nhời thiển cận, bác đừng cười. mong bác chitto bỏ quá vì em lỡ múa rìu qua mắt bác ợ
 
Có thể mình không mặn nồng lắm với chùa chiền , nhưng nếu nghe chùa nào nổi tiếng thì mình nhất định phải đến đó cho bằng được

Và cũng nhìn thấy những người trong chùa bán nhửng sách nói về chùa nhưng mình chỉ tham quan chùa chứ không muốn tìm hiểu kỹ nó , ví nó củng thiên về tín ngưởng tôn giáo ( Mình thì ko tin vào tín ngưỡng ,chỉ tin và làm những gì mình thích )

Mình quan tâm lịch sử , vùng đất và các thông tin địa danh nổi tiếng , các cuộc vui chơi ( lành mạnh nhé ) ,.....

Tôi không hiều sao trời sinh ra tôi như thế ? thắc mắc gì thì phải tìm mọi cách biết ? muốn làm gì thì phải làm cho bằng được ,,,, Nên nhiều khi hơi đau đầu , hic hic

Bác zanghoang chắc bên báo lao động ?

Bác cũng khá hiểu chùa , và tôi cũng thật sự khá bất ngờ về khu vực phía bắc , đi đâu cũng thấy chùa

DSC07436.JPG

Cái giếng nước này , không biết làm gì ? nguồn gốc là gi ? .........
 
Last edited:
DSC07436.JPG

và một cái giếng nước giửa sân , nhưng nước rất ít và trong veo , chừng khoảng < 1 m nước thôi , cũng có thể là giếng nhân tao ?

Nhìn vào ảnh của cái giếng này, ai cũng thấy là nó do bàn tay con người tạo ra - tức là "nhân tạo" rồi


"Cái giếng nước này , không biết làm gì ? nguồn gốc là gi ? ......... "
Cái giếng nước, tất nhiên dùng để lấy nước rồi:shrug:, còn nước ấy dùng để làm gì? Để ăn uống, để tắm giặt, hay để ... rửa chân,... thì suy cho cùng vẫn là "dùng nước" thôi
Còn "nguồn gốc là gì?", câu hỏi hơi khó, có khi thầy Chit biết, nhờ thầy chỉ giúp :LL
 
Cái giếng này cũng là một phần thiêng liêng trong chùa vì ai vào cũng phải nhìn vào giếng xem mặt mũi cái giếng cũng như mặt mũi mình ( vì nó sáng và trong như gương soi )

Cái này sure con người tạo ra , còn để dùng giếng vào việc tắm giặt ,... thì không có đâu ? và củng không phải dùng lấy nước sài . Nước máy trong chùa có mà , sài nước giếng chi
 
Cái giếng này cũng là một phần thiêng liêng trong chùa vì ai vào cũng phải nhìn vào giếng xem mặt mũi cái giếng cũng như mặt mũi mình ( vì nó sáng và trong như gương soi )

Cái này sure con người tạo ra , còn để dùng giếng vào việc tắm giặt ,... thì không có đâu ? và củng không phải dùng lấy nước sài . Nước máy trong chùa có mà , sài nước giếng chi
Một việc đơn giản, hỏi nhà chùa xem nó được đào trước hay sau khi có nước máy. Nếu nó có sau khi có nước máy, thì chắc là có để ... soi thật :)):LL
Còn nếu nó có từ xưa (khi chưa có nước máy), thì chả lẽ chỉ để người ta soi gương? Người nhà chùa thì chắc chả cầu kỳ thế, còn đào ra giếng chỉ để phục vụ khách viếng chùa soi ngó, thì cũng ... chịu chơi thật :LL:LL:LL
 
Mong các cao thủ giúp em tìm ra tung tích cái giếng này ? không thì em ngủ không yên vì thắc mắc và tó mó

Nếu đã đi chùa dâu thì sao lại không phóng qua chùa phật tích

DSC07312.JPG


Đoạn đường chùa dâu thì như đường 32 ở Ba Vì ( thật là xấu ) . Nhưng đường đi từ chùa dâu qua chùa phật tích thì lãng mạng lắm, ai đi tranh thủ dừng chân chụp vài kiểu nhé !

DSC07317.JPG


Và hơi bị bất ngờ với cãnh vật đã được nhân tạo hóa ,

Có những di tích thật sự là ý nghĩa , nhưng càng ngày mọi thứ đều được xây dựng và trùng tu - Không biết sau này những nơi này còn có ý nghĩa gì đâu ?

DSC07327.JPG


Và nhìn kỹ lại thì không thấy còn cổ kính nguyên vẹn như Chùa
 
Last edited:
như đúng rồi lần 2

bác này nói như đúng rồi. Cá nhân tôi, tôi chẳng cần thông tin lịch sử chính xác vì có cần cũng chẳng được. Bác đừng vơ đũa cả nắm.

Học lịch sử, cũng cần phải đọc nhiều tài liệu khác nhau, nhiều nguồn thậm chí khác nhau và dùng cái đầu của mình để phân tích xem đâu là sự hợp lý, đâu là sự hư cấu, tại sao lại hư cấu... đại loại có thể gọi là cảm nhận lịch sử.

Còn không thì thôi, ko nên phát biểu linh tinh, ko nhất quán

Nhân có dịp em BMTH "bảo kê" và nói góp ý, mình lại up cái ý kiến của mình lên (cũng là góp ý đấy)

Có vài lời nữa:

Hình như bạn chẳng để ý đến góp ý của các bác Chitto, zanghoang.. thì phải. Nếu muốn viết về văn hóa, lịch sử, đừng viết một cách hời hợt. Không biết thì thôi, cứ táng là đến đây, chụp ảnh thế này, rồi về, đừng nói năng theo kiểu cái gì cũng biết, cũng như đưa ra nhận xét đơn giản thậm chí là ngô nghê, thì các bị các bạn ấy ném đá là điều không tránh khỏi:gun:T
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,689
Bài viết
1,135,343
Members
192,422
Latest member
tungsenxanhnet
Back
Top