What's new
Sau hai năm khắc khoải đợi chờ …

Rồi dòng nước đỏ quạch hung hãn băng qua bao đồi núi , ghềnh thác… Từ cao nguyên Tây Tạng, vượt Trung Quốc, dòng Mekong cuộn qua Miến, Thái, Lào, len lỏi qua Cam, để rồi… tràn bờ và thật nhẹ nhàng phủ kín những cánh đồng bát ngát châu thổ sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên chặng đường rong ruỗi nó không quên góp nhặt từng chút phù sa, từng con tôm, chú cá về chất đầy trong lòng…Để rồi sau hơn 4000km, nó thấy mình nặng nề. Cái mệt đã hiện rõ trên gương mặt!

Khi đến Việt Nam, dòng nước không còn hung hãn như trước. Từ dưới sông nó bước lên bờ… rồi như không chịu nổi sức nặng, nó ngã nhào sóng soài trên mặt ruộng làm vỡ cái bụng óc ách tung tóe bao cá tôm… Dòng nước đỏ nặng phù sa tràn mãi, tràn mãi lênh láng phủ kín cả cánh đồng xanh bát ngát, ban phát bao sản vật quý giá cho vùng đất này thêm trù phú rồi lặng lờ trôi ra biển qua chín cái đầu rồng tỏa khắp miền Tây.

…Nước nổi đã về!


Đầu nguồn sông Tiền ( Thường Phước – Hồng Ngự - Đồng Tháp - Nơi dòng MeKong đổ vào Việt Nam )

attachment.php





Khác với mọi năm, năm nay mùa nước nổi được chờ đón trong nỗi niềm khắc khoải của hàng triệu người dân miền Tây, vì năm ngoái nước không về.

Ở những vùng khác, khi nghe đến lũ thì ai cũng sợ. Sợ vì nước lũ cuồn cuộn chảy và sẵn sàng cuốn phăng tất cả những gì có trên đường đi của nó. Sau lũ thường là tan hoang, và người ta phải bắt tay xây dựng lại.

Về đến miền Tây thì lại khác. Dòng lũ hung hăng giờ trở nên hiền hòa vì được dãi đồng bằng bao la, bát ngát ôm lấy nó như xoa dịu, nhẹ nhàng dẫn ra biển Đông. Để đáp lại tấm thịnh tình đó, dòng nước lũ hào phóng ban tặng phù sa cùng bao sản vật quý báu cho dãi đồng bằng này. Chính điều này đã làm nên nét đặc thù hấp dẫn có một không hai của vùng đất phương nam.
 
Last edited:
Muà này nước nổi, lũ nhiều quá hehe. Nggười ta gọi là lũ sao đại ca gọi là nước nổi? Có chút sai lầm chăng?
Ảnh đẹp quá, yên bình quá không có cảm giác gì của lũ lụt hết.
 
Muà này nước nổi, lũ nhiều quá hehe. Nggười ta gọi là lũ sao đại ca gọi là nước nổi? Có chút sai lầm chăng?
Ảnh đẹp quá, yên bình quá không có cảm giác gì của lũ lụt hết.

Rất ấn tượng. Đã bắt đầu yêu vùng đất này.
Nhưng có một điều không hiểu: đọc báo, xem tivi thấy toàn báo tin lũ dữ nhưng đọc bài, xem ảnh của chị lại thấy 1 cảnh yên bình?

Chỉ là nước nỗi thôi, không phải lũ. Lũ chỉ là cách nói cường điệu của một số người miền khác không hiểu về bản chất của con nước miền Tây .

Trong tiếng Việt cần phân biệt rõ hai khái niệm lũ và lụt . Đây là một cách phân biệt đơn giản :
1) Lũ là hiện tượng nước dâng cao rất nhanh tạo dòng chảy rất mạnh cuốn trôi mọi thứ trên đường đi.
2) Lụt là hiện tượng nước dâng cao gây ngập từ từ rồi rút đi cũng từ từ .

