What's new

Bể Ba Hồ - Thuyền ta lướt nhẹ

Một chuyến đi, dù xa hay gần thì cũng sẽ để lại trong lòng mỗi con người chúng ta những cảm xúc riêng, sự cảm nhận hay là sự sẻ chia? Cảm xúc có thể khác, có thể là một cái gì đó rất riêng, riêng trong từng cách nhìn, cách cảm nhận, cách rung động của lòng người theo từng nhịp khua mái nước…

Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba-bể
Trên cả mây trời trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh
...

(Trên Hồ Ba Bể - Hoàng Trung Thông)

Cái cách cảm của ta, khác với những nhà nhơ, hay nhà văn, nhưng dẫu sao thì nó là đẹp, là niềm vui của ta, đã mấy chục năm kể từ lúc có những vần thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông, rồi đến hôm nay Ba Bể vẫn giữ được những nét xưa cũ, những nét đẹp làm sao động lòng người, biết bao người đến, rồi đi và quay lại, nhưng vẫn thấy Ba Bể đẹp và tôi cũng vậy, hòa chung vào niềm cảm xúc đó không phải chỉ có mình tôi, các bạn, mà còn rất nhiều, rất nhiều người khác đang rất muốn biết về Ba Bể, nơi cảnh non nước mây trời in bóng…giờ khi viết những dòng này, gửi gắm tình cảm của một lữ khách, đêm khuya bước chân đến Ba Bể…mà lòng không khỏi bồi hồi…Rất cám ơn, cám ơn những người bạn, đã không ngại, không quản đêm hôm mịt mùng, đồng hành cùng tôi, đến một nơi mà với các bạn là lần đầu, rất cám ơn các bạn.
Trân trọng.
 

Giờ đây những con thuyền độc mộc đã được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của người dân vùng lòng hồ, họ sử dụng để làm phương tiện đi buông lưới, hay di chuyển quanh lòng hồ, nếu bạn may mắn, khi đến vào lúc họ chuẩn bị thuyền ra hồ buông lưới, thì vẫn có thể xin đi theo họ đến buổi...chiều tối mới về...chứ còn du lịch, các thuyền máy đã thay thế thuyền độc mộc, vì cái tính nhanh, chở được nhiều người...
 
Vẫn có nha anh, độc mộc ở chỗ bến khác, ứ phải bến này, keke
Ừ, nhưng đi thuyền độc mộc thì có mà mình tự chèo, chứ bảo họ chèo thuyền đưa đi thì, chắc họ nhìn mình rồi nói: Ngồi thuyền máy cho nhanh và tiện hơn chứ chèo thuyền mệt lém ợ, khi nước hồ là lặng.
 
Nói về dịch vụ chở khách bằng thuyền du lịch vùng lòng hồ Ba Bể, gã lên thuyền theo đi lòng vòng Hồ Ba Bể - Đền An Mã - Ao Tiên, theo như mức giá mà những người dân làm du lịch vùng lòng hồ quy định trước với nhau, thời gian đi là hơn 1h đồng hồ, sẽ phải trả phí là 350.000 (vnđ), mức phí đó sẽ được trích một số phần trăm nào đó để đóng cho hợp tác xã, có thể là 20% hoặc hơn...hôm đó gã lên thuyền đi, lại nhầm vào ngày các thành viên trong hợp tác xã đóng cửa, tạm nghỉ về chuẩn bị rằm, nên mức giá có dễ chịu hơn rất nhiều so với những ngày thường đi mua vé tham quan...những người chủ thuyền vẫn có mặt để phục vụ những du khách trong và ngoài nước, vẫn cẫn mẫn lái con thuyền...
Anh lái thuyền mà gã chọn đi cũng đã tầm cái tuổi 40 hoặc hơn, gã hỏi sao giờ này anh vẫn làm việc mà không về bên ngoại ăn cái rằm tháng 7? thì được anh ta cho biết, đến ăn rằm bên nhà bố mẹ vợ, sẽ gặp các anh chị em dâu rể, mà thế là sẽ uống rượu...anh ta tránh rượu...gã chỉ khẽ mỉm cười...Bước chân lên con thuyền để bắt đầu chuyến đi qua cái Bể có Ba Hồ: Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng...
 
