What's new

[Hỏi đáp] Bảo hiểm du lịch ???

Thật ra thì khi mua bảo hiểm, nhưng hầu như hiếm có ai mong sẽ nhận bồi thường cả.
Có nhiều nơi trên thế giới, khi nhậ cảnh bằng visa du lịch, bạn phải có hợp đồng bảo hiểm với mức bồi thường tối thiểu nào đó thì nó mới cho vào.

Mình thì đi là mua. Nhưng mình k mua trực tiếp của công ty bảo hiểm mà mình mua qua môi giới. Ngoài việc giá cả hợp lí hơn ( rẽ hơn 10-30%) thì nếu có xảy ra rũi ro thì cty môi giới là người đại diện sẽ tiến hành mọi thủ tục cần thiết thay mình ( mục này thì cty mình từng claim nên mình biết).

HSBC hình như là đại lý của Bảo Minh hay Bảo Việt gì đó, nó chỉ bán online. Chán như con gián chúa !!
 
Ồ bạn pecco nói chuyện hay nhỉ. Mua bảo hiểm và không chờ đợi được bồi thường khi xảy ra sự cố? Mua qua môi giới lại rẻ hơn giá trị thực (bọn nào đấy bạn cho tớ biết cái, chúng nó cạp đất mà ăn hay là bạn bị chúng nó lừa thế)? HSBC là đại lý cho Bảo Minh??? Thông tin của bạn như thế bạn không quan tâm đến chuyện được bồi thường là đúng rồi.
Bạn tự tay ra mua bảo hiểm còn chả ăn ai, ngồi nói chuyện trực tiếp với nhân viên tư vấn còn chưa chắc đã biết hết quyền lợi của mình, thông qua môi giới thì làm sao bạn biết chính xác cái trong tay của bạn là cái gì chứ.
 
Ồ bạn pecco nói chuyện hay nhỉ. Mua bảo hiểm và không chờ đợi được bồi thường khi xảy ra sự cố?.

Đơn giản thôi bạn, vì tôi không mong muốn hành trình của mình xảy ra bất kì rũi ro nào cả. Chẳng lẽ bạn mua BH chỉ với hy vọng là sẽ gặp rũi ro để đợc bồi thường sao ?

Mua qua môi giới lại rẻ hơn giá trị thực (bọn nào đấy bạn cho tớ biết cái, chúng nó cạp đất mà ăn hay là bạn bị chúng nó lừa thế)? HSBC là đại lý cho Bảo Minh??? Thông tin của bạn như thế bạn không quan tâm đến chuyện được bồi thường là đúng rồi.
Bạn tự tay ra mua bảo hiểm còn chả ăn ai, ngồi nói chuyện trực tiếp với nhân viên tư vấn còn chưa chắc đã biết hết quyền lợi của mình, thông qua môi giới thì làm sao bạn biết chính xác cái trong tay của bạn là cái gì chứ
Chẳng lẽ nó làm đại lí cho ai thì nó phải công bố cho bạn biết à ??
Còn tại sao thằng đại lí nó lại bán rẽ hơn thằng bán trực tiếp .... điều này mình k cần phải giải thích..vì có nói chắc bạn cũng k hiểu đâu. Nếu bạn muốn biết mấy thằng môi giới có CĐMA hay không thì vui lòng liên hệ với AON hoặc Grass Savoye nhé :D
Tôi mua BH của Cty môi giới Gras Savoye đó bạn.
Thân
 
Last edited:
Cái này hay đấy em sẽ bỏ túi du lịch! D(úng là có cái BH sẽ an tâm lên đường hơn! CHo e hỏi có BH mất tài sản hay giấy tờ quan trọng ko ta???!
 
