What's new
Sau hai năm khắc khoải đợi chờ …

Rồi dòng nước đỏ quạch hung hãn băng qua bao đồi núi , ghềnh thác… Từ cao nguyên Tây Tạng, vượt Trung Quốc, dòng Mekong cuộn qua Miến, Thái, Lào, len lỏi qua Cam, để rồi… tràn bờ và thật nhẹ nhàng phủ kín những cánh đồng bát ngát châu thổ sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên chặng đường rong ruỗi nó không quên góp nhặt từng chút phù sa, từng con tôm, chú cá về chất đầy trong lòng…Để rồi sau hơn 4000km, nó thấy mình nặng nề. Cái mệt đã hiện rõ trên gương mặt!

Khi đến Việt Nam, dòng nước không còn hung hãn như trước. Từ dưới sông nó bước lên bờ… rồi như không chịu nổi sức nặng, nó ngã nhào sóng soài trên mặt ruộng làm vỡ cái bụng óc ách tung tóe bao cá tôm… Dòng nước đỏ nặng phù sa tràn mãi, tràn mãi lênh láng phủ kín cả cánh đồng xanh bát ngát, ban phát bao sản vật quý giá cho vùng đất này thêm trù phú rồi lặng lờ trôi ra biển qua chín cái đầu rồng tỏa khắp miền Tây.

…Nước nổi đã về!


Đầu nguồn sông Tiền ( Thường Phước – Hồng Ngự - Đồng Tháp - Nơi dòng MeKong đổ vào Việt Nam )

attachment.php





Khác với mọi năm, năm nay mùa nước nổi được chờ đón trong nỗi niềm khắc khoải của hàng triệu người dân miền Tây, vì năm ngoái nước không về.

Ở những vùng khác, khi nghe đến lũ thì ai cũng sợ. Sợ vì nước lũ cuồn cuộn chảy và sẵn sàng cuốn phăng tất cả những gì có trên đường đi của nó. Sau lũ thường là tan hoang, và người ta phải bắt tay xây dựng lại.

Về đến miền Tây thì lại khác. Dòng lũ hung hăng giờ trở nên hiền hòa vì được dãi đồng bằng bao la, bát ngát ôm lấy nó như xoa dịu, nhẹ nhàng dẫn ra biển Đông. Để đáp lại tấm thịnh tình đó, dòng nước lũ hào phóng ban tặng phù sa cùng bao sản vật quý báu cho dãi đồng bằng này. Chính điều này đã làm nên nét đặc thù hấp dẫn có một không hai của vùng đất phương nam.
 
Last edited:
Mấy chú Trích rất dạn hơi người. Tới gần như vậy chụp mà chúng ko sợ.

Đúng là những chú Trích rất dạn hơi người. Những loài chim khác thấy bóng người từ xa, hay nghe tiếng đông là đã bay cao rồi.

Xe vừa trờ tới, thoáng thấy bóng dáng các chú chim bên kia bờ kênh là chị đã vội bấm máy liền. Vừa lúc các chú ấy bay tứ tán. May mà còn kịp ghi hình.
 
@ Haianh: Đúng là miếu ông Tà đó chị.

---------------------------------

Lang thang buổi chiều tà bao giờ cũng có cảm xúc. Con đò quá nhỏ bé giữa làn nước mênh mông nhưng vẫn đều đặn đưa đón khách sang bờ dù chỉ là 1 con đường nhỏ nước gần như ngập tới nơi

dsc46108x6.jpg


Dừng chân trên 1 cây cầu. Khói bếp lửa nhà ai thật là bình dị mà ấm áp. Nó khiến kẻ lang thang như cũng đc ấm lòng đôi chút bởi vì

Giang hồ tai nải cầm chưa chắc.
Hình như ta mới khóc hôm qua.
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt.
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.

dsc46158x6.jpg


Vậy là tạm biệt vùng đất ĐTM, về lại mái nhà thân yêu. Chúng tôi sẽ còn quay lại vào mùa nước năm sau.
 
Last edited:
Cùng nhau quậy

dsc45058x6.jpg

Theo dự đoán thì đoàn đi 6 người mà hết 4 gương mặt quen thuộc rùi :) pleikupho có vẻ đam mê vùng nước nổi nhỉ? mới đi Cần Thơ hôm trước hôm nay đã đu theo chị haianh về Đồng Tháp Mười. Theo cái topic này từ hồi mới mở tới giờ mới biết mặt chị haianh, cho em gửi lời chào làm quen nhé. Anh chụp tấm nì chắc là kongfuson, rất mến mộ anh và anh caucom khi đọc các bài viết về Miền tây sông nước trên topic này. Tiếc là lần đi vừa rồi không có cơ hội đi theo mọi người, mong sẽ có dịp về Đồng Tháp Mười theo chân chị chủ thớt haianh.
 
