What's new
Sau hai năm khắc khoải đợi chờ …

Rồi dòng nước đỏ quạch hung hãn băng qua bao đồi núi , ghềnh thác… Từ cao nguyên Tây Tạng, vượt Trung Quốc, dòng Mekong cuộn qua Miến, Thái, Lào, len lỏi qua Cam, để rồi… tràn bờ và thật nhẹ nhàng phủ kín những cánh đồng bát ngát châu thổ sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên chặng đường rong ruỗi nó không quên góp nhặt từng chút phù sa, từng con tôm, chú cá về chất đầy trong lòng…Để rồi sau hơn 4000km, nó thấy mình nặng nề. Cái mệt đã hiện rõ trên gương mặt!

Khi đến Việt Nam, dòng nước không còn hung hãn như trước. Từ dưới sông nó bước lên bờ… rồi như không chịu nổi sức nặng, nó ngã nhào sóng soài trên mặt ruộng làm vỡ cái bụng óc ách tung tóe bao cá tôm… Dòng nước đỏ nặng phù sa tràn mãi, tràn mãi lênh láng phủ kín cả cánh đồng xanh bát ngát, ban phát bao sản vật quý giá cho vùng đất này thêm trù phú rồi lặng lờ trôi ra biển qua chín cái đầu rồng tỏa khắp miền Tây.

…Nước nổi đã về!


Đầu nguồn sông Tiền ( Thường Phước – Hồng Ngự - Đồng Tháp - Nơi dòng MeKong đổ vào Việt Nam )

attachment.php





Khác với mọi năm, năm nay mùa nước nổi được chờ đón trong nỗi niềm khắc khoải của hàng triệu người dân miền Tây, vì năm ngoái nước không về.

Ở những vùng khác, khi nghe đến lũ thì ai cũng sợ. Sợ vì nước lũ cuồn cuộn chảy và sẵn sàng cuốn phăng tất cả những gì có trên đường đi của nó. Sau lũ thường là tan hoang, và người ta phải bắt tay xây dựng lại.

Về đến miền Tây thì lại khác. Dòng lũ hung hăng giờ trở nên hiền hòa vì được dãi đồng bằng bao la, bát ngát ôm lấy nó như xoa dịu, nhẹ nhàng dẫn ra biển Đông. Để đáp lại tấm thịnh tình đó, dòng nước lũ hào phóng ban tặng phù sa cùng bao sản vật quý báu cho dãi đồng bằng này. Chính điều này đã làm nên nét đặc thù hấp dẫn có một không hai của vùng đất phương nam.
 
Last edited:
Mùa nước này ông Kong ở nhà đi nhé , đừng đi về miền Tây nữa ! Ông đi đến đâu là hư hại tới đó :

1/- Sáng 1/10 đi qua cầu Phú Thọ thì trưa cầu sập

2/- Trưa 1/10 đi qua đê Cả Vàng thì sáng 3/10 nó bị sóng đánh vỡ

3/- Chiều 1/10 đi qua đê Tân Thành A thì sáng 2/10 nó cũng vỡ .

Còn cái vụ ngắm trăng sao trên đồng nước thì em Đông Lạnh được liên tiếp hai đêm luôn :
- Ngày đầu do mê ăn mà về tối được ngắm trăng non và trời đầy sao ở cầu kênh 14 trên đường TL844 , sau đó được khuyến mãi ngắm thêm hơn một tiếng trên cánh đồng Thanh Bình vì cầu sập phải chạy vòng thêm 30Km :))

- Ngày thứ hai do xe của em Rùa không chịu vá ruột trong nước nên bể liên tục nên được ngắm sao tiếp trên đường ĐCK79.
 
Mùa nước này ông Kong ở nhà đi nhé , đừng đi về miền Tây nữa ! Ông đi đến đâu là hư hại tới đó :

1/- Sáng 1/10 đi qua cầu Phú Thọ thì trưa cầu sập

2/- Trưa 1/10 đi qua đê Cả Vàng thì sáng 3/10 nó bị sóng đánh vỡ

3/- Chiều 1/10 đi qua đê Tân Thành A thì sáng 2/10 nó cũng vỡ .

Còn cái vụ ngắm trăng sao trên đồng nước thì em Đông Lạnh được liên tiếp hai đêm luôn :
- Ngày đầu do mê ăn mà về tối được ngắm trăng non và trời đầy sao ở cầu kênh 14 trên đường TL844 , sau đó được khuyến mãi ngắm thêm hơn một tiếng trên cánh đồng Thanh Bình vì cầu sập phải chạy vòng thêm 30Km :))

- Ngày thứ hai do xe của em Rùa không chịu vá ruột trong nước nên bể liên tục nên được ngắm sao tiếp trên đường ĐCK79.

