Sự vụ là thế này, năm 2009 khi Ketsana đổ vào Việt Nam, phá hoại cả mấy tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, đặc biệt là Kontum. Đoàn chuyên gia cơ quan tớ đi tham quan Kon Tum để đánh giá thiệt hại sau cơn bão. Về các sếp lắc đầu quầy quậy,”Không được, không được! Môi trường ô nhiễm quá, rác rưởi khắp nơi, gỗ trôi lổn nhổn khắp cả! Thế chúng mày không có cách gì à? Thôi cho các bác đối tác đi thamquan mấy nơi xem mô hình, nhằm năm sau mà có bão nữa thì biết đường mà áp dụng !!! (hic, Ketsana thì trăm năm mới có 1 lần! )
Khổ thân các bác Sở TNMT Kon Tum, tưởng được đi Âu Mỹ để mở mang tầm mắt, ai dè bị chúng em tống đi Benin, là nước mà em là đứa lên chương trình còn chưa hề nghe đến!
Đầu tiên đi đâu thì cũng phải có Visa. Benin thì tất nhiên không có sứ quán ở Việt Nam, mà lại không có Hiệp ước như Seychelles để làm qua ĐSQ Pháp. Thế là lại lóc cóc liên hệ với ĐSQ Benin ở Trung Quốc, hân hạnh nói chuyện với các bạn receptionist của Trung Hoa anh hùng nói tiếng Anh như tiếng Hoa và các bạn Beninish nói tiếp Anh như tiếng Pháp lai thổ dân! Sau 1 tháng ròng rã, chúng tôi đã có công văn của ĐQS Benin cho phép lấy visa ở sân bay!
Có visa rồi, có phiên dịch rồi, thì ra sân bay thôi!
Ra sân bay, mấy anh Xuất Nhập cảnh đẹp trai xinh gái chặn lại! “Các cô kia đi đâu kia?”
“Dạ em bay đi Pháp” “Visa Pháp đâu??” “Dạ em không có ạ!” “ô hay, thế ko có visa thì cô vào đường tiểu ngạch à” “Dạ em transit thôi, rồi em đi Benin” “Đi... đi đâu???”
“Dạ, Benin ạ” “Là ở đâu???”
Đến lúc đó thì bác sếp già của tớ nhảy vào, làm 1 bài về vị trí địa ly và đặc điểm, mô tả đất nước Benin cho các anh XNC, các anh ấy mới vui lòng cộp dấu để đoàn tớ qua!
Chúng tớ bay bằng Air France, HAN – CLE rồi từ Charles de Gaulle bay đi Porto Novo. Giá vé là 1500 mỹ kim. Bạn tớ bẩu bay của AF vẫn đắt, chứ nhiều lúc bạn y bay bằng hãng khác (hãng nào giời mới biết!) thì rẻ hơn.
(Ảnh vinacas.com)
Chú thích nho nhỏ về cái tên nước: lúc sau tớ gặp 1 bạn Nigerian, cũng kể lể nhiệt tình, ra vẻ lắm: “Năm ngoái tao đi Bê nanh! Nó có gần chỗ mày không?” Thằng kia mặt nghệt ra như ngỗng ị : “Bê nanh ??? Là nước nào??? Tao ko biết nước đấy“
Mình chột dạ, xuất nhập cảnh VN đã không biết còn hiểu được, chúng mày cũng không biết à? Kém quá! Bọn tao 11 nước ASEAN trong khu vực tình thân như răng với môi, dù thỉnh thoảng cũng cắn nhầm tí mà mày không biết là sao????
Cuối cùng thằng kia đần mặt ra rồi :”Aahhh! Bê nin – Mày nói Bê nanh tao không hiểu là phải”.
Hóa ra cái nước quái quỷ đó, đọc theo tiếng PhápLan