Theo dự đoán thì đoàn đi 6 người mà hết 4 gương mặt quen thuộc rùi :) pleikupho có vẻ đam mê vùng nước nổi nhỉ? mới đi Cần Thơ hôm trước hôm nay đã đu theo chị haianh về Đồng Tháp Mười. Theo cái topic này từ hồi mới mở tới giờ mới biết mặt chị haianh, cho em gửi lời chào làm quen nhé. Anh chụp tấm nì chắc là kongfuson, rất mến mộ anh và anh caucom khi đọc các bài viết về Miền tây sông nước trên topic này. Tiếc là lần đi vừa rồi không có cơ hội đi theo mọi người, mong sẽ có dịp về Đồng Tháp Mười theo chân chị chủ thớt haianh.


Chào em, rất vui được quen biết em và cũng mong có dịp nào đó chị em mình sẽ cùng chia sẻ niềm vui trên một cung đường nào đó chứ không riêng gì Đồng Tháp Mười; mà có lẽ là mùa cá sắp tới nhỉ?

Em đoán rất chính xác. Tấm hình đó do kongfuson chụp đấy. Qua bài viết em đã mến mộ rồi, thế thì khi có dịp hội ngộ chị tin chắc em sẽ càng quý mến hai anh đó.

Nhìn vào hình này em thất đã hơn sáu người rồi nhé.


attachment.php



Hôm đó đoàn có 11 người. Nhà ĐTM thích ngắm nghía nên đã tản mạn mỗi người một góc rồi, chỉ có chị là ham vui thôi.
 
Mùa cá là mùa nào nữa anh ?

Chị Haianh ko "ém tài" mà là "đàn áp" luôn. Bị tước vũ khí thì có cao thủ cỡ nào cũng chịu :D


Kong nói vậy oan cho chị quá. Về học lại bài thơ "Làm anh" đi nhe.:))

Trước rằm tháng 10 một tuần chị định sẽ quay lai ĐTM một lần nữa để xem người ta bắt cá đây; mà đặc biệt sẽ quay lai Thông Bình (đã có lời mời ở đó rồi). Có đi chụp choẹt không? Chắc thú vị lắm đây.



@ Barandom: Anh Rắn đã quên cái hẹn đi trở lại vùng Mã Đà - Lộc bắc - D'ran sao?
 
Mùa cá ra

Bài này chỉ có tính tư liệu, khuyến cáo các bạn không nên đọc, vì nó dễ gây mất ngũ, ngứa chân

----------

Mùa cá ra thường quanh quẩn trong tháng Mười và chính vụ là khoảng mồng Sáu đến Mười một tháng Mười. Lúc này nước trong các cánh đồng bắt đầu cạn. Phèn dậy, con cá bị cay mắt nên ùn ùn đổ ra sông tìm nước ngọt, rút hết xuống các kinh rạch để tranh thủ ra sông, tìm đường sống. Những lúc cao điểm ấy dân gian gọi “cá ra”.
Cá ra đủ loại, đũ cỡ. Dưới sông xuồng ghe tấp nập. Người bắt cá, kẻ thu mua rộn rã. Tiếng gọi ý ới hỏi thăm nhau thu hoạch khá không hay báo cho nhau cá đang ra tập trung cứ ồn ả từng khúc sông. Già, trẻ, lớn, bé với đủ loại phương tiện đi lại và đủ kiểu bắt cá. Từ xuồng, bè, mảng ai có gì dùng nấy. Lũ nhiều hay ít, mùa cá ra cũng có thay đổi. Nếu nước nhiều, khi cá ra sẽ ra nhiều đợt và số lượng nhiều, đa dạng. Nhiều nhất là đám "cá trắng" như cá Linh, cá Dảnh, cá Mè Dinh, cá He, cá Ét, cá Mè Hôi. Kế đến là tôm càng, cá bống tượng, cá hô đất, cá ngựa, cá chài, cá leo, cá lăng, cá chốt, cá ngát, cá cóc..., mùa cá ra là mùa dân sông nước ăn cá "thả giàn", muốn ăn thứ gì cũng có.

Đây là lúc toàn khắp, nhất là tại những miệng kinh, vàm rạch và cả ngoài sông sâu nước chảy đâu đâu cũng la liệt đăng ven, chài hội, lưới giăng… Muôn trùng “thiên la địa võng” như thế nhưng cũng không thể nào bắt hết được hằng hà sa số cá! Một bộ phận khá lớn vẫn lọt được ra sông và chen nhau chun vô những miệng đáy đang ngày đêm há mồm chực sẵn. Có khi chúng vô đáy nhiều quá, nếu không chuyển kịp lên ghe, buộc phải tức thời xả bỏ bớt, vì chậm trễ một chút là “bể đáy” như chơi!