Trước tiên mình xin chia sẻ một chút cho các bạn về bảo hiểm du lịch quốc tế, vì mình là nhân viên trong ngành nên cũng biết một tí ti:
- Hiện nay có rất nhiều công ty bảo hiểm ở trong và ngoài nước cung cấp sản phẩm bảo hiểm du lịch quốc tế. Mỗi công ty xây dựng một biểu phí, bảng quyền lợi và bộ quy tắc riêng. Một số công ty có kênh bán hàng trực tuyến thì sẽ niêm yết cụ thể trên trang web để các bạn tha hồ tìm hiểu trước khi quyết định mua.
- Đối với các bạn không có thời gian đọc nhiều thì mình thiết nghĩ chỉ cần quan tâm một số điểm như: MỨC PHÍ ( tất nhiên không ai muốn bị mua hớ), QUYỀN LỢI ( Bạn chọn Mức trách nhiệm tối đa là bao nhiêu, phần quyền lợi trong bộ quy tắc nói gì, loại trừ gì?), HOTLINE ( Các công ty bảo hiểm dù là công ty Việt Nam nhưng đều có dịch vụ cứu trợ toàn cầu - Công ty mình liên kết với International SOS) và phải đọc sơ sơ phần THỦ TỤC BỒI THƯỜNG.
- Muốn nhanh thì bạn liên hệ một số kênh bán hàng của công ty bảo hiểm để mua thôi, sẽ người tư vấn cụ thể cho bạn ( có rất nhiều kênh: bán trực tiếp từ nhân viên ( như mình), bán qua Công ty môi giới, bán qua Ngân hàng, bán qua web trực tuyến... ).

Nếu tin tưởng dịch vụ của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) thì bạn có thể gọi cho mình ĐT: 090 454 7966 để được giao GCN tận nhà tại Hà Nội và giảm phí 10% so với phí tiêu chuẩn.
 
Bài của Noobie có đề cập đến cái việc sử dụng bảo hiểm như thế nào là đúng đó. Mình thấy bên webtretho cũng có mấy bài về chủ đề này bàn bạc khá kỹ, có đoạn tư vấn này rất hay nên copy về đây cho mọi người tham khảo:

"Chủ đề này mình post bài cũng đã lâu rồi nhưng thỉnh thoảng vẫn còn có nhiều bạn thắc mắc và liên hệ riêng nhờ mình tư vấn. Bữa nay mình rảnh nên tập hợp luôn một số chuyện chung quanh việc chuyện mua bảo hiểm du lịch này post lên đây cho mọi người dễ tham khảo luôn:
- Thứ nhất: Việc mua bảo hiểm du lịch khi đi nước ngoài là rất rất quan trọng! Đi gần gần như Campuchia hay đi xa như đi Mỹ, Úc gì thì cũng đều nên mua bảo hiểm xách theo cho an tâm. Đừng tiếc tiền mua bảo hiểm du lịch vì phí bảo hiểm tính ra rất nhỏ so với chi phí chuyến đi. Chi phí y tế ở các nước tiên tiến cực kỳ đắt đỏ, cho dù bạn có tiền tỷ tại VN đi nữa nhưng nếu giả sử khi bạn gặp một sự cố tại nước họ mà không có ai đứng ra kịp thời đảm bảo sẽ thanh toán khoản chi phí y tế phát sinh cho bệnh viện thì bạn cũng sẽ khỏi được điều trị luôn.
- Thứ hai: Mua bảo hiểm là mua vì bạn, chứ không phải là vì bị bắt buộc mới phải mua. Việc các lãnh sự quán yêu cầu có bảo hiểm mới cấp visa là có lý do của họ. Do vậy, đừng mua theo kiểu đối phó cho có mà không hiểu mình bỏ tiền ra để làm gì. Nhiều khách cứ ngồi so sánh giá này giá kia, rồi chê đắt chê rẻ, mà không hiểu rằng bảo hiểm không phải là một món đồ vật có thể cầm, nắm, sờ mò mà so sánh được ở bên ngoài. Nhiều hãng bảo hiểm bỏ rất nhiều quyền lợi xanh đỏ vào chương trình để trông bảng quyền lợi dài và có vẻ hấp dẫn, nhưng phần quan trọng nhất là bảo hiểm Chi phí y tế thì lại loại trừ gần như tất cả những bệnh quan trọng thường gặp như tim mạch, đột quị…
- Thứ ba: Nói ra câu này chắc sẽ bị một số bạn phản đối, nhưng lời khuyên chân thành của mình là “không nên mua bảo hiểm du lịch từ một hãng nội địa”. Nói nôm na cho dễ hiểu thế này, bạn mua bảo hiểm từ Việt Nam, nhưng khi bạn cần xài lại không phải là lúc ở Việt Nam, nên bạn phải lựa hãng nào đảm bảo sẽ giúp được bạn lúc đó. Hiện tại gần như các hãng bảo hiểm từ bé đến lớn ở Việt Nam đều có bán bảo hiểm du lịch quốc tế, nhưng không phải hãng nào cũng có expertise và network để phục vụ cho khách hàng trong lãnh vực này. So với thời điểm những post đầu tiên cùa mình viết thì giờ thị trường đã có nhiều hơn các nhà cung cấp bảo hiểm du lịch đáng tin cậy. Đáng kể nhất là hai hãng của Mỹ là ACE hay Chartis, hai đối thủ hàng đầu về bảo hiểm du lịch trên toàn thế giới đã có mặt tại Việt Nam rồi.
- Thứ tư: Khi chọn mua bảo hiểm du lịch nên nhớ coi mấy đặc điểm sau: Có cho phép dời hợp đồng khi hoãn chuyến không? Lỡ không xin được visa có được hủy đơn không? Có được hoàn lại tiền không? Nếu đi cả gia đình thì nên nhớ chọn mua gói gia đình cho rẻ phí (có mấy hãng miễn phí bảo hiểm toàn bộ cho trẻ em đó). Nếu mua cho người già thì chú ý xem coi chừng hợp đồng có cắt giảm quyền lợi không (Ví dụ như Liberty không bán cho người trên 75 tuổi, Chartis giảm nửa quyền lợi đối với khách trên 70t…)
- Thứ năm: Mua xong thì nên nhớ cách xài khi cần :) ! Vụ này hơi dài dòng nhưng cũng không có gì phức tạp. Vấn đề là không phải nhân viên kinh doanh của hãng bảo hiểm nào cũng biết để tư vấn cho bạn. Để lúc nào rảnh mình kiếm xem có tài liệu nào về việc này sẽ post tiếp."
 
