What's new
Sau hai năm khắc khoải đợi chờ …

Rồi dòng nước đỏ quạch hung hãn băng qua bao đồi núi , ghềnh thác… Từ cao nguyên Tây Tạng, vượt Trung Quốc, dòng Mekong cuộn qua Miến, Thái, Lào, len lỏi qua Cam, để rồi… tràn bờ và thật nhẹ nhàng phủ kín những cánh đồng bát ngát châu thổ sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên chặng đường rong ruỗi nó không quên góp nhặt từng chút phù sa, từng con tôm, chú cá về chất đầy trong lòng…Để rồi sau hơn 4000km, nó thấy mình nặng nề. Cái mệt đã hiện rõ trên gương mặt!

Khi đến Việt Nam, dòng nước không còn hung hãn như trước. Từ dưới sông nó bước lên bờ… rồi như không chịu nổi sức nặng, nó ngã nhào sóng soài trên mặt ruộng làm vỡ cái bụng óc ách tung tóe bao cá tôm… Dòng nước đỏ nặng phù sa tràn mãi, tràn mãi lênh láng phủ kín cả cánh đồng xanh bát ngát, ban phát bao sản vật quý giá cho vùng đất này thêm trù phú rồi lặng lờ trôi ra biển qua chín cái đầu rồng tỏa khắp miền Tây.

…Nước nổi đã về!


Đầu nguồn sông Tiền ( Thường Phước – Hồng Ngự - Đồng Tháp - Nơi dòng MeKong đổ vào Việt Nam )

attachment.php





Khác với mọi năm, năm nay mùa nước nổi được chờ đón trong nỗi niềm khắc khoải của hàng triệu người dân miền Tây, vì năm ngoái nước không về.

Ở những vùng khác, khi nghe đến lũ thì ai cũng sợ. Sợ vì nước lũ cuồn cuộn chảy và sẵn sàng cuốn phăng tất cả những gì có trên đường đi của nó. Sau lũ thường là tan hoang, và người ta phải bắt tay xây dựng lại.

Về đến miền Tây thì lại khác. Dòng lũ hung hăng giờ trở nên hiền hòa vì được dãi đồng bằng bao la, bát ngát ôm lấy nó như xoa dịu, nhẹ nhàng dẫn ra biển Đông. Để đáp lại tấm thịnh tình đó, dòng nước lũ hào phóng ban tặng phù sa cùng bao sản vật quý báu cho dãi đồng bằng này. Chính điều này đã làm nên nét đặc thù hấp dẫn có một không hai của vùng đất phương nam.
 
Last edited:
Chuyện những chiếc cầu:

@haianh: Chị giữ đường Băng Đồng nha, em ký sự bên lề ở góc nhìn khác về vùng đất mà mọi người đi qua đến khi nào nước rút thì kết thúc

Đồng bằng sông Cửu Long rất trù phú nhờ hệ thống sông ngòi chằng chịt, hình ảnh những chiếc xuồng đẹp miên man trong những khung hình dần mất đi nhờ những cây cầu nối nhịp 2 bờ. Hình ảnh cây cầu không xa lạ gì với tất cả mọi người, nhưng nếu 1 lần nhìn ngắm những cây cầu vùng lũ mọi người sẽ có không ít câu hỏi, thường ngày cây cầu trở thành nơi hò hẹn của các chàng trai, cô gái sau 1 ngày đồng áng, hay là chốn nương thân tạm bợ của một người chăn vịt, một đoàn cải lương miệt vườn, lũ về tất cả các con đường ngập trong nước, chỉ còn lại chiếc cầu là sân chơi cho mọi người, người thì đút bé ăn cơm, trẻ con thì chạy nhảy, tối đến là từng nhóm con trai đi với bạn, con gái đi với em qua lại để nhìn … người ấy. Nhà nước ra sức đầu tư nhưng do mật độ cầu quá lớn đến nay còn không ít cầu chắp vá, tạm bợ.

Gầm cầu là nơi trụ ngụ của 1 đoàn cải lương miệt vườn nhếch nhác và nghèo túng, nhưng người dân rất ủng hộ bởi điều kiện hưởng thụ văn hoá mùa lũ rất thiếu thốn.