Vào thời điểm ấy cá linh lội xanh nước, chỉ nói trên các kinh rạch thôi, dân ruộng, với cách đánh bắt thủ công truyền thống đã chuẩn bị sẵn các loại đồ nghề cần thiết. Bà con nông dân cắm chận đăng ngang kinh rạch, giữa lòng rạch có đăng cuốn chận nằm ngang, có phao (can nhựa) nổi trên mặt nước, ghe xuồng đi ngang đè nhận phao xuống, qua khỏi, phao lại trồi lên. Cá theo đăng vô rọ, chui vào cái “đó”, bị kẹt hom trở ra không được, người ta nhổ đó đưa lên ghe đổ cá ra. Mỗi lần như vậy được cả thùng, cả giạ. Bình quân chỉ khoảng 5, 10 phút trút cá một lần. Phải làm liền tay, nên không chờ người trên ghe đổ cá ra, mà lấy một cái đó khác đặt xuống ngay, không nghỉ, tránh thất thoát. Có điều hết sức lạ kỳ là, trên cùng một đoạn kinh, rạch, việc chận bắt cá thì đầy nghẹt, nơi này cách nơi kia chỉ trăm mét, thế mà ai cũng thu nhập nhiều vô kể, người đăng phía sau không hề thua kém người phía trước mình. Người ta không biết bằng cách nào mà cá đã vượt qua được hàng chục, thậm chí hàng trăm rào cản hết sức chắc chắn và không có một kẽ hở nào khả dĩ có thể chen qua – nó chỉ có thể “vượt rào” bằng cách thoát khỏi rọ khi người ta nhổ đó lên để đổ cá, nhưng thời gian ấy rất nhanh, không đáng kể so với lượng cá mà những người phía sau bắt được.

Lại một hiện tượng khác cho đến nay bà con vẫn thắc mắc là, vào những con nước kém cuối cùng của mùa cá ra, cá lội xanh nước, chúng chuyển địa bàn từ đồng xuống kinh rạch để chuẩn bị ồ ạt tiến ra sông, nhưng dường như nó còn lưu luyến đồng ruộng, không nỡ giã từ, cứ dàn tề mãi… Nhìn, ai nấy hình dung “ghe chài cũng không chở hết”. Thế mà hôm ấy, nếu có một đám mưa nhỏ thôi, cá tức thì biến mất sạch sành sanh! Chúng không thể ra sông được, vì vào thời điểm này bà con đã đồng loạt xuống đăng chận kín khắp các nẻo; cũng không lên đồng vì nước không lớn, đồng không ngập. Cho đến mấy ngày sau, lúc trời quang đãng cá mới chịu ra, nhưng quá ít, không được 1/10 so đã thấy trước đó mấy hôm. Thế là mùa cá năm ấy bị thất thu. Tại sao? Không ai biết. Người ta chỉ nhìn nhau cười trừ với một câu nói cho qua chuyện: “Bởi vậy nó mới có tên là cá Linh!”.
 
Chiều biên giới.

attachment.php




attachment.php




attachment.php





Các bạn nhìn kỹ. Giữa hai hàng cây là con kinh Sở Hạ; cũng là con kinh biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Như vậy, hàng cây bên tay phải là đường biên giới.

Cái cảm giác phiêu bồng khi được lênh đênh ngay trên lằn ranh biên giới bồng bềnh khó tả. Năm cái máy ảnh chụp lia lịa ghi laị mọi khoảnh khắc. Mà quả thực, có mấy khi được phiêu bồng như thế! Vậy tại sao không ghi lại hết mọi cảm xúc của mình?
 
Các bạn nhìn kỹ. Giữa hai hàng cây là con kinh Sở Hạ; cũng là con kinh biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Như vậy, hàng cây bên tay phải là đường biên giới.

Cái cảm giác phiêu bồng khi được lênh đênh ngay trên lằn ranh biên giới bồng bềnh khó tả. Năm cái máy ảnh chụp lia lịa ghi laị mọi khoảnh khắc. Mà quả thực, có mấy khi được phiêu bồng như thế! Vậy tại sao không ghi lại hết mọi cảm xúc của mình?

Đi dọc theo biên giới bao giờ cũng thú vị, đặc biệt là bạn đi đúng ngay lằn ranh biên giới. Và mục tiêu của chúng tôi là lằn ranh biên giới Việt - Cam từ Thông Bình về Vĩnh Hưng.

