What's new

[Chia sẻ] Benin, mảnh đất lắm người nhiều … ma!

Sự vụ là thế này, năm 2009 khi Ketsana đổ vào Việt Nam, phá hoại cả mấy tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, đặc biệt là Kontum. Đoàn chuyên gia cơ quan tớ đi tham quan Kon Tum để đánh giá thiệt hại sau cơn bão. Về các sếp lắc đầu quầy quậy,”Không được, không được! Môi trường ô nhiễm quá, rác rưởi khắp nơi, gỗ trôi lổn nhổn khắp cả! Thế chúng mày không có cách gì à? Thôi cho các bác đối tác đi thamquan mấy nơi xem mô hình, nhằm năm sau mà có bão nữa thì biết đường mà áp dụng !!! (hic, Ketsana thì trăm năm mới có 1 lần! )

Khổ thân các bác Sở TNMT Kon Tum, tưởng được đi Âu Mỹ để mở mang tầm mắt, ai dè bị chúng em tống đi Benin, là nước mà em là đứa lên chương trình còn chưa hề nghe đến!

Đầu tiên đi đâu thì cũng phải có Visa. Benin thì tất nhiên không có sứ quán ở Việt Nam, mà lại không có Hiệp ước như Seychelles để làm qua ĐSQ Pháp. Thế là lại lóc cóc liên hệ với ĐSQ Benin ở Trung Quốc, hân hạnh nói chuyện với các bạn receptionist của Trung Hoa anh hùng nói tiếng Anh như tiếng Hoa và các bạn Beninish nói tiếp Anh như tiếng Pháp lai thổ dân! Sau 1 tháng ròng rã, chúng tôi đã có công văn của ĐQS Benin cho phép lấy visa ở sân bay!
Có visa rồi, có phiên dịch rồi, thì ra sân bay thôi!
Ra sân bay, mấy anh Xuất Nhập cảnh đẹp trai xinh gái chặn lại! “Các cô kia đi đâu kia?”
“Dạ em bay đi Pháp” “Visa Pháp đâu??” “Dạ em không có ạ!” “ô hay, thế ko có visa thì cô vào đường tiểu ngạch à” “Dạ em transit thôi, rồi em đi Benin” “Đi... đi đâu???”
“Dạ, Benin ạ” “Là ở đâu???”
Đến lúc đó thì bác sếp già của tớ nhảy vào, làm 1 bài về vị trí địa ly và đặc điểm, mô tả đất nước Benin cho các anh XNC, các anh ấy mới vui lòng cộp dấu để đoàn tớ qua!

Chúng tớ bay bằng Air France, HAN – CLE rồi từ Charles de Gaulle bay đi Porto Novo. Giá vé là 1500 mỹ kim. Bạn tớ bẩu bay của AF vẫn đắt, chứ nhiều lúc bạn y bay bằng hãng khác (hãng nào giời mới biết!) thì rẻ hơn.
benin_map.gif

(Ảnh vinacas.com)

Chú thích nho nhỏ về cái tên nước: lúc sau tớ gặp 1 bạn Nigerian, cũng kể lể nhiệt tình, ra vẻ lắm: “Năm ngoái tao đi Bê nanh! Nó có gần chỗ mày không?” Thằng kia mặt nghệt ra như ngỗng ị : “Bê nanh ??? Là nước nào??? Tao ko biết nước đấy“
Mình chột dạ, xuất nhập cảnh VN đã không biết còn hiểu được, chúng mày cũng không biết à? Kém quá! Bọn tao 11 nước ASEAN trong khu vực tình thân như răng với môi, dù thỉnh thoảng cũng cắn nhầm tí mà mày không biết là sao????
Cuối cùng thằng kia đần mặt ra rồi :”Aahhh! Bê nin – Mày nói Bê nanh tao không hiểu là phải”.
Hóa ra cái nước quái quỷ đó, đọc theo tiếng PhápLan Tây là /Bê nanh/ còn theo các bạn Anh Cách Lan là /Bê nin/. Đến mệt!!

Theo dòng lịch sử tẹo nào (St):
Quốc gia bé nhỏ ở Tây Phi này chỉ mới có cái tên Benin từ năm 1975 (năm này nhiều sự kiện trọng đại nhẩy). Cái tên này không hề liên quan tới Vương quốc Benin (hay Thành phố Benin).

Tên cũ của đất nước này , Dahomey, đã được thay đổi năm 1975 trở thành Cộng hòa Bénin, theo tên vùng nước bên cạnh quốc gia, Eo Benin. Cái tên này được chọn vì tính trung lập của nó, bởi các biên giới hiện tại của Bénin bao gồm hơn 50 nhóm ngôn ngữ khác biệt và con số gần tương đương như vậy các nhóm dân tộc. Cái tên cũ Dahomey là tên của Vương quốc Fon cổ, và đã bị coi là không thích hợp bởi sự đa dạng văn hóa trong đất nước hiện đại. Cái tên Bénin không hề liên quan tới Vương quốc Benin (hay Thành phố Benin).