Trời, cRắn viết làm như em là Thủy Tinh không bằng, đi tới đâu nước tràn tới đó, hic hic :(

Phải công nhận là ban đêm chạy xe 1 mình trên ĐCK79 đã lắm. :D
 
Sau ngày 04/10/2011 nắng ấm như xua tan áp lực lũ, dự báo thời tiết mực nước đầu nguồn bắt đầu xuống chậm, chưa kịp mừng vì có khả năng cứu được những hecta lúa còn sót lại thì bắt đầu từ sáng ngày 05/10/2011 trời đã lăn thùng phuy ầm ầm, mây vần vũ, 6h30 là cơn mưa như trút nước bắt đầu, và nó cứ thế dai dẳng đến 11h40 vẫn chưa ngớt, với lưu lượng mưa như thế này cộng với lũ lụt các tỉnh miền Đông Thái Lan hiện nay sẽ làm cho cơn lũ năm 2011 thật khó lường, nếu kéo dài đến tháng 11 thì thiệt hại không sao kể xiết bởi đây là thời điểm triều cường lớn nhất trong năm, lũ không có điều kiện xã ra biển, mực nước sẽ dềnh lên rất lớn vượt qua tất cả các đê bao, lúc đó không chỉ các huyện đầu nguồn mà ngay cả Tp Cao Lãnh cũng ngập trong nước lũ (đây là tình trạng đã gặp phải trong cơn lũ năm 2000)

Cơn mưa lúc thì rã rít, theo ông bà xưa thì mưa nổi bông bóng sẽ rất dai
fcc4e8ef51e5f7f880ffb075b84d2540_36095003.dsc01911.jpg


Lâu lâu nó lại ào lên làm cho vòi nước phun xối xã

5c8b97fb0749bd3b995c42b745c3edf5_36095011.dsc01912.jpg


Thành phố Cao Lãnh ảm đạm

5a0b13b10feee214a03bffe810969036_36094994.dsc01910.jpg


Cơn mưa như cứ trêu ngươi

63d9e8e9d4bf6d2dac7970d18cd8c2dc_36094987.dsc01909.jpg
 
Trường học ở Vĩnh Đại kiên cố và thiết kế hợp lý nên dù nước ngập sâu 3m vẫn còn hoạt động được. Tuy nhiên nó vẫn phải đóng cửa vì
toàn bộ các con đường tiểu lộ nối ĐCK79 vào Hưng Thạnh, Bắc Hòa , Bắc Chan, Vĩnh Châu B, Trường Xuân đều ngập nặng, học sinh không có cách nào tới trường được :( .

attachment.php

Các bạn có nghẹn ngào khi bấm máy chụp tấm ảnh này hông??? Ghé ngang phường 3 và vùng đất lở ở Sa Đéc nữa là chuyến đi về Đồng Tháp mùa lũ trọn vẹn hơn đấy. Ngay ngã sông Sa Đéc trổ ra sông Tiền chỗ đất lở, cách nhà mình 1 bờ sông, căn nhà người quen của mình mới ăn mừng tân gia ngày hôm trước, sang sáng hôm sau đất lở trôi mất căn nhà; xung quanh đó cũng trôi mất vài căn khác nữa ! Bà con khu này đang thất thần, nhốn nháo như trại tị nạn, thảm lắm.
 
Các bạn có nghẹn ngào khi bấm máy chụp tấm ảnh này hông??? Ghé ngang phường 3 và vùng đất lở ở Sa Đéc nữa là chuyến đi về Đồng Tháp mùa lũ trọn vẹn hơn đấy. Ngay ngã sông Sa Đéc trổ ra sông Tiền chỗ đất lở, cách nhà mình 1 bờ sông, căn nhà người quen của mình mới ăn mừng tân gia ngày hôm trước, sang sáng hôm sau đất lở trôi mất căn nhà; xung quanh đó cũng trôi mất vài căn khác nữa ! Bà con khu này đang thất thần, nhốn nháo như trại tị nạn, thảm lắm.