Trên con kênh biên giới, 1 bên là Cam, 1 bên là Việt
dsc45708x6.jpg

Cái này là kênh Cái Cỏ chị haianh ơi :D .

Làm gì có chuyện đi ngay trên làn ranh biên giới :LL . Đường biên giới không phải là hàng cây nào cả mà là tim con kênh Cái Cỏ. Do nước từ cánh đồng Cam đổ xuống rất mạnh, dù ghe đi dọc kênh Cái Cỏ nhưng để tránh bị nước kéo vào các dòng kênh thoát lũ ở hạ lưu nên ghe phải đi chếch về thượng lưu gần như sát với hàng cây bên Cam. Như vậy là mình đã đi trên đất Cam chứ đâu có đi trên đường biên giới. :D
 
@Barandom: Cám ơn về thông tin con kinh.

Hôm đó đò đi dọc con kinh. Hơn 1km lấn qua lấn lại... dù sao thì cảm giác đi dọc theo lằn ranh vẫn cứ bồng bềnh. Hihi:LL
 
Chiều biên giới.

Các bạn nhìn kỹ. Giữa hai hàng cây là con kinh Sở Hạ; cũng là con kinh biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Như vậy, hàng cây bên tay phải là đường biên giới.

Cái cảm giác phiêu bồng khi được lênh đênh ngay trên lằn ranh biên giới bồng bềnh khó tả. Năm cái máy ảnh chụp lia lịa ghi laị mọi khoảnh khắc. Mà quả thực, có mấy khi được phiêu bồng như thế! Vậy tại sao không ghi lại hết mọi cảm xúc của mình?

Cái này là kênh Cái Cỏ chị haianh ơi :D .

Làm gì có chuyện đi ngay trên làn ranh biên giới :LL . Đường biên giới không phải là hàng cây nào cả mà là tim con kênh Cái Cỏ. Do nước từ cánh đồng Cam đổ xuống rất mạnh, dù ghe đi dọc kênh Cái Cỏ nhưng để tránh bị nước kéo vào các dòng kênh thoát lũ ở hạ lưu nên ghe phải đi chếch về thượng lưu gần như sát với hàng cây bên Cam. Như vậy là mình đã đi trên đất Cam chứ đâu có đi trên đường biên giới. :D

Hahaha ... em đã nói trước rồi, đi ngắm lũ tốt nhất là đi trên bờ, đừng bao giờ bước xuống một chiếc ghe nào hết, lở bước xuống rồi thì phải bước xuống nữa bởi cái cảm giác lâng lâng giữa mênh mông sông nước thật khó quên.

Cái kênh đó kêu là kênh Sở Hạ cũng đúng, kênh Cái Cỏ cũng không sai, tuỳ theo hướng di chuyển mà gọi, bởi nó có cái tên chính xác là kênh Sở Hạ - Cái Cỏ, kênh này là kênh nội đồng tự nhiên, năm 2005 Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 9 tiến hành nạo vét có phá dở một số cầu tạm và đã hoàn trả lại bằng các cầu trên các tuyến kênh thoát lũ (nơi mà phà hay chạy né về phía bên kia biên giới bởi sợ bị hút vào luồn kênh đấy), bao gồm các cầu:
+ Cầu Sở Hạ
+ Cầu Tắc Ông Rèn
+ Cầu Tân Hội
+ Cầu Mười Độ
+ Cầu Bình Thạnh
+ Cầu Tân Công Chí
+ Cầu Sa Rài
+ Cầu Tân Thành
+ Cầu Kênh Lộ 30
+ Cầu Cái Cái

Cái cảm giác đi giữa làn ranh thật là hồi hộp, nhiều lúc thấy mấy cái đồn biên phòng nằm ở doi đất ngoài cùng, mấy cái lô cốt ẩn hiện dưới hàng cây, ngay mé nước, không gian im lìm bị xé tan bởi tiếng ghe máy tạo nên cảm giác như đi trong vùng chiến sự, các anh biên phòng khi ở trên bờ rất thân thiện, nhưng khi đi dưới ghe mà giơ cái máy chụp hình chĩa vào là có thể nhã đạn hoặc bắt nhốt liền tại chổ bởi đó là quy chế biên giới.

Tâm lý lúc nào cũng căng thẳng, cứ mong lái ghe đi trên nước mình, mỗi khi gặp kênh dọc phải chạy né qua nước bạn cứ mang tâm trạng phập phồng nhìn trước, ngó sau cứ y như là có người đang chỉa súng bắn tỉa mình vậy.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,090
Members
192,369
Latest member
Datnonamee
Back
Top