What's new

Bể Ba Hồ - Thuyền ta lướt nhẹ

Một chuyến đi, dù xa hay gần thì cũng sẽ để lại trong lòng mỗi con người chúng ta những cảm xúc riêng, sự cảm nhận hay là sự sẻ chia? Cảm xúc có thể khác, có thể là một cái gì đó rất riêng, riêng trong từng cách nhìn, cách cảm nhận, cách rung động của lòng người theo từng nhịp khua mái nước…

Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba-bể
Trên cả mây trời trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh
...

(Trên Hồ Ba Bể - Hoàng Trung Thông)

Cái cách cảm của ta, khác với những nhà nhơ, hay nhà văn, nhưng dẫu sao thì nó là đẹp, là niềm vui của ta, đã mấy chục năm kể từ lúc có những vần thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông, rồi đến hôm nay Ba Bể vẫn giữ được những nét xưa cũ, những nét đẹp làm sao động lòng người, biết bao người đến, rồi đi và quay lại, nhưng vẫn thấy Ba Bể đẹp và tôi cũng vậy, hòa chung vào niềm cảm xúc đó không phải chỉ có mình tôi, các bạn, mà còn rất nhiều, rất nhiều người khác đang rất muốn biết về Ba Bể, nơi cảnh non nước mây trời in bóng…giờ khi viết những dòng này, gửi gắm tình cảm của một lữ khách, đêm khuya bước chân đến Ba Bể…mà lòng không khỏi bồi hồi…Rất cám ơn, cám ơn những người bạn, đã không ngại, không quản đêm hôm mịt mùng, đồng hành cùng tôi, đến một nơi mà với các bạn là lần đầu, rất cám ơn các bạn.
Trân trọng.
 
Nơi bạn ở:
_ Bạn thích hòa mình cùng với đồng bào nơi đây, thì nên xem xét đến việc ở bản, loại hình homestay đang phát triển ở nơi đây, những ngôi nhà của người Tày theo lối kiến trúc cũ, những bản làng người Tày, người Dao...có rất nhiều nét thú vị cho bạn tìm hiểu.
_ Còn bạn muốn một cái gì đó khác thì cũng có thể đến với các nhà nghỉ của vườn Quốc Gia Ba Bể.

Nói về nơi ở, gã sẽ nhắc lại chút ít về kiểu kiến trúc nhà sàn để những người cùng quan tâm được biết, có thể những gì gã biết được là qua sách vở, báo đài, internet hay đại loại là thông tin chiều hướng nào đi nữa, sẽ là cần với những ai quan tâm, còn như không thì hãy cứ đọc để biết thêm các bạn nhé...nhà nghỉ homestay, nhà sàn theo lối kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn giữ lấy những nét truyền thống...để làm nên một nét riêng của bản văn hóa du lịch.
Sáng ra, khi bình mình ban mai đã rõ, gã mới có thời gian để nhìn kỹ nơi mà gã đã ở đêm qua: một căn nhà sàn 2 tầng

Nhìn từ ngoài nhìn vào bao quát cả ngôi nhà

Tầng 2 căn nhà, hướng chính diện

Những ngôi nhà sàn - thể hiện nét độc đáo trong văn hoá kiến trúc, là thước đo đánh giá sự giàu có và là căn cứ để xác định đâu là người Tày cư trú lâu đời nhất vùng.


Nhà sàn là loại hình kiến trúc độc đáo và chủ yếu của người Lạc Việt xưa. Qua bao đời truyền lại, ngôi nhà sàn vẫn luôn là người bạn gắn bó thân thiết trong đời sống của nhiều cộng đồng dân tộc như: Thái, Mường, Cao Lan, Khơ Mú, Tày, Nùng…Sự ra đời của kiến trúc nhà sàn cũng rất đặc biệt. Nó bắt nguồn từ sự tích thần Rùa đã dạy cho con người cách dựa vào hình dáng của thần mà làm nhà.
Nhà sàn của người Tày, là một không gian văn hóa rất đặc biệt. Cầu thang giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu. Trong đời sống tâm linh của người Tày, 7 hay 9 bậc cầu thang là sự thể hiện số lượng con vía. Vía chính là sợi dây nối sự sống và cái chết của con người. Bởi vậy, bậc cầu thang chính là cầu nối giữa hai thế giới bên trong và bên ngoài của ngôi nhà.
Số lượng bậc thang có thể khác nhau; vị trí cầu thang cũng có thể ở bên phải hoặc bên trái ngôi nhà (tùy theo thế đất, vị trí dựng nhà) nhưng số bậc cầu thang nhất định phải là số lẻ. Khi bước lên sàn ngôi nhà của người Tày, bạn sẽ thấy ngay một ban thờ nhỏ đặt trang trọng hướng ra phía trước ngôi nhà. Đó chính là ban thờ ông tổ bảy đời của người Tày và trong quan niệm tâm linh của họ thì những người đời trước khi mất đi sẽ trở thành người canh cửa, bảo vệ cho con cháu khỏi những điều xấu từ bên ngoài vào.

