What's new
Sau hai năm khắc khoải đợi chờ …

Rồi dòng nước đỏ quạch hung hãn băng qua bao đồi núi , ghềnh thác… Từ cao nguyên Tây Tạng, vượt Trung Quốc, dòng Mekong cuộn qua Miến, Thái, Lào, len lỏi qua Cam, để rồi… tràn bờ và thật nhẹ nhàng phủ kín những cánh đồng bát ngát châu thổ sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên chặng đường rong ruỗi nó không quên góp nhặt từng chút phù sa, từng con tôm, chú cá về chất đầy trong lòng…Để rồi sau hơn 4000km, nó thấy mình nặng nề. Cái mệt đã hiện rõ trên gương mặt!

Khi đến Việt Nam, dòng nước không còn hung hãn như trước. Từ dưới sông nó bước lên bờ… rồi như không chịu nổi sức nặng, nó ngã nhào sóng soài trên mặt ruộng làm vỡ cái bụng óc ách tung tóe bao cá tôm… Dòng nước đỏ nặng phù sa tràn mãi, tràn mãi lênh láng phủ kín cả cánh đồng xanh bát ngát, ban phát bao sản vật quý giá cho vùng đất này thêm trù phú rồi lặng lờ trôi ra biển qua chín cái đầu rồng tỏa khắp miền Tây.

…Nước nổi đã về!


Đầu nguồn sông Tiền ( Thường Phước – Hồng Ngự - Đồng Tháp - Nơi dòng MeKong đổ vào Việt Nam )

attachment.php





Khác với mọi năm, năm nay mùa nước nổi được chờ đón trong nỗi niềm khắc khoải của hàng triệu người dân miền Tây, vì năm ngoái nước không về.

Ở những vùng khác, khi nghe đến lũ thì ai cũng sợ. Sợ vì nước lũ cuồn cuộn chảy và sẵn sàng cuốn phăng tất cả những gì có trên đường đi của nó. Sau lũ thường là tan hoang, và người ta phải bắt tay xây dựng lại.

Về đến miền Tây thì lại khác. Dòng lũ hung hăng giờ trở nên hiền hòa vì được dãi đồng bằng bao la, bát ngát ôm lấy nó như xoa dịu, nhẹ nhàng dẫn ra biển Đông. Để đáp lại tấm thịnh tình đó, dòng nước lũ hào phóng ban tặng phù sa cùng bao sản vật quý báu cho dãi đồng bằng này. Chính điều này đã làm nên nét đặc thù hấp dẫn có một không hai của vùng đất phương nam.
 
Last edited:
Qua Tân Thành là Tân Kiều – Tháp Mười – Đồng Tháp.


Có một ngôi trường có cái cẳng cao cao nằm ngay vệ đường; vậy đã là cánh đồng nước nổi rồi!
Nhưng nước đâu, sao không thấy? Chỉ có hàng cột cao phơi mình dưới nắng!

attachment.php






Và “ Cánh đồng bất tận” lúa vạt xanh, vạt vàng.

Gió thổi hiu hiu. Cảm giác miên man “ bất tận” trước vẻ đẹp của cánh đồng cứ dập dìu, dập dìu bay lên theo gió.


attachment.php



attachment.php






Quên cả bụng đói, nhắm mắt…tạm quên đồng đội phía trước, chúng tôi dừng lại.
Chỉ ít phút thôi, chỉ ít phút thôi… Thả hồn vào với lúa…!


attachment.php



attachment.php



attachment.php




attachment.php
 
Last edited:
Bên cạnh vạt lúa vàng là cảnh bà con tất bật thu hoạch.

attachment.php



attachment.php





Ở bưng biền, chuyện gặt lúa bằng liềm có lẽ đã lùi vào dĩ vãng.

Là một cường quốc lúa gạo với những cánh đồng “ cò bay thẳng cánh”, giờ người ta không cấy nữa mà sạ, gặt bằng máy thay cho lưỡi liềm…


attachment.php




Trăm nghe không bằng mắt thấy! Có đến đây mới thấy hết tác dụng của con kênh trung tâm. Từ việc xả phèn đến kết nối giao thông thủy, tạo nên bước đột phá trong việc khai khẩn vùng trũng Đồng Tháp Mười bao la.

Từ một bưng biền, ĐTM trở mình thay áo thành vựa lúa trù phú. Kể từ đây, Việt Nam không chỉ no đủ mà bắt đầu có dư gạo để xuất khẩu. Cứ từng bước một, giờ Viêt Nam đã là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 và được cả thế giới kính phục. Bước nhảy ngoạn mục này của chúng ta mang đậm dấu ấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiêt – một người con của đất phương Nam đã bỏ bao tâm huyết để ĐTM trù phú như hôm nay.
 
Sau nửa ngày rong ruổi băng đồng, những cái bụng rỗng bắt đầu réo gọi. Vậy là cả đoàn ghé vào nhà hàng Hàng Cau, TT Mỹ An, Tháp Mười, Đồng Tháp.


Háo hức! Háo hức chờ đợi!

attachment.php



attachment.php





Cá linh, bông điên điển một kết hợp tuyệt vời của tạo hóa chỉ dành riêng cho miền Tây sông nước.

attachment.php




Một đặc sản nữa mà ai đến miền Tây mùa này đều không bỏ qua.

attachment.php
 
Last edited:
Có lần K đi từ Vĩnh Hưng -> Khánh Hưng -> Cả Trốt -> dọc kênh Cái Cỏ -> Thông BÌnh -> Tân Thành A -> men theo kênh Cái Cái về Tân Phước . Trên đường đó ko thấy bóng xe tải nhưng đường rất rộng và cầu bê tông rất to. Thắc mắc ko lẽ làm đường cho xe máy chạy ?? Tuyến đê ven kênh Cái Cỏ (biên giới Việt - Cam) đang mở rộng và hoàn thiện chắc cũng nằm trong diện này?? Nếu vậy tuyến giao thông này sẽ phát triển tới Vàm Đồn và Long Khốt.
Sông Lò Gạch chảy về Vĩnh Hưng, như vậy phát triển tuyến giao thông Tân Thành A - Hưng Điền B - Thạnh HƯng - Vĩnh Hưng chắc ngon lành.
K suy đoán như vậy có đúng ko anh caucom ?

Hồi đó mắc cười nhất là đi kênh Cái Cái về Tân Phước qua cây cầu to đùng thấy ko có xe tải mà chỉ toàn xe máy lại phải đóng phí qua cầu tức quá cứ lầm bầm :D Giờ thì đã hiểu.

Cảm ơn anh caucom về những thông tin rất giá trị. Tiếp nữa đi anh.

K chỉ đi ngang qua mà đã nghĩ rất đúng, đủ thấy K yêu cái đồng nước mênh mông này biết chừng nào rồi :D


Nhắc tới QL54 mới nhớ . Cầu này là cầu Lai Vung , bên phải nó là sông Hậu . Phải không caucom ?

Dạ đúng rồi anh, cây cầu này bình thường khung ảnh nó không đẹp, nhưng thêm cái màu đỏ phù sa sao nhìn nó ấn tượng quá

Theo dự báo thì nước đang lên, và có khả năng đạt đỉnh vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Sau đó nước sẽ dần rút đi.
Đồng nước nổi đẹp nhất lúc nước đang lên hoạc đỉnh lũ. Sang tháng 11, nước rút nhiều và không còn đẹp nữa.


Dự báo năm nay đỉnh lũ sẽ giữa tháng 10 (báo hiệu 1 năm lũ rất lớn), khi nước rút em đảm bảo sẽ có những khung hình rất đẹp, nhưng hơi buồn (sẽ phù hợp với phong cách suy ngẫm) =))
 
attachment.php


Hình này là cái "máy gặt đập liên hợp" to tổ bố đang "dze lui" xuống một chiếc đò...
Đi miền Tây cũng mấy lần, đây là lần đầu tiên conlele mới hiểu vì sao đường xá loanh quanh ĐTM cái nào cái nấy bé tẹo, nhiều khi chỉ đủ cho xe máy chạy, mà có thể vận chuyển được các loại máy cày, máy kéo, máy gặt...

Thanks chị haianh nhiều nhiều... tay ảnh siêu hạng không bỏ sót chi tiết nào!
 
Những cung đường nước phía trước như một điểm sáng lập lòe thật hấp dẫn, lôi cuốn. Nhưng thưởng thức đặc sản, đặc biệt đặc sản mùa nước nổi cũng lý thú không kém.

2h cho một bữa ăn. Tuy có hơi sang, nhưng rất vui và ấm tình bằng hữu.

Và đó cũng là bữa “tiệc” chia tay “ba chàng ngự lâm pháo thủ”. Một tiếc rẻ đối với tất cả chúng tôi!

Lại tiếp tục rong ruỗi trên đường. Từ đây xuôi TL 845 qua Mỹ Hòa, Trường Xuân, Hưng Thạnh để đến Tam Nông.

Chợt nhìn thấy chen giữa các ngôi nhà là một khoảng nước có một chiếc xuồng cùng hai phụ nữ đang cắt lúa. Không trở tay kịp. Khoảng trống quá nhỏ, xế chạy khá nhanh. Tiếc rẻ đầu tiên khi lần đầu trong chuyến đi áp sát vùng nước nổi!

Cuộc sống nơi đây vẫn êm ả trôi qua.

attachment.php





Đơn sơ mái lá, cầu tre lắc lẻo, xuồng ba lá trước sân nhà với mênh mông nước bao quanh. Trông thật hữu tình.

attachment.php





Và rồi nước. Nước đã phủ khắp các cánh đồng!

Bắt đầu từ đây, tôi đã không còn biết con đường đó tốt hay xấu, trên đường có nhiều xe hay không! Mọi chú ý của tôi bây giờ là hai bên đường. Nước nổi thật sự đã về!

attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Trên đường đến Tràm Chim, TL 844 được đắp cao băng thẳng qua cánh đồng ngập nước.


Nước đã mấp mé sàn nhà.

attachment.php



attachment.php





Vó đã được dựng lên để sẵn sàng bắt cá. Lưới chưa được gắn vào bởi vì mới tuần trước thôi lúa vẫn còn vàng trên các cánh đồng.

attachment.php



attachment.php


Lac đác, cũng có bộ được lắp hoàn chỉnh.

attachment.php



Và như thế, chúng tôi đã thực sự đang băng qua cánh đồng nước nổi đầu tiên.

attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Nếu nước lên đến đỉnh thì các con đường liệu có còn đi được ko nhỉ bạn haianh?

Chắc chắn là đi được, vấn đề là .... đi bằng gì, đi bằng ghe có cái thú tuyệt vời của sông nước =))

Và rồi nước. Nước đã phủ khắp các cánh đồng!

Bắt đầu từ đây, tôi đã không còn biết con đường đó tốt hay xấu, trên đường có nhiều xe hay không! Mọi chú ý của tôi bây giờ là hai bên đường. Nước nổi thật sự đã về!

Thích đoạn này của chị haian, làm người đọc liên tưởng đến hình ảnh hân hoan của những người bạn thân lâu ngày mới gặp lại (chắc cũng là thân thiết lắm, bởi 3 năm rồi nước không tràn đồng mà) :))
 
Nếu nước lên đến đỉnh thì các con đường liệu có còn đi được ko nhỉ bạn haianh?

Lúc đó, những con đường chính vẫn đi dược; nhưng chuyện băng đồng chỉ có thể thực hiện được bằng xuồng thôi bạn à.
 
Nếu nước lên đến đỉnh thì các con đường liệu có còn đi được ko nhỉ bạn haianh?

Nước lên đến đỉnh chỉ là mức tương đối, tùy năm mà mực nước đỉnh cao thấp khác nhau. Cứ nhìn vào mực nước trên sông Tiền tại Tân Châu là biết đường có ngập hay không?

Mực nước +3,50m : ngập một số đoạn nhưng còn đi được

attachment.php


attachment.php


- Mực nước +4,00m : còn đến hơn 80% các con đường băng đồng đi được . Những đoạn ngập không còn đi được nữa :

attachment.php


- Mực nước +4,50m : có khả năng chỉ còn 20-30% con đường băng đồng đi được
- Mực nước +4,90m (theo dự báo vào ngày 1/10 này) : toàn bộ các con đường nhỏ sẽ chìm trong nước (kể cả một số đoạn trên tỉnh lộ và quốc lộ)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,146
Bài viết
1,173,964
Members
191,971
Latest member
ykubecom
Back
Top