What's new
Sau hai năm khắc khoải đợi chờ …

Rồi dòng nước đỏ quạch hung hãn băng qua bao đồi núi , ghềnh thác… Từ cao nguyên Tây Tạng, vượt Trung Quốc, dòng Mekong cuộn qua Miến, Thái, Lào, len lỏi qua Cam, để rồi… tràn bờ và thật nhẹ nhàng phủ kín những cánh đồng bát ngát châu thổ sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên chặng đường rong ruỗi nó không quên góp nhặt từng chút phù sa, từng con tôm, chú cá về chất đầy trong lòng…Để rồi sau hơn 4000km, nó thấy mình nặng nề. Cái mệt đã hiện rõ trên gương mặt!

Khi đến Việt Nam, dòng nước không còn hung hãn như trước. Từ dưới sông nó bước lên bờ… rồi như không chịu nổi sức nặng, nó ngã nhào sóng soài trên mặt ruộng làm vỡ cái bụng óc ách tung tóe bao cá tôm… Dòng nước đỏ nặng phù sa tràn mãi, tràn mãi lênh láng phủ kín cả cánh đồng xanh bát ngát, ban phát bao sản vật quý giá cho vùng đất này thêm trù phú rồi lặng lờ trôi ra biển qua chín cái đầu rồng tỏa khắp miền Tây.

…Nước nổi đã về!


Đầu nguồn sông Tiền ( Thường Phước – Hồng Ngự - Đồng Tháp - Nơi dòng MeKong đổ vào Việt Nam )

attachment.php





Khác với mọi năm, năm nay mùa nước nổi được chờ đón trong nỗi niềm khắc khoải của hàng triệu người dân miền Tây, vì năm ngoái nước không về.

Ở những vùng khác, khi nghe đến lũ thì ai cũng sợ. Sợ vì nước lũ cuồn cuộn chảy và sẵn sàng cuốn phăng tất cả những gì có trên đường đi của nó. Sau lũ thường là tan hoang, và người ta phải bắt tay xây dựng lại.

Về đến miền Tây thì lại khác. Dòng lũ hung hăng giờ trở nên hiền hòa vì được dãi đồng bằng bao la, bát ngát ôm lấy nó như xoa dịu, nhẹ nhàng dẫn ra biển Đông. Để đáp lại tấm thịnh tình đó, dòng nước lũ hào phóng ban tặng phù sa cùng bao sản vật quý báu cho dãi đồng bằng này. Chính điều này đã làm nên nét đặc thù hấp dẫn có một không hai của vùng đất phương nam.
 
Last edited:
Những hình ảnh cách nhau khoảng 1 tháng :

Nước ngập nhưng chợ vẫn ì xèo

attachment.php


attachment.php


Cầu chìm trong nước, đầu cầu là nơi bơi lội của lũ nhóc. Bên kia cầu là cù lao cũng chìm trong nước, một chị bảo chúng tôi bên kia bình địa hết rồi, có muốn qua bên cù lao chụp hình không thì chị lấy xuồng đưa qua.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


Cầu dẫn vào nhà đã chìm mất rồi còn lại cái lan can, nhưng dù sao nhà vẫn chưa ngập :

attachment.php


attachment.php
 
Hậu cứ của lực lượng bảo vệ đê bao ở Tứ Thường :

attachment.php


attachment.php


dsc4029u.jpg


Cát sông được xà lan bơm vào bờ, người dân tập trung xúc vào bao rồi chuyển lên các xà lan khác đưa vào đắp các con đê gần đó. Lực lượng trai tráng, dân quân, bộ đội trực chiến trên đê còn hậu cứ do các học sinh cấp III đảm trách .


Báo động ở đê Tân Thành B :

attachment.php


attachment.php
 
Ở xã Tân Hội ngoài 3 cù lao đã bị tràn ngập thì cánh đồng chính vẫn còn an toàn . Mực nước chênh lệch trên đê bao sông Sở Hạ khoảng 3-4m :

attachment.php


attachment.php


Lực lượng cơ giới trực chiến trên đê Tân Hội :

attachment.php


attachment.php
 
Thực hiện ủy nhiệm của Kongfuson bọn tớ đi Long Sơn Ngọc để về theo con đường qua Hưng Điền B . Khi đến bến đò Long Sơn Ngọc (đây là bến đò ngã tư) thì được biết bến Hưng Điền đã bị lũ nhấn chìm, bến tạm phải dời xuống hạ lưu kênh Tân Thành - Lò Gạch 300m . Đò không còn khả năng chạy bốn bến nữa mà phải chia làm hai : một chuyến chạy chợ Đầu Lộ, UBND xã Thông Bình, chợ Thông Bình; một chuyến chạy Hưng Điền - chợ Đầu Lộ

attachment.php


Nước trên kênh Tân Thành - Lò Gạch chảy rất xiết đò phải chạy xa xuống hạ lưu rồi mới quay lên được, thời gian đi gần 20 phút. Đây là lý do phải tách chuyền đò làm hai.
 
Con đường Hưng Điền B xấu đến mức không thể xấu hơn :

attachment.php


nếu mưa xuống là dính luôn khỏi về. Nhưng không còn lựa chọn nào khác vì tại bến đò Long Sơn Ngọc đã nghe tin đê Tân Thành A vỡ vào rạng sáng con đường về Tân Phước đã ngập trắng .

Đi hết đoạn kinh khủng (gần 4Km) thì gặp 1 bến đò đột xuất bên đường , thấy nghi nghi hỏi thăm thì y như như rằng đường về chợ Hưng Điền B đã ngập nhiều đoạn, cả vùng này chỉ liên hệ với bên ngoài bằng cái bến đò duy nhất này.

Qua đò đi về Gò Chuối . Đường về gò Chuối như đi giữa biển cả, sóng đánh oàm oạp vào bờ. Hai bên đường dân phải dùng bạt nylon để chắn sóng :

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Trường học ở Vĩnh Đại kiên cố và thiết kế hợp lý nên dù nước ngập sâu 3m vẫn còn hoạt động được. Tuy nhiên nó vẫn phải đóng cửa vì
toàn bộ các con đường tiểu lộ nối ĐCK79 vào Hưng Thạnh, Bắc Hòa , Bắc Chan, Vĩnh Châu B, Trường Xuân đều ngập nặng, học sinh không có cách nào tới trường được :( .

attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,144
Bài viết
1,173,968
Members
191,971
Latest member
anhthwu
Back
Top