Cái Bể có Ba Hồ: Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng... Đó là một cái hồ gồm 3 nhánh lớn Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng có diện tích tổng cộng 5 km2, độ sâu từ 25 đến 35 mét, nằm vắt vẻo trên độ cao 150 mét so với mặt biển ở vùng núi đá vôi... Gã vẫn xin được tiếp tục nói qua thêm một chút nữa về ba cái hồ này, để ai đó một lần đến khỏi cần hỏi là ta đang đi trên hồ nào?

"Hồ Pé Lầm, trong hồ có một cái hồ nhỏ (hồ trong hồ) nhưng nằm trên một hòn đảo và mang cái tên đầy màu sắc huyền thoại: Ao Tiên. Tại đây, bạn có thể tắm mát, nhưng bạn sẽ chẳng thể nào hiểu được vì sao ở tít trên đỉnh núi đá vôi cao hơn mặt hồ khoảng 100m mà nước Ao Tiên vẫn đầy, mùa thu đầy lá rụng, dưới nước con cá quẫy...

Hồ Pé Lù, nếu đúng vào các ngày từ mồng 7 đến 10 tháng Giêng Âm lịch, bạn sẽ ghé thuyền vào đảo An Mã dự Hội xuân Ba Bể cùng dân làng náo nức cổ vũ cho các trò chơi dân gian truyền thống như thi bơi thuyền độc mộc, bịt mắt bắt dê, chọi bò, đấu vật, ném còn giao duyên...

Đến hồ Pé Lèng, nhớ ghé thăm đảo Pò Giả Mải - tức Gò Bà Goá, nơi đặt tấm bia đá niên hiệu Khải Định thứ 9 (1925) ghi lại truyền thuyết về sự hình thành Ba Bể - một câu chuyện xúc động đề cao lòng nhân ái của con người...

Từ Pé Lèng chảy xuôi chừng nghìn mét, dòng sông Năng xuyên qua khối núi đá vôi Lũng Nham tạo ra Động Puông dài 300 mét cao 30 mét, nhũ đá muôn hình vạn trạng, huyền ảo, lung linh. Rời Động Puông, thuyền lướt êm qua bản Tàu, bản Cắm đến bản Húa Tạng thì dòng sông Năng bị hàng trăm tảng đá lớn chặn lại khiến nó phải tách ra nhiều dòng nhỏ, chảy xiết, tạo thành thác Đầu Đẳng hùng vĩ".

...
 
Ba Bể thật nên thơ với cảnh đẹp nơi đây cũng như câu chuyện cổ về hồ Ba Bể. Một lần lên để luôn nhớ và thương
 
Ao Tiên:

Nước trong "ao":

Ao Tiên, nghe tên rất hay, bước qua những bậc đá, để lên với ao, một cảm giác như đang đi giữa rừng, mà lạ là đang ở giữa hồ, con người ta vẫn có cảm giác như đang bước đi giữa những cánh rừng già rộng lớn của đại ngàn. Mất khoảng 15 phút, loanh quoanh cái chốn đây...gã nhẹ bước rời khỏi, vì đã nhìn, mặt nước phủ một lớp lá hay là khí mêtan do lá phân hủy dưới nước, bốc lên...nên trông mặt nước không được vẻ trong xanh...Gã rời khỏi nơi gọi là Ao Tiên, trở lên thuyền, trên hành trình trở lại nơi xuất phát...

...
 
...
Thuyền ta lại lướt trên Ba-bể
Chuyện cũ tan dần như khói sương
Ta đẩy mái chèo xua lặng lẽ
Sáng ngời mặt nước ánh vầng dương.


...
Thuyền ta quanh quất trên Ba-bể
Đỏ ối vườn cam, thắm bãi ngô
Nhộn nhịp trâu về, vang tiếng trẻ
Đâu còn giông bão hung thần xưa.


...
 
Bác cho mình hỏi thuê thuyền đi 1h là 350.000đ thì thuyền đó chở được mấy người? Ngoài ra còn có những điểm nào nữa đáng để đi không?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,668
Bài viết
1,171,080
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top