Sao lại nghẹn ngào? phải tự hào khi bấm máy chụp tấm này chứ :)). Công trình trường học này là một thiết kế tuyệt vời cho vùng lũ đó. Tầng trệt của ngôi trường là sân chơi và bãi xe cho mùa khô, chân các cầu thang lên tầng trên có các cọc neo ghe thuyền. Các lớp học đều ở tầng trên . Mùa nước giáo viên, các học sinh lớn có thể đi ghe tới trường học, học sinh nhỏ thì có người đưa,ghe thì cột lại ở các cọc, học xong lại lên ghe về như đi xe . Tiện lợi vô cùng, nếu cầu và đường tốt hơn một chút hoặc các khu dân cư không nằm quá sâu trong đồng thì giờ này nước lũ mặc nước lũ học sinh vẫn cứ đi học bình thường thôi. (Trường này mới đóng cửa vào ngày thứ sáu 30/9 đó)

Còn vùng đất lỡ ở Phường 3 TX Sa đéc là chuyện cơm bữa rồi, ngày xưa nó còn cho cả cái nhà thương xuống sông nữa là . Công binh Mỹ với các phương tiện hiện đại mà còn phải bỏ của chạy lấy người mà :))
 
Sao lại nghẹn ngào? phải tự hào khi bấm máy chụp tấm này chứ :)). Công trình trường học này là một thiết kế tuyệt vời cho vùng lũ đó. Tầng trệt của ngôi trường là sân chơi và bãi xe cho mùa khô, chân các cầu thang lên tầng trên có các cọc neo ghe thuyền. Các lớp học đều ở tầng trên . Mùa nước giáo viên, các học sinh lớn có thể đi ghe tới trường học, học sinh nhỏ thì có người đưa,ghe thì cột lại ở các cọc, học xong lại lên ghe về như đi xe . Tiện lợi vô cùng, nếu cầu và đường tốt hơn một chút hoặc các khu dân cư không nằm quá sâu trong đồng thì giờ này nước lũ mặc nước lũ học sinh vẫn cứ đi học bình thường thôi. (Trường này mới đóng cửa vào ngày thứ sáu 30/9 đó)

Còn vùng đất lỡ ở Phường 3 TX Sa đéc là chuyện cơm bữa rồi, ngày xưa nó còn cho cả cái nhà thương xuống sông nữa là . Công binh Mỹ với các phương tiện hiện đại mà còn phải bỏ của chạy lấy người mà :))

Mình đồng ý quan điểm sống chung với lũ của những người xây dựng nên trường này, nếu có tư tưởng chống lũ, cho dù xây dựng vượt đỉnh lũ lịch sử thì cũng có năm bị ngập, nếu lấy cose với tần suất lũ 4% (trong 25 năm ngập 1 lần), thì có khi mới xây xong đã ngập, lúc đó báo đài lên tiếng, có người toi ... Hahaha, nếu lấy cose tần suất 1% (trong 100 năm ngập 1 lần) có khi mới xây xong năm sau đã ngập bởi có ai biết là trong 100 năm đó là năm nào sẽ lũ lớn đâu,

Nếu không lũ lớn thì cái trường khác gì cái chòi, nó đứng liêu khiêu đó rồi cũng có 1 ngày ngập thôi, nhiều khi tính ra kinh phí để nó đứng liêu khiêu trên lũ còn tốn hơn là chấp nhận cho nó ngập, cho dù nó không ngập trong lũ lớn thì cũng phải nghĩ học bởi nhà dân đều lút mái hết rồi, cơm chưa hẳng có mà ăn, đành phải gác lại con chử chạy đến trường tránh lũ cứu lấy tính mạng vậy.

Vùng đất lở phường 3 đến hẹn lại lên, với lưu lượng nước rất lớn như thế này, áp lực vào cái cua cùi chỏ đó là rất lớn, không biết bao nhiêu tàu, ghe đã bị chìm đoạn này do nước đạp rồi, việc mở hàm ếch xảy ra mỗi ngày, chỉ tội cho người dân nhiều khi quê cha đất tổ nên phải bấm bụng xây dưng nhà, chứ người dân ở đó ai không biết là nơi này sẽ có ngày ăn cơm Hà Bá.
 
Ngôi trường này có khi là điểm tị nạn tạm thời khi lũ quá xá lớn lại hay. Với chiều cao 2 tầng, thêm dàn cột chống đỡ cao phái dưới nữa, lại có rất nhiều phòng. Có thể chứa đc nhiều ng khi lũ quá cao chăng ?? K chỉ đoán bừa thôi nha :D
 
Nước mênh mông, nước tràn bờ; nhưng giữa Tam Nông dân vẫn có dưa để bán. Thế mới thấy được sức của con người.

Ảnh chụp trên TL 844 hôm 2/10.

attachment.php





Ruộng dưa đang thu hoạch được chụp cách đây 1 tháng, hôm 2/9.

attachment.php
 
Nước ngập cũng là lúc bà con tha hồ bắt cá.


attachment.php



attachment.php



attachment.php






Và đăng được giăng ngay trong sân nhà.

attachment.php




attachment.php



attachment.php





Đất ngập rồi, trâu rảnh rỗi đi rong.

attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,145
Bài viết
1,173,978
Members
191,972
Latest member
789win1
Back
Top