Con nước ở miền Tây mỗi ngày dâng cao từ vài cm trong cả tháng, rồi rút dần đi cũng trong khoảng thời gian ấy. Ngày xưa toàn đồng trống không có đê bao nước chảy tràn đồng nên không có dòng cụ thể nên chỉ thấy nước lên rồi xuống . Ngày nay đê bao tràn lan, địa phương nào ở An Giang - Đồng Tháp cũng lo tăng diện tích lúa vụ ba nên đồng nước bị thu hẹp. Nước từ cánh đồng Cam đổ xuống vướng đê bao chảy dồn vào các con kênh thoát lũ gây những dòng xiết như ở kênh cầu Trà Đư, kênh Phú Thọ, kênh Tân Thành Lò Gạch, kênh Tha La, kênh Trà Sư ... , nước bị thu hẹp dòng chảy nên dâng cao hơn ngày xưa (dù lượng nước ít hơn) uy hiếp hệ thống đê bao vốn yếu ớt của đồng bằng (có một số đê chỉ ngăn nước tạm thời để kịp thu hoạch sau đó phá bỏ cho nước tràn vào lấy phù sa)

Dân miền Tây năm nào cũng đón con nước nổi, nước về là ai cũng tràn đầy niềm vui (tất nhiên cũng có một số ít bị thiệt hại). Nước về mang theo cá tôm, phù sa, nước dọn vệ sinh cánh đồng, diệt trừ sâu bệnh, nước lùa lũ chuột cho dân bắt... Năm 2010, về miền này ai cũng buồn hiu, lâu lâu lại thở dài : "năm nay lũ không về".
 
Nhìn hình đoán ảnh xa kiểu này thì em bó tay, nếu chị đo lại diện tích trên tấm hình tương ứng 242ha thì đúng là Lúa Ma :))

Tràm Chim không có lúa trồng, chỉ có Lúa Ma, cỏ Năng Ống, cỏ Hoàng Đầu Ấn (chịu phèn là số 1) và cỏ Năng Kim (đây là món ăn khoái khẩu của Sếu Đầu Đỏ, nó là thứ thu hút loài chim này đến với Tràm Chim).

P/s: Vui lòng không hỏi gì liên quan đến Tràm Chim vì đó là nơi đánh cắp tuổi thơ của người tôi yêu, nơi tôi đã đối đầu trực tiếp với người cho dù bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được đối đầu, nơi tôi đã thua trong cuộc đối đầu trực diện nhưng đã ranh mãnh chiến thắng để thực hiện thành công ý đồ của ngành mình và để bây giờ nhìn lại tôi ân hận vì chiến thắng mà mình giành được :(

Vậy đúng là lúa ma rồi. Cánh đồng đó rộng chừng hơn 200ha.

Rất xin lỗi vì không biết em có một nỗi lòng liên quan đến vùng đất này!
 
Chỉ là nước nỗi thôi, không phải lũ. Lũ chỉ là cách nói cường điệu của một số người miền khác không hiểu về bản chất của con nước miền Tây .

Trong tiếng Việt cần phân biệt rõ hai khái niệm lũ và lụt . Đây là một cách phân biệt đơn giản :
1) Lũ là hiện tượng nước dâng cao rất nhanh tạo dòng chảy rất mạnh cuốn trôi mọi thứ trên đường đi.
2) Lụt là hiện tượng nước dâng cao gây ngập từ từ rồi rút đi cũng từ từ .

...

Nước về mang theo cá tôm, phù sa, nước dọn vệ sinh cánh đồng, diệt trừ sâu bệnh, nước lùa lũ chuột cho dân bắt... Năm 2010, về miền này ai cũng buồn hiu, lâu lâu lại thở dài : "năm nay lũ không về".

Giải thích một hồi cũng không phân biệt được đâu là lũ, đâu là nước nổi luôn ....=)) =))

Giải thích đơn giản nhất cho từ nước nổi là đồng bằng sông Cửu Long mùa nước thị mọi thứ đều nổi lên theo: Trâu, bò, lúa, gạo, trẻ con, người lớn mà năm nào lớn quá thì nổi thêm mấy ... nóc nhà, và nó cứ lớn lên, lớn lên, lớn lên mãi cho đến con nước cuối cùng là rằm tháng chín (nước lớn thì kê đồ lên, cứ kê miết đến khi không kê được thì mấy cái nào không thể ướt để lên ghe xuồng, còn lại thì cho "tắm" thoãi mái cũng không hư hại gì nhiều, bởi dòng chảy không xiết

Ngày xưa nước lớn dân khổ bởi không có chổ trú thân, những con đường trở thành nơi trú ngụ của cả xóm, ngày nay cụm tuyến dân cư gần như bố trí đều khắp, nước lớn người dân tha hồ đánh bắt cá, mấy năm nước nhỏ cũng không dám làm ruông (lở nước phản thì trắng tay), mà cá lại không có nên thiếu thốn đủ bề

Hiện nay có nhiều mô hình chăn nuôi mùa lũ rất hiệu quả: như nuôi Tôm Càng Xanh, nuôi Ếch, nuối cá Rô trên đồng, buộc các nhà khoa học phải có cách nhìn lại vùng lũ Đồng Tháp Mười, làm lúa vở đê thì mất trắng, trong khi đó để nước tràn đồng, hiệu quả kinh tế chăn nuôi mang lại cũng đâu thua kém gì, mà còn được nhiều lợi ích về sinh thái, đắp đê có nghĩa là tuyên chiến với lũ, tràn đồng thì dựa theo nước lũ mà sống, phải chăng đó cũng là 1 lời giải cho bài toán thay đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với chính sách Tam Nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn), nông dân đâu chỉ làm lúa

Tình hình là năm nay nước lớn và kéo dài, hôm qua là 17 (Mười bảy nước nhả lên bờ) mà hôm nay lại thêm mấy cây mưa rất lớn, công thêm lũ lụt ở Thái Lan và Cambodia tạo nên một lượng nước không nhỏ đổ vào sông Tiền và sông Hậu, đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu gì là lũ đã đạt đỉnh
 
Và hôm nay - 16/10, lúa ma đã vàng đồng!


attachment.php


Vậy là nhà ĐTM đã quay lại Đồng Tháp Mười lần thứ 3 trong mùa này.

Chuyến đi chỉ kéo dài trong một ngày những cũng để lại nhiều cảm xúc ấn tượng.
 
Last edited:
Đoàn của mình cũng đi miền Tây vào dịp 2-9 vừa rồi. Chỉ tiếc là đi đầu mùa lũ nên không được chứng kiến những hình ảnh đặc sắc của miền Tây sông nước vào dịp nước dâng cao như nhóm của bạn. Nhìn những tấm cánh đồng chìm sâu trong nước và những tấm ghi chú "cánh đồng bất tận" mình thích quá. Chắc là phải lên lịch cho mùa nước lũ năm sau thôi. Cảm ơn bài viết của các bạn rất nhiều.
 
Đoàn của mình cũng đi miền Tây vào dịp 2-9 vừa rồi. Chỉ tiếc là đi đầu mùa lũ nên không được chứng kiến những hình ảnh đặc sắc của miền Tây sông nước vào dịp nước dâng cao như nhóm của bạn. Nhìn những tấm cánh đồng chìm sâu trong nước và những tấm ghi chú "cánh đồng bất tận" mình thích quá. Chắc là phải lên lịch cho mùa nước lũ năm sau thôi. Cảm ơn bài viết của các bạn rất nhiều.

Nhà ĐTM cũng vào Đồng Tháp Mười vào 2/9. Sau đó quay lại thêm 2 lần nữa để ngắm nước mênh mông thời kỳ đỉnh lũ nên mới có những tấm ảnh mà bạn thấy.

Hiện nước vẫn còn cao, nếu có điều kiện bạn nên đi ngay vì chưa chắc sang năm nước đã cao như vậy.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,033
Members
192,359
Latest member
DongNguyen2804
Back
Top