...
 
Last edited:
Chái ngoài gần cửa vào là nơi tiếp khách. Bao giờ chủ nhà cũng ngồi ở phía trên cùng, bên trong, vừa để tiện rót nước, vừa tiện bao quát cả không gian ngôi nhà. Nhà sàn của người Tày có rất nhiều cửa sổ. Thường là dãy cửa sổ nối tiếp nhau chạy bao quanh ngôi nhà. Những cửa sổ này vừa để đón gió, vừa mang ánh sáng vào khắp không gian.
Trước kia các cửa sổ thường làm bằng phên liếp (chống lên, hạ xuống) còn ngày nay, khi điều kiện vật chất đã khá hơn thì các cửa sổ được thay bằng khung gỗ. Hệ thống cửa sổ này cùng với các chấn song đã tạo thành vách nhà nên có thể nói ngôi nhà sàn của người Tày rất thoáng mát và chan hòa với thiên nhiên. Dát nhà cũng tạo nên sự thoáng mát bởi vật liệu được làm chủ yếu từ tre, bương, có khi làm bằng gỗ với những nhà có điều kiện.

Trong ngôi nhà sàn của người Tày, bốn cột ở gian chính giữa được gọi là cột cái bởi chúng là những cột to nhất và giữ vai trò trụ cột. Nhưng điều đặc biệt là bốn cột này không bao giờ được làm từ cùng một loại gỗ mà ít nhất là từ hai loại trở lên. Gian chính là nơi quan trọng nhất trong ngôi nhà sàn người Tày.

Ban thờ tổ tiên luôn có vị trí trang trọng nhất ở gian chính và lúc nào cũng phải đặt cùng phía với cầu thang lên nhà. Đây là một nét độc đáo riêng biệt so với kiến trúc nhà sàn của các dân tộc khác. Chính vì vị trí ban thờ như vậy nên người Tày không bao giờ bố trí buồng ngủ ở ngay gian chính.

Gian chính còn là nơi cả gia đình quây quần tụ họp đông đủ, cùng ngồi trò chuyện hoặc sum vầy bên mâm cơm ấm cúng. Trước kia, giữa gian chính là một bếp lửa. Bếp lửa hồng giữa nhà như trái tim nuôi dưỡng và sưởi ấm cả về vật chất và tinh thần cho mọi người trong gia đình nhưng ngày nay, để tiện cho sinh hoạt thì bếp lửa đã có một vị trí mới ở khu bếp riêng ngay cạnh chái nhà trong cùng. Trước kia ngôi nhà sàn của người Tày còn có sạp nước và sạp phơi bên cạnh chái nhà hoặc cạnh mặt sau nhà nhưng hiện nay đa phần nhà nào cũng có khu sinh hoạt và sân phơi riêng biệt, không gắn liền với nhà chính như kiểu kiến trúc trước đây.

Hiện nay cũng không còn nhiều nhà giữ được máng nước ngay đầu hồi cầu thang lên sàn… nhưng ngôi nhà sàn của người Tày vẫn luôn là tài sản vô giá - một nét đẹp độc đáo cần được gìn giữ và phát huy. Trong sự đổi thay của cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, những mái nhà sàn thấp thoáng, những bản làng không bao giờ ngớt lời khắp, cọi da diết… sẽ là nơi để mọi người tìm về với những nét đẹp vốn có bao đời nay của cha ông.


