Khi mua bảo hiểm du lịch, các bác để ý kỹ những vấn đề sau nhé:
-
Có hệ thống trợ giúp toàn cầu hay không? (Giống như một số bác đã cảnh báo). Thông thường có các hãng trợ giúp khẩn cấp quốc tế là International SOS, EMA,
-
Mức bảo lãnh viện phí là bao nhiêu? Ví dụ số tiền chữa bệnh lớn hơn 2.500 USD thì có thể yêu cầu bảo lãnh viện phí, còn thấp hơn 2.500 USD thì tự thanh toán, lấy hóa đơn, chứng từ về thanh toán lại với bảo hiểm.
-
Mức bảo hiểm Chi phí y tế là bao nhiêu? Bảo hiểm thường chia làm 3 phần: Bảo hiểm tai nạn cá nhân, Chi phí y tế & Trợ giúp khẩn cấp và Bảo hiểm Sự cố bất ngờ. Tuy nhiên cái quan trọng mà hay gặp nhất là chi phí y tế. Chỗ này có thể các bác thắc mắc sao mà lắm rắc rối thế, tuy nhiên bảo hiểm họ phân ra như vậy nên để em tóm lại cho các bác hiểu.
Nói nôm na là:
Bảo hiểm Tai nạn cá nhân chỉ chi trả tiền bảo hiểm trong trường hợp bị chết hoặc thương tật vĩnh viễn (mất cái tay, mất cái chân, mất con mắt, ...)
Chi phí y tế là tiền chữa bệnh khi bị tai nạn hoặc bị bệnh. Ví dụ bị gãy tay, tiền khám bệnh, tiền băng bó, tiền thuốc là chi phí y tế.
Sự cố bất ngờ là các sự cố ngoài ý muốn như trễ chuyến bay, mất/ thất lạc hành lý, mất giấy tờ, mất cắp hoặc trộm cướp, ...
Còn một điều em cũng muốn chia sẻ là vụ đòi tiền bảo hiểm. Tất nhiên lúc sự cố xảy ra mình cũng đã gặp đủ thứ phiền phức rồi, tuy nhiên muốn thanh toán được với Công ty bảo hiểm thì phải có bằng chứng. Do đó, bất cứ chuyện gì xảy ra với mình thì mình cũng phải thu thập lấy bằng chứng. Bị bệnh phải đi viện chữa trị thì lấy sổ khám bệnh, hóa đơn tiền viện, tiền thuốc. Bị trễ chuyến bay, mất hành lý thì lấy giấy tờ chứng minh từ hãng vận chuyển. Bị mất tiền, mất đồ dùng cá nhân thì phải báo công an lập biên bản, ...
Chúc cả nhà Phượt có những chuyến đi vui vẻ và không gặp bất cứ rủi ro bất trắc nào