What's new
Sau hai năm khắc khoải đợi chờ …

Rồi dòng nước đỏ quạch hung hãn băng qua bao đồi núi , ghềnh thác… Từ cao nguyên Tây Tạng, vượt Trung Quốc, dòng Mekong cuộn qua Miến, Thái, Lào, len lỏi qua Cam, để rồi… tràn bờ và thật nhẹ nhàng phủ kín những cánh đồng bát ngát châu thổ sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên chặng đường rong ruỗi nó không quên góp nhặt từng chút phù sa, từng con tôm, chú cá về chất đầy trong lòng…Để rồi sau hơn 4000km, nó thấy mình nặng nề. Cái mệt đã hiện rõ trên gương mặt!

Khi đến Việt Nam, dòng nước không còn hung hãn như trước. Từ dưới sông nó bước lên bờ… rồi như không chịu nổi sức nặng, nó ngã nhào sóng soài trên mặt ruộng làm vỡ cái bụng óc ách tung tóe bao cá tôm… Dòng nước đỏ nặng phù sa tràn mãi, tràn mãi lênh láng phủ kín cả cánh đồng xanh bát ngát, ban phát bao sản vật quý giá cho vùng đất này thêm trù phú rồi lặng lờ trôi ra biển qua chín cái đầu rồng tỏa khắp miền Tây.

…Nước nổi đã về!


Đầu nguồn sông Tiền ( Thường Phước – Hồng Ngự - Đồng Tháp - Nơi dòng MeKong đổ vào Việt Nam )

attachment.php





Khác với mọi năm, năm nay mùa nước nổi được chờ đón trong nỗi niềm khắc khoải của hàng triệu người dân miền Tây, vì năm ngoái nước không về.

Ở những vùng khác, khi nghe đến lũ thì ai cũng sợ. Sợ vì nước lũ cuồn cuộn chảy và sẵn sàng cuốn phăng tất cả những gì có trên đường đi của nó. Sau lũ thường là tan hoang, và người ta phải bắt tay xây dựng lại.

Về đến miền Tây thì lại khác. Dòng lũ hung hăng giờ trở nên hiền hòa vì được dãi đồng bằng bao la, bát ngát ôm lấy nó như xoa dịu, nhẹ nhàng dẫn ra biển Đông. Để đáp lại tấm thịnh tình đó, dòng nước lũ hào phóng ban tặng phù sa cùng bao sản vật quý báu cho dãi đồng bằng này. Chính điều này đã làm nên nét đặc thù hấp dẫn có một không hai của vùng đất phương nam.
 
Last edited:
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió như trời quê biên cương

attachment.php







Tiếng sóng vỗ trùng dương
Nghe đất quê hương hát cùng bước chân chúng tôi

attachment.php






Ngừng đây soi bóng bên dòng nước lũ

attachment.php





Bên cầu biên giới
Tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi
Sông nước xa xôi,
Mây núi khắp nơi
Không tỏ một đôi lời ...

attachment.php





Em ơi, có nơi nào đẹp hơn

attachment.php





Chiều biên giới

attachment.php




attachment.php
 
Re: Mùa cá ra

Bài này chỉ có tính tư liệu, khuyến cáo các bạn không nên đọc, vì nó dễ gây mất ngũ, ngứa chân

----------

Mùa cá ra thường quanh quẩn trong tháng Mười và chính vụ là khoảng mồng Sáu đến Mười một tháng Mười. Lúc này nước trong các cánh đồng bắt đầu cạn. Phèn dậy, con cá bị cay mắt nên ùn ùn đổ ra sông tìm nước ngọt, rút hết xuống các kinh rạch để tranh thủ ra sông, tìm đường sống. Những lúc cao điểm ấy dân gian gọi “cá ra”.
Cá ra đủ loại, đũ cỡ. Dưới sông xuồng ghe tấp nập. Người bắt cá, kẻ thu mua rộn rã. Tiếng gọi ý ới hỏi thăm nhau thu hoạch khá không hay báo cho nhau cá đang ra tập trung cứ ồn ả từng khúc sông. Già, trẻ, lớn, bé với đủ loại phương tiện đi lại và đủ kiểu bắt cá. Từ xuồng, bè, mảng ai có gì dùng nấy. Lũ nhiều hay ít, mùa cá ra cũng có thay đổi. Nếu nước nhiều, khi cá ra sẽ ra nhiều đợt và số lượng nhiều, đa dạng. Nhiều nhất là đám "cá trắng" như cá Linh, cá Dảnh, cá Mè Dinh, cá He, cá Ét, cá Mè Hôi. Kế đến là tôm càng, cá bống tượng, cá hô đất, cá ngựa, cá chài, cá leo, cá lăng, cá chốt, cá ngát, cá cóc..., mùa cá ra là mùa dân sông nước ăn cá "thả giàn", muốn ăn thứ gì cũng có.

Đây là lúc toàn khắp, nhất là tại những miệng kinh, vàm rạch và cả ngoài sông sâu nước chảy đâu đâu cũng la liệt đăng ven, chài hội, lưới giăng… Muôn trùng “thiên la địa võng” như thế nhưng cũng không thể nào bắt hết được hằng hà sa số cá! Một bộ phận khá lớn vẫn lọt được ra sông và chen nhau chun vô những miệng đáy đang ngày đêm há mồm chực sẵn. Có khi chúng vô đáy nhiều quá, nếu không chuyển kịp lên ghe, buộc phải tức thời xả bỏ bớt, vì chậm trễ một chút là “bể đáy” như chơi!