 
Đón tiếp gã và những người bạn, là những người chủ của ngôi nhà, trong họ vẫn đượm cái chân chất của đồng bào, họ thật thà, họ lấy cái thật lòng của mình ra đỗi đãi với khách, gã cũng vậy, gã cũng nói thật lòng mình, muốn được nghỉ lại qua đêm, trong ngôi nhà của họ, và không nề hà bất cứ điều gì.
Gia chủ của ngôi nhà gã ở, cũng đã vào tầm luống tuổi, con cháu đều huề hết rồi, nhưng trên gương mặt vẫn hiển hiện những nét đặc trưng, hiền hậu của người dân lao động nơi đây...Và địa chỉ ngôi nhà:
Nhà nghỉ: Hồng Vịnh
Thôn Pác Ngòi, Xã Nam Mẫu, Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn
Tel: 02813.894.073 - 01646.029.175

Có lẽ, ngôi nhà được lấy tên theo tên con trai cả, chứ khi nói chuyện với bác chủ nhà, được bác cho biết tên không phải là Hồng hay Vịnh nên gã mới tò mò đoán vậy, chứ cũng không có tìm hiểu kỹ, bởi gã đã say, say cái tình người nơi đây, khi họ nói rằng đang chuẩn bị ăn cái rằm tháng 7, gã cũng mới chợt nhớ ra là theo phong tục, thì sẽ làm bánh và bún để ăn trong ngày này, và gã đã hỏi thì được biết bánh trái hay bún phở đã được làm xong hết từ hồi chiều tối, khi thấy những người khách phương xa, đêm hôm tới đây, bụng thì đói...bác gái đã đem ra những chiếc bánh vẫn còn hơi ấm như vừa được lấy ra khỏi nồi, với lời mời nhiệt tình thưởng thức hương vị bánh trái thôn quê, dân dã, tự tay đi hái lá, phơi khô, rồi nấu, giã nát rồi trộn với gạo, say thành bột ướt...để rồi trên tay chúng tôi là kết quả của sự lao động miệt mài chuẩn bị đó, bánh ngon, ngon trước hết ở sự chân thật của lòng người, nên khi các bạn có đến đây hãy cư xử với những gia chủ của ngôi nhà một cách chân thành và nhiệt tình, thì hẳn các bạn cũng sẽ được đáp lại bằng thứ tình cảm chân thành và nhiệt tình đó.
 
Một đêm yên bình cũng dần nhẹ nhàng trôi qua, một giấc ngủ say giữa hơi gió của núi rừng, sông núi...nhưng cái cảm giác lạ chỗ, cũng khiến gã cũng khó mà ngủ sớm và say giấc được, nằm đó thôi, mà đâu dễ ngủ say chứ...rồi thì cũng ngủ được. Buổi sớm gã dậy sớm chỉ vì cái chuyện mất điện đột ngột vào lúc chừng 4h sáng, khó ngủ gã dậy vậy, ra trước nhà đã thấy bác chủ dậy từ lúc nào rồi, chắc do người già, thấy mất điện cũng khó ngủ...
Bình minh sớm, mặt trời ló rạng, đẹp trong cảnh mây bảng lảng bay...

...
 
Một chén trà ấm, đượm nồng buổi sớm cũng dễ làm một ai đó bị say, nếu không quen uống, với gã, trà gì đi nữa cũng sẽ có một vị riêng, vị đắng chát nơi đầu lưỡi khi mới bắt đầu nhấp chén trà, hay vị ngọt đang tan dần trong họng...có là gì đi nữa, hay nói thế nào chăng nữa...cách cảm nhận vẫn là riêng của mỗi người...

Chén trà đun, một làn khói mênh mang
Nghe trong lưỡi, vương một mùi đắng đót
Rồi em sẽ thấy, trong lòng rất ngọt
Tựa như anh, chua chát để dịu dàng.


Ăn:
Nói đến món ngon, thì chắc sẽ là cá, món cá nướng các bạn ạ.
Nói đến ăn, thì đã đến với biển thì ăn hải sản, lên với rừng thì ăn đặc sản...còn về với đồng thì ăn cá, cá ở Ba Bể, cá là cá hồ, cá sông, có vị ngọt riêng trong từng thớ thịt, cho dù người ta vẫn hay nói cá tanh, "cá không ăn muối cá ươn", nhưng dường như những con cá bơi lội tự do, thoải mái trong từng con sông, nước chảy trôi không hề vậy, khác hẳn với loại cá nuôi ao, hay nuôi bè...
Khi biết chúng tôi, ngỏ ý muốn quay lại, phiền bác chuẩn bị cho bữa cơm trưa, để được thưởng thức món cá, cá Ba Bể, bác chủ nhà cũng không ngần ngại...và hẹn sẽ khoản đãi chúng tôi món cá đó...

Chơi:
Đến với Hồ, thì bạn đi Hồ, đi hết cả 3 cái hồ, trong khoảng thời gian 1h đồng hồ, bạn sẽ được thả hồn lướt trên con nước hồ Ba Bể...
Sắp xếp ổn ổn, gã và các bạn lại tiếp tục thong dong đi ngắm cảnh ba bể...
 