"Tiếp chủ đề này về mấy việc mà mấy bạn đã kể về những chuyện bực mình gặp phải khi mua bảo hiểm du lịch từ các hãng nội địa như BM, BV, AAA, Toàn Cầu...gì gì đó, mình viết tiếp lý do tại sao mình có kết luận số 3 ở bài trên như sau:

- Thứ nhất: Bảo hiểm du lịch là một loại hình rất riêng biệt, cách bán hàng và dịch vụ khác hoàn toàn với một sản phẩm bảo hiểm trong nước. Mình đảm bảo rằng kiếm một người có thể hiểu đúng sản phẩm này để tư vấn chính xác lại cho khách thì trong mấy ngàn nhân viên của BV, BM, AAA, BIC...gì đó chắc không được mấy người. Vì vậy, bạn mua xong đến lúc cần hỏi lại thì họ chả biết gì để giải thích cả.
- Thứ hai: Các công ty VN này không có đơn vị cứu trợ uy tín, hoặc ngay cả khi họ có đăng ký đơn vị cứu trợ là ISOS để quảng cáo trên sản phẩm, nhưng cách họ trao đổi thông tin với ISOS rất củ chuối do vậy bản thân đơn vị cứu trợ họ không có đủ danh sách khách hàng cập nhật để cung cấp cứu trợ kịp thời cho khách được. Một phần là vì hãng bảo hiểm cấp đơn du lịch thủ công, hai là chi nhánh văn phòng thì tràn lan, do vậy, dữ liệu khách hàng không có lưu trữ và luân chuyển hợp lý đến trung tâm cứu trợ. Hoặc hai là một số hãng bảo hiểm cũng thực sự củ chuối khi họ bán ra 1000 hợp đồng du lịch nhưng chỉ kê khai có khoảng 300 hợp đồng để tính phí trả lại với hãng cứu trợ thôi. Điều đó có nghĩa rằng khách thì nghĩ rằng mình sẽ được dịch vụ cứu trợ qua hotline, nhưng khi gọi vào hotline thì hotline chả biết khách là ai vì công ty bảo hiểm không có kê khai tên khách cho hãng cứu trợ biết. Vì vậy, một là hãng cứu trợ không cung cấp dịch vụ, hai là sẽ phải chờ đợi xác minh lòng vòng lại với hãng bảo hiểm, khách bị bỏ rơi luôn như ví dụ của bạn nào là thường xuyên xảy ra. Mình đã từng có kinh nghiệm thương đau khi giúp cho một khách hàng của mình đi Mỹ mua bảo hiểm của một BẢO gặp vụ này. Khách qua đến Mỹ bị thay đổi thời tiết nên đột ngột ngất xỉu, gọi cấp cứu đưa vào bệnh viên trọng vòng 2 ngày đã hết hơn 12KUSD. Lúc có việc, gia đình gọi cho cô nhân viên kinh doanh, cô ta chả biết tí gì để giải thích, gọi cho hotline thì hotline bảo đợi xác minh danh sách đã, rồi im luôn. Cuối cùng gia đình phải tự bỏ tiền ra điều trị chứ không thể nào đợi ISOS bảo lãnh thanh toán được.
- Thứ ba: Như trong trường hợp khách mà mình kể, do không có bảo lãnh thanh toán, nên gia đình phải nhờ công ty của người con gái đứng ra bảo lãnh thanh toán với bệnh viên giùm (nếu không họ bỏ ông già đó khỏi điều trị chắc chết luôn), gia đình thu thập toàn bộ hồ sơ về nhờ mình tư vấn làm thủ tục bồi thường giúp. Mình làm hồ sơ cực kỳ hoàn chỉnh giúp khách, nhưng vụ việc kéo dài cũng phải gần 3 tháng mới xong. Lý do các bạn ở BẢO giải thích là do hồ sơ bằng tiếng Anh, invoice không có con dấu....nên đưa lên sếp đọc không hiểu, đá qua đá lại không ai duyệt, rồi kế toán cũng sợ, không dám chi...Má ơi, mình nghe xong mà nổi khùng lên gây quá trời nên vụ việc mới xong, may mà hồ sơ bằng tiếng Anh đó, chứ nếu khách đi du lịch ở Ả Rập hay Campuchia chắc muôn đời hồ sơ ngâm luôn quá!