8f7418f5e3fae069b3251af1fb7a005c_35500554.img0810.jpg


Những cây cầu rất to lớn và hoành tráng nằm ở những nơi không bao giờ thấy xe ôtô chạy qua, tại sao phải bỏ ra cả đống tiền như vậy, trong khi những nơi người xe cộ tấp nập lại phải chen chúc trên những bến đò chật chội??? Bởi vì những cây cầu này sẽ cứu dân ta khỏi những hành động dã man mọi rợ của bè lũ xâm lược, nó nằm đó có khi cả 100 năm không dùng đến, nhưng đã dùng thì hiệu quả không gì sánh được

686d4990a767dfbd06cddfbbdc7e1273_35500491.dsc02079.jpg


Qua cầu ngả nón trông cầu, cầu bao nhiệu nhịp …. tính toán đau đầu bấy nhiều =))

d300b4984d89fb6ff671b4d7b91817d5_35500498.dsc02084.jpg
 
Last edited by a moderator:
Chuyện những chiếc cầu

Về quy mô cầu thì ở kính thưa các kiểu các thứ:


Thằng thì như lực sỹ với các khối bêtông sừng sững vĩnh cữu với thời gian

d24cf185f62d45a2fe4edba57f7ddc8a_35500506.dsc02088.jpg



Có em chân dài: Nhìn cái mớn nước là biết chân em í dài thế để khi mùa lũ khỏi ướt cái … mặt, mùa khô thì thấy chông chênh như vậy, chứ mùa lũ khi nước gần ngập mặt trở thành cái bẫy vô cùng nguy hiểm, ghe xuồng nào mà bị hút vô coi như phần chắc mất cả người và của

a1ad4095f6f6d1bf79d80fbfbfe7f71a_35500586.p5280302.jpg


Có em chân 2, 3 loại: Khúc trong bị xói lở nên nối thêm nhịp là trụ đở bằng sắt

c2b085f3f8d3d90e52ff988021585808_35500596.p5280306.jpg


Em thì kéo giò để thi … mùa nước nổi

5d2ffe41825088a584c954c4e12f0ac8_35500612.phutho8443.jpg
 
Last edited by a moderator:
Em thì giò sắt

773288d59b60fb160d321f9e3c1d83bb_35500575.kenhphen8443.jpg


Thằng thì giò cây

9258df902723d1eeee569a99099306e5_35500537.dsc02195.jpg


Có thằng ta tây kết hợp: Chuồng cối dàn Eiffel

b99e34d2b37f0e611ce9a3ed36bc97a6_35500579.p5280291.jpg


Nơm nớp lo với thằng Nguyễn Văn Tèo

06694c86f96c3f27a0df578117762274_35500604.phuthanha8442.jpg


Quá bèo nên chơi cái kiểu đu đeo của Lại Ông Ẩu

f7617ed02d2f55b81166acda036cffc7_35500538.img0257.jpg


Đây là mẫu của kiểu làm cho xong, chỉ cần mấy miếng ván tạm bợ đó nó tỏm xuống sông thì đích đến của chuyến xe kế tiếp là ….gara
b62255a9a5f9f604ff496d651c0750f4_35500524.dsc02174.jpg
 
Tên cầu:

Thật không sao kể xiết, với đủ loại tên, chính thống có (được Hội đồng Nhân dân thông qua tên), tự đặt có (cầu qua mương nước nhà ai lấy tên người đó làm tên cầu: VD cầu Bảy Quận tuyến ĐT845)

Những cái tên nghe nhiều tranh cải: Cầu Hội đồng Tường, nghe nói đến Hội đồng là liên tưởng ngay đến lũ ác bá (có lẽ do nhiễm tuồng cải lương Đời Cơ Lựu … Hahaha) nhưng đây lại là 1 người có công với cách mạng

DongThapTET2011155.jpg
[/QUOTE]
Hình của Mossa Thiên sứ phượt

Những cái tên nghe cứ hài hài:

Ngã cái đây còn Ngã đực đâu???

d553773017e559321ffc8896164b3519_35500515.dsc02170.jpg


Cầu này mới hôi thôi, chứ lúc trước nó … thúi lắm …Kakaka, nói ** cho vui thôi chứ cây cầu này tên Tân Hội, chiều chiều các đôi trai gái vùng sông nước hay hẹn hò trên cầu, có lẽ có 1 chàng nào đó không chịu được mùi của …. mọi người nên lột mất dấu nặng

be2de50c9ab142e88f147c9d3666960b_35500541.img0793.jpg


Đi nhậu mà gặp cầu này thì coi như khỏi về, chơi Mười Độ ai mà chịu cho nổi ... ặc ặc

82227d697b6a7b068571d6430071359a_35500549.img0795.jpg


442240c23d4fe52877a286dfe5d95e46_35500551.img0797.jpg


Gặp ông này thì không uống cũng tèo, Nhậu yếu thì giơ tay đầu hàng, uống không uống mà Cầm Thầy Lâu luôn ai mà chờ cho nổi

52186737334db9d0c1132fece85e8bcf_35500528.dsc02186.jpg


Hết Thầy Lâm rồi tới cà lăm: Cái Cái mà Cái Cái … nói từ bên này cầu qua bên kia cầu rồi trở lại mới nghe được khúc sau

23d5893138005e5dfb0aa3d34c2000ff_35500571.img0829.jpg
 
Có lẽ trong mắt những nhà nhiếp ảnh tôi là tội đồ khi góp phần xoá đi những cây cầu tạm rất đẹp như thế này

602514aef8e3cf1ae2929dbdbe29ad38_35500485.000037.jpg
 
attachment.php

hehe... conlele nhớ ông này.
Trông lam lũ thế, mái nhà tranh nhỏ xíu, trống toang hoác từ trước ra sau.
Nhưng mà trong cái nhà đó một chiếu NOUVO 2011 mới cáu cạnh đang đắp chiếu.