Con đường đến với vườn quốc gia Ba Bể, hiện vẫn đang được nâng cấp...hôm gã và các bạn đi từ hướng Phủ Thông vào, còn cách Ba Bể chừng 3 km, lại gặp ngay con đường đang làm


Vẫn cái chỗ này, nhưng giờ thì đã nát hoàn toàn, trước khi đến đấy là còn khoảng 700 m đường nhựa mà giờ đã lổn nhổn đá, máy xúc máy ủi nằm chình ình, không thể nào mà đi thẳng được nữa rùi, rẽ trái vào Ba Bể lúc gần 20h tối, chẳng chụp được cái ảnh nào minh họa chi tiết, mong các bác thông cảm. :D
 
Cám ơn anh Sonvc, rất cần những bài viết vừa dạt dào cảm xúc, vừa ảnh đẹp , lại vừa có tính hướng dẫn lại cho những người đi sau.
Chúc anh khỏe !
 
Gã đi trước, người bạn theo sau, qua rồi cái cầu treo Pắc Ngòi, con đường leo dốc có quãng...nhưng độ nắng, lúc lúc gã lại dừng lại để cho người bạn chụp ảnh, đi vòng gần hết con đường dốc, cái dốc cuối là rẽ trái để vào Ba Bể, cái cột đây, mà giờ...


Đường đang được làm, gã nhìn quanh quất mà không thấy cái cột đâu hết, chỉ thấy phần bên phải đường, chỗ đó đã được hạ thấp xuống chừng nửa mét, thôi kệ, đầu tư, cải tạo con đường vào khu du lịch để đón nhiều khách hơn, đấy là điều mà ai cũng muốn, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Ba Bể đến với nhiều người nữa...
Gã đến Ba Bể vào đúng cái hôm mà những người làm dịch vụ du lịch ở đó, tạm nghỉ về nhà chuẩn bị rằm tháng 7...lại không mua được vé, tinh thần đóng góp cao mà không có chỗ dụng :D
Một anh lái thuyền (mà sau gã và các bạn thuê thuyền của anh này) nói: Hôm nay rằm nên ở đây nghỉ hết, chuẩn bị rằm rồi, không có ai bán vé...ờ, gã và các bạn đồng ý thuê anh chở thuyền này để đi: Bể Ba Hồ - Thuyền ta lướt nhẹ

...
 
Cám ơn anh Sonvc, rất cần những bài viết vừa dạt dào cảm xúc, vừa ảnh đẹp , lại vừa có tính hướng dẫn lại cho những người đi sau.
Chúc anh khỏe !
Bản thân mình rất trân trọng những lời động viên của mọi người, và mình hy vọng những thông tin mình có, mình viết lên đây, sẽ thật sự có ích cho những ai muốn đi, sắp đi và sẽ đi đến với Ba Bể trong thời gian tới, để khỏi bỡ ngỡ khi đứng trước cảnh đẹp nơi này...
Chúc bạn niềm vui và hạnh phúc trong những chuyến đi. Rất cám ơn bạn đã động viên.
 
Dưới bên nước, đối diện ngay với nhà quản lý khu du lịch Ba Bể, những con thuyền neo đậu, chờ đón khách, khi gã đến, đã có hơn một đoàn người đã tấp nập trên thuyền, chờ xuất phát, phía đằng xa, một chiếc thuyền chở du khách nước ngoài đang từ từ cập bến...nhìn về xa, gã chỉ thấy một màu xanh mênh mông trời nước


Theo lời mời gọi, gã lên thuyền, con thuyền dưới sự điều khiển của người lái thuyền chầm chậm rời khỏi bến neo dừng...




Gã hỏi anh nhà thuyền rằng, ở đây còn có loại thuyền độc mộc đưa du khách đi lòng vòng Ba Bể nữa không? Thì anh ấy nói rằng: thuyền máy đi nhanh cũng còn mất đến 1 giờ mới vòng được qua hết ba hồ, chứ chèo thuyền thì tới bao giờ... :D gã thôi không hỏi nữa, mà chuyển qua nói chuyện ngày rằm, ngày lễ với anh nhà thuyền...mà giờ có lẽ những chiếc thuyền con, độc mộc ấy chỉ còn được người dân nơi đây làm phương tiện đi lại đánh bắt trên lòng hồ, chứ không được đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch...hình ảnh một giấc mơ khoan thai chậm rãi, chầm chậm theo thuyền độc mộc vào Ba Bể, giờ đây đã mất dần...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,668
Bài viết
1,171,081
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top