Vì vậy, đừng bao giờ mua bảo hiểm du lịch ở các hãng nội địa nhé!!!! Dù là người quen, người thân hay người nhà bạn làm trong những hãng bảo hiểm đó đi nữa, thì họ cũng không phải là người sẽ giải quyết sự cố cho bạn khi bạn ở bên kia. Thế nên, dù số phí bảo hiểm không bao nhiều, nhưng hãy chọn mặt gửi vàng trong việc này.

Còn về chi tiết cách sử dụng bảo hiểm du lịch, mình nghĩ có một điểm quan trọng nhất các bạn nên biết đó là: Nếu giả sử có sự cố xảy ra bên kia thì mình nên làm gì? Điều này ít khách được tư vấn cặn kẽ.

Mình vừa tìm được cái clip này, có một đoạn rất hay giới thiệu về cách sử dụng dịch vụ cứu trợ y tế và các cách bồi thường trong trường hợp điều trị ngoại trú, nội trú khá chi tiết. Có cả những đặc điểm về hủy đơn, hoàn phí hay miễn phí đơn gia đình gì đó khá cụ thể.

http://www.youtube.com/watch?v=XFvjP4l34YA

Đây là clip của ACE Insurance, hãng bảo hiểm Mỹ, một trong hai hãng hàng đầu cùng với AIG về bảo hiểm du lịch, thông tin rất chuẩn mực nên các bạn có thể tham khảo rất tốt. Phương pháp đặt mua cũng khá cụ thể và chi tiết trong clip này"

Chúc các bạn vui vẻ.
 
Đơn giản thôi bạn, vì tôi không mong muốn hành trình của mình xảy ra bất kì rũi ro nào cả. Chẳng lẽ bạn mua BH chỉ với hy vọng là sẽ gặp rũi ro để đợc bồi thường sao ?


Chẳng lẽ nó làm đại lí cho ai thì nó phải công bố cho bạn biết à ??
Còn tại sao thằng đại lí nó lại bán rẽ hơn thằng bán trực tiếp .... điều này mình k cần phải giải thích..vì có nói chắc bạn cũng k hiểu đâu. Nếu bạn muốn biết mấy thằng môi giới có CĐMA hay không thì vui lòng liên hệ với AON hoặc Grass Savoye nhé :D
Tôi mua BH của Cty môi giới Gras Savoye đó bạn.
Thân

Các bạn lưu ý nhé, có mua bảo hiểm qua môi giới AON hay GSW thì cũng phải đòi hỏi họ bán cho mình loại của hãng bảo hiểm uy tín, cứ ACE hay AIG mà mua, họ có đưa cho bạn loại của hãng khác thì cũng đừng lấy. Các hãng môi giới cũng ghê gớm lắm, họ vẫn bán bảo hiểm du lịch cho hãng uy tín đây, nhưng nếu khách lẻ mà amateur không biết là họ đưa ngay bảo hiểm của cái thằng bảo hiểm củ chuối nào cho họ hoa hồng nhiều thôi. Hiện tại mình biết GSW hay bán bảo hiểm cá nhân cho GroupPama (một hãng chỉ chuyên về bảo hiểm nông nghiệp cũng nhảy qua làm bảo hiểm du lịch), nhưng nếu bạn biết mà yêu cầu thì GSW sẽ cung cấp bảo hiểm ACE cho bạn đó.