Tên cũ, Dahomey, đã được thay đổi năm 1975 trở thành Cộng hòa Bénin, theo tên vùng nước bên cạnh quốc gia, Eo Benin. Cái tên này được chọn vì tính trung lập của nó, bởi các biên giới hiện tại của Bénin bao gồm hơn 50 nhóm ngôn ngữ khác biệt và con số gần tương đương như vậy các nhóm dân tộc. Cái tên cũ Dahomey là tên của Vương quốc Fon cổ, và đã bị coi là không thích hợp bởi sự đa dạng văn hóa trong đất nước hiện đại

Quốc kỳ Benin gồm 3 màu: Màu xanh biểu tượng cho niềm hi vọng và phồn vinh. Màu đỏ biểu tượng cho lòng can đảm và mặt trời. Màu vàng tượng trưng cho kho tàng và phong phú thiên nhiên.
Tóm lại là em thấy lòe loẹt lắm, không đẹp như sao vàng năm cánh lượn vòng quanh nhà mình !
 
Last edited:
Ở Benin, vấn nạn to ơi là to có lẽ là vứt rác bừa bãi. Từ thủ đô cho đến vùng nông thôn, cứ tiện tay ở đâu là quẳng ở đấy! Có những đường phố ngập rác, mà các bạn bị "tường đè" cũng nhiều, em nghĩ chắc chỉ thua Ấn Độ, nơi hàng ăn ở ngay cạnh WC công cộng lộ thiên.
Thế nên ở Benin mới hay có những poster thế này:

5775339342_77015ce302.jpg


Còn đây là sản phẩm của cơ quan em ở Benin trong một dự án ở Cotonou:
[video=youtube;DcPSN6sOK5Y]http://www.youtube.com/watch?v=DcPSN6sOK5Y&feature=player_embedded[/video]
 
Trước khi về Cotonou, "ơn Chúa", đoàn được các bạn tạo điều kiện bố trí đi tham quan Hồ Nokoue, kiểu kiểu như Inle Lake ở Myanmar, nằm ở phía nam Benin, rộng 20km và dài 11 km. Phía bờ Bắc, tọa lạc thị trấn Ganvie (nhưng em nghĩ gọi là ngôi làng thì phù hợp hơn), rất nổi tiếng với khách du lịch. Đây cũng là khu bảo vệ chim nổi tiếng ở Benin, với nhiều loại chim lạ, đa dạng cả về hình dáng và màu sắc. Anh giai đi cùng em thì luôn miệng ca tụng - Đây là Venice của Africa, mày mà không đi thì phí cả đời! Sau này mới vỡ ra, nó so Abomey Grand Palace với Cung điện mùa Đông thì Ganvie so với Venice có gì lạ đâu :D

Để vào thì phải mua vé vào cửa, nam thanh nữ tú bị lùa xuống tất để mua vé! Em đi theo dạng "gái bao" nên cũng chẳng biết là hết bao tiền! Các biển đề nơi khác thì chỉ có tiếng Pháp, riêng chỗ này liên quan đến tiền nên nhiều thứ tiếng.

5960178403_d8a57c62d9.jpg




Chợ trên bến

5960178651_1e1e585fc8.jpg


Rồi chợ dưới thuyền hay floating market

5960737518_f297a50ea1.jpg


Đàn ông thì đánh cá

5960737330_038a75d64d.jpg


Phụ nữ thì chèo thuyền, trông con, trừ lúc lên nhà (mình chắc gọi là chòi) để ngủ, còn mọi hoạt động hầu hết trên thuyền cả:
5960178275_f9848565de.jpg
 
Em bé này rất nghịch, thấy khách du lịch là lộn chổng vó lên làm trò!
5960736750_9b06eb4016.jpg


Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
5960737216_9bdc4c41dc.jpg


Nếu đi thăm hồ thì chung ta sẽ đi thuyền như thế này - 5 USD/thuyền/buổi
5960178693_772dcfa538.jpg


Các bạn ý chở hàng trên sông bằng cái thuyền bé xíu thê này. Em áo đỏ có nhiệm vụ hoa tiêu, cho anh thuyền trưởng ngồi đằng trước chỉnh lái! Trông thế thôi, cái thuyền có vẻ rất nặng, vì thấy họ lái rất khó khăn.
5960177767_0327a8009f.jpg


Venice of Africa
5960736706_18d03b956d.jpg


Đây là một link giới thiệu về Lac Notoue trên Lonely Planet
http://www.lonelyplanet.com/benin/images/lake-nokoue-benin$25747-5
 
Last edited:
Giống hệt ở Inle Lake, cũng nhà hàng nổi và khách sạn nổi, mọi nơi mọi chỗ. Ở đây đặc biệt hơn tý, không có nước ngọt nên nước nâu ăn tắm rửa giặt giũ đều lấy từ Hồ lên cả.
5960737088_576b95e429.jpg


Một khách sạn khác
5960737158_8e71315c24.jpg


Nhà hàng nổi trên sông
5960177545_02446f3317.jpg


Trên các cửa hàng lưu niệm, Có nhiều đồ lưu niệm rất hay, đậm bản sắc dân tộc. Ko hiểu sao em thấy văn hóa của các bạn Benois giống Tây Nguyên nhà mình kinh
Tượng gỗ - vừa là trang trí, vừa để thờ
5960736954_e83acc8bb7.jpg


Voodoo masques
5960737020_5a99ac998a.jpg


Mặt nạ gỗ, hình như tộc trưởng hay trưởng thôn hay đeo mặt nạ kiểu đấy để làm lễ tế. Khổ thân các anh ý vì mấy cái mặt nạ kiểu này toàn làm bằng gỗ xịn, nặng tầm 3 kg
5960177831_2bb848fdeb.jpg
 
Last edited:
@Alceste : bạn có chụp hình bữa ăn nào của Benin ko? Vietnam mình bán gạo qua đó rất nhiều , ko biết ngta ăn gạo VN nhiều hay gạo đồ của Thái nhiều nữa :D
 
Ở Benin có ăn cơm, nhưng là cơm như kiểu rang đẫm lên ý bạn, chứ ko phải nấu kiểu mình. Tớ nghĩ ko phải gạo của Thái bạn à, mà cũng ko nghĩ là gạo VN mà tớ thường ăn, mà nó như kiểu xi dẻo dẻo ý.
Thực ra tớ hỏng ổ cứng, nên mất hết ảnh đi Benin, toàn lấy ảnh của 1 anh đi cùng đoàn bọn tớ poste lên đấy chứ! Tớ sẽ tìm lại xem có tấm nào về vụ ăn uống ko?
P.S: Vụ kia được rồi, nhưng $ ko hấp dẫn lắm, M à!
 
@alceste: À, Alceste đang ở Benin à? Đã sang ấy lâu chưa? Vẫn đang ở đấy hả alceste ơi?
 
Last edited by a moderator:
Cái mà tớ gọi là ma ở Benin thực ra nó là Voodoo. Voodoo là một tôn giáo đặc trưng ở Bắc Phi, các nước từ Benin, Togo, Ghana. Ở Haiti cũng có nhưng cũng không rõ có phải là cùng nguồn gốc không nữa. Khoảng 40% người dân Benin theo đạo nào. Nhưng kể cả người theo đạo Hồi, Thiên chúa giáo cũng tin vào Voodoo (xin đừng hỏi em là cái gì, vì em ko hiểu tẹo nào, chỉ biết đến ngày, họ sẽ làm lễ, chuẩn bị giết gia cầm, gia súc để tế vì họ tin máu (gà) sẽ magn lại may mắn cho mình.
Thế giới tâm linh theo Voodoo bao gồm Mahou, thần tối cao, và khoảng 100 thần thánh khác, tượng trưng cho các hiện tượng khác nhau, như chiến tranh, bệnh tật, đau đớn, trái đất (Sakpata), thần chớp và công lý (Heviosso) và nước (Mami Wata).

Họ cũng có thầy tế Voodoo, làm lễ cầu xin các thể loại thần thánh ra tay cứu vớt.
Người dân địa phương ở đây có thể cầu xin (các) thần vì bất cứ lý do nào từ to đến nhỏ, như là khỏi bệnh, có con, tìm việc, giao dịch làm ăn cho đến cầu thần thánh giết chết kẻ thù của mình.

Nói chung là vạn vật thì đều được coi là thiêng liêng nên dĩ nhiên là mang sức mạnh của thần thánh. Đấy là cái cách họ giải thích tại sao các loại thảo dược lại chữa được bệnh, hay tại sao lại sử dụng những thứ trần tục vào các nghi lễ tôn giáo.

Bùa Voodoo (Voodoo talismans) được gọi là "fetishes", thường là những vật như kiểu tượng gỗ hay đầu lâu xương sọ các thể loại của thú được phơi khô. Còn quy trình hành lễ thế nào thì em cũng ko biết. Thực ra cũng ko dám hỏi, vì … sợ. Em sợ nhất là họ nhìn em lạ mắt, lại bắt em lại để tế lễ cho năm nay thì khổ lắm.

skulls.jpg


Chuẩn bị làm lễ Voodoo

voodoo-men.jpg


Nhảy múa lúc làm lễ
01214.jpg





(Ảnh : Internet)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,684
Bài viết
1,135,222
Members
192,401
Latest member
Xuanbaongoc
Back
Top