Vào thời điểm ấy cá linh lội xanh nước, chỉ nói trên các kinh rạch thôi, dân ruộng, với cách đánh bắt thủ công truyền thống đã chuẩn bị sẵn các loại đồ nghề cần thiết. Bà con nông dân cắm chận đăng ngang kinh rạch, giữa lòng rạch có đăng cuốn chận nằm ngang, có phao (can nhựa) nổi trên mặt nước, ghe xuồng đi ngang đè nhận phao xuống, qua khỏi, phao lại trồi lên. Cá theo đăng vô rọ, chui vào cái “đó”, bị kẹt hom trở ra không được, người ta nhổ đó đưa lên ghe đổ cá ra. Mỗi lần như vậy được cả thùng, cả giạ. Bình quân chỉ khoảng 5, 10 phút trút cá một lần. Phải làm liền tay, nên không chờ người trên ghe đổ cá ra, mà lấy một cái đó khác đặt xuống ngay, không nghỉ, tránh thất thoát. Có điều hết sức lạ kỳ là, trên cùng một đoạn kinh, rạch, việc chận bắt cá thì đầy nghẹt, nơi này cách nơi kia chỉ trăm mét, thế mà ai cũng thu nhập nhiều vô kể, người đăng phía sau không hề thua kém người phía trước mình. Người ta không biết bằng cách nào mà cá đã vượt qua được hàng chục, thậm chí hàng trăm rào cản hết sức chắc chắn và không có một kẽ hở nào khả dĩ có thể chen qua – nó chỉ có thể “vượt rào” bằng cách thoát khỏi rọ khi người ta nhổ đó lên để đổ cá, nhưng thời gian ấy rất nhanh, không đáng kể so với lượng cá mà những người phía sau bắt được.

Lại một hiện tượng khác cho đến nay bà con vẫn thắc mắc là, vào những con nước kém cuối cùng của mùa cá ra, cá lội xanh nước, chúng chuyển địa bàn từ đồng xuống kinh rạch để chuẩn bị ồ ạt tiến ra sông, nhưng dường như nó còn lưu luyến đồng ruộng, không nỡ giã từ, cứ dàn tề mãi… Nhìn, ai nấy hình dung “ghe chài cũng không chở hết”. Thế mà hôm ấy, nếu có một đám mưa nhỏ thôi, cá tức thì biến mất sạch sành sanh! Chúng không thể ra sông được, vì vào thời điểm này bà con đã đồng loạt xuống đăng chận kín khắp các nẻo; cũng không lên đồng vì nước không lớn, đồng không ngập. Cho đến mấy ngày sau, lúc trời quang đãng cá mới chịu ra, nhưng quá ít, không được 1/10 so đã thấy trước đó mấy hôm. Thế là mùa cá năm ấy bị thất thu. Tại sao? Không ai biết. Người ta chỉ nhìn nhau cười trừ với một câu nói cho qua chuyện: “Bởi vậy nó mới có tên là cá Linh!”.
Đọc bài này bùn ngủ thiệt bác ơi...:))
 
Trở lại cầu Phú Thọ

Với nổ lực tuyệt vời, cầu Phú Thọ đã được thi công hoàn thành, giúp cho các phương tiện lưu thông qua lại dễ dàng, hàng hoá thông suốt trong thời điểm đỉnh lũ

Sau 20 ngày thi công, một cây cầu sắt vững chãi đã sừng sửng mọc lên

f4e6808e9bbbddf58dd7d8e28a4b5e9e_36993180.dsc02134.jpg


b4defa889ae59cdac20087153636c04b_36993139.dsc02125.jpg


b9d08a965860edf92da2b9df620bcb5b_36993163.dsc02128.jpg


Rộng rãi thênh thang

1fa79b1bdcecc23b24a4b612454ee04c_36993131.dsc02124.jpg
 
Dòng nước vẫn còn chảy xiết

5f8faef9c26274099b111251a8f41a18_36993114.dsc02121.jpg


4142511e05d9011a2edb3a9f649a0d56_36993172.dsc02133.jpg


Nước đã bẽ cong những thanh sắt như thế này

0521290f431d8aedac5e9864b688bd02_36993185.dsc02140.jpg


Mặc dù cầu Phú Thọ đã hoàn thành, nhưng năm nay lũ rất lớn, làm cho các tuyến nông thôn bị chia cắt rất nhiều

73097bb600667fe8820496bece9652e3_36993070.dsc02084.jpg


Làm gập ghềnh đường đến trường với những cây cầu khỉ,

8208843a295ae8b302eb4ba8eda549e0_36993051.dsc02080.jpg


05d045a391dab4f5db1eae706c087ca6_36993057.dsc02081.jpg


Chúng tôi còn phải cố gắng, cố gắng hơn nữa để dầng xoá bớt những khó khăn, nhọc nhằn của người dân vùng lũ thượng nguồn
 
Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió như trời quê biên cương

...

Có nơi này nè chị haianh

5ef9e9c53b442f87ea77b7b721a4be25_37022779.dsc02351.jpg


Cuối tuần em đã đi tìm nơi khởi nguồn của topic, để mong rằng nó có một kết thúc trọn vẹn, nhưng con lũ thật kỳ lạ, nó luôn mở ra 1 cung đường mới =))
 
Chiều – đầu nguồn ĐCK79 - hoang sơ, lặng lẽ đến nao lòng.

attachment.php




attachment.php




attachment.php




attachment.php




attachment.php





Rẽ vào ĐCK79 ở đoạn đầu giáp với biên giới Campuchia, chúng tôi xuôi về Thạnh Hóa. Theo QL62 về đến Saigon lúc 10.40 đêm
 
Giờ quay lại chuyến đi hôm 2/9.


Đồng dọc TL 844 hôm đó nước đã tràn đồng.

attachment.php





Quá đẹp và nên thơ, như thể gió heo may đã về!

attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,090
Members
192,369
Latest member
Datnonamee
Back
Top