"Đừng nghe những gì môi giới nói he..he...!" Hãy tìm hiểu kỹ theo clip này bạn nhé:

http://www.youtube.com/watch?v=XFvjP4l34YA
 
Để thành lập một công ty bảo hiểm không phải dễ. Mình không tin là các hãng bảo hiểm có thể làm láo đến mức độ thu tiền của khách mà không kê khai với hãng cứu trợ International SOS. Vì luật pháp sờ sờ ra đó, KH kiện thì công ty bảo hiểm chỉ có nước chết.

Mặt khác, để kiểm tra vấn đề này rất dễ. Bạn có thể gọi luôn lên đường dây nóng của International SOS in trên GCN bảo hiểm để kiểm tra xem đường dây đó hoạt động thế nào. Cẩn thận vẫn hơn, đừng đợi đến khi xảy ra sự cố rồi mới sờ đến hotline. Sang nước ngoài nếu cần hỗ trợ thông tin du lịch cũng có thể gọi cho hotline. Gọi vào đó là hoàn toàn miễn phí. Đó là quyền lợi của các bạn mà.

Các hãng trong nước bây giờ tiến bộ và có thể cạnh tranh với các hãng nước ngoài rồi.


Về thủ tục bồi thường: Liên quan đến tài chính thì ở đâu cũng vậy. Dám chi trả một khoản bồi thường lớn thì bất kỳ công ty bảo hiểm nào cũng cần phải thu thập thật đầy đủ giấy tờ và phải có thời gian để xem xét xác minh kỹ càng.
 
Về thủ tục bồi thường: Liên quan đến tài chính thì ở đâu cũng vậy. Dám chi trả một khoản bồi thường lớn thì bất kỳ công ty bảo hiểm nào cũng cần phải thu thập thật đầy đủ giấy tờ và phải có thời gian để xem xét xác minh kỹ càng.

Bạn này nhân viên BIC mà nói như thế này thì có nghĩa là những điều lưu ý mà bài viết ở trên đó hoàn toàn đúng. Bồi thường bên Bảo hiểm du lịch phải khác với các loại bảo hiểm khác chứ. Mình đi du lịch lo sợ có sự cố mới mua bảo hiểm, nếu lỡ có tai nạn ở nước ngoài đang cần hỗ trợ khẩn cấp (vì lúc đó tiền đâu mà điều trị) mà ngồi đó đợi công ty trong nước kiểu BIC của bạn Marula thu thập thật đủ giấy tờ, có thời gian xác minh, rồi đem tài liệu đó đi dịch thuật, rồi mới trình bồi thường trên phân cấp từ phòng khu vực, lên chi nhánh, lên công ty, chuyển ra Tổng Công ty thì chắc khách chết ở nước ngoài từ lâu rồi. Kinh nghiệm trong bài viết ở trên hoàn toàn chính xác đấy. Khách lẻ lâu lâu đi thì còn hay bị mua lầm từ mấy công ty họ nhà Bảo như Bảo Việt, Bảo Minh, BIC, AAA gì đó, chứ các hãng tour lớn họ đánh giá chất lượng dịch vụ bồi thường của các hãng bảo hiểm rất kỹ. Và không phải là không có lý do khi Saigontourist họ mua AIG, Fiditour, Transviet, Liên Bang, Saigon hay Hà Nội Travel...đều chuyển sang mua của ACE Insurance đâu các bạn ạ.

Mua bảo hiểm thì đúng là không ai muốn xài, nhưng một khi đã bỏ tiền mua thì nên mua cho đúng. Đừng vì mấy % giảm giá linh tinh mà mua lầm loại không xài được.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,343
Bài viết
1,175,297
Members
192,060
Latest member
APKSFiles
Back
Top