Nhìn xe của ổng rồi nhìn lại xe của mình mà muốn làm nông dân quá đi!

P/S: À hôm đó mua sen non của ổng, về nhà cả nhà khen ngon mà rẻ quá trời! (hình như 15k/1kg thì phải)


Ừ, thì hôm nào cả nhà ĐTM mình rủ nhau về xứ miệt vườn làm nông dân hết đi.:))


Nhìn xem, anh ta giống như một tướng quân oai phong giữa ... cánh đồng sen không nè.

attachment.php




Anh chàng này vốn người Vũng Tàu vào chốn bưng biền ĐTM thuê ba mẫu đất canh tác sen cũng được vài năm. Sen cứ được trồng luân phiên để lúc nào cũng có thu hoạch. Anh ấy rất hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình dù nhà cửa có trống trước hở sau. Chỉ là tạm thời để chuẩn bị cất nhà lầu, sắm xe hơi thôi mà.


Vì là sen mới hái lại đúng mùa nên rất ngon, ngọt và mềm nữa.

Thêm một tấm hình cùng “chia bùi sẻ ngọt” nữa nè.

attachment.php
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn em đã cùng chị tung hứng. Chị và mọi người đang trông đợi những chia sẻ của em.



* * * * * * * * ** * * * * * * * * * *


Sau khi “no say “ với cánh đồng sen, đoàn quân lại tiếp tục lên đường.

Vừa đi vừa “bắn tỉa” e dè vì gần đến khu vực cấm.

10.10 Hết khu vực trại giam Phước Hòa (cách trại giam 2.500m), đụng đường lớn.

Rẽ trái và rẽ phải ngay dưới chân cầu. Từ đây cặp kinh Hai Hạt để đến bến đò Ngã Năm.

attachment.php




Kinh Hai Hạt là công trình liên tỉnh Long An và Tiền Giang, đoạn đi qua đất Long An thuộc huyện Tân Thạnh cũng là ranh giới tiếp giáp với tỉnh Tiền Giang. Đây là một trong những trục kinh lâu đời thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười. Qua nhiều năm, kinh 2 Hạt đã bị bồi lấp, cạn kiệt nghiêm trọng, thiếu nước phục vụ sản xuất, giao thông đường thủy khó khăn, đường bộ chưa có, đời sống, sinh hoạt của nhân dân nơi đây gặp nhiều khó khăn, trắc trở.

Con kinh hoàn thành đưa vào sử dụng làm cho nhân dân trong khu vực rất phấn khởi.

Từ đây, lũ sẽ được tiêu thoát nhanh.

attachment.php





Và giao thông cũng thêm phần thuận lợi.


attachment.php



attachment.php
 
Vì đang là mùa thu hoạch, nên lúa được phơi ở mọi nơi có thể.

attachment.php




Hạt lúa là hạt ngọc trời cho. Người Việt ta ăn cơm ngày ba bữa, nhờ lúa gạo mà thành người. Phải chạy trên lúa mà cảm thấy xốn xang!

attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php




attachment.php



attachment.php




Thật không hổ danh là vựa lúa của cả nước.
 
Anh caucom cho K hỏi:

Những cây cầu rất to lớn và hoành tráng nằm ở những nơi không bao giờ thấy xe ôtô chạy qua, tại sao phải bỏ ra cả đống tiền như vậy, trong khi những nơi người xe cộ tấp nập lại phải chen chút trên những bến đò chật chội??? Bởi vì những cây cầu này sẽ cứu dân ta khỏi những hành động dã man mọi rợ của bè lũ xâm lược, nó nằm đó có khi cả 100 năm không dùng đến, nhưng đã dùng thì hiệu quả không gì sánh được

Số cầu anh post hầu hết K đều đi qua nhưng không hểu ý anh nói cái gì ở đây ? Châm biếm chăng ??

602514aef8e3cf1ae2929dbdbe29ad38_35500485.000037.jpg


Cây cầu này K chưa biết. Nó nằm ở đâu ? Huyện nào ? Xã nào ? Hiện giờ còn không hay đã đc bê tông hóa ?

Những bài viết của anh "bên lề" vùng nước nổi rất hay.

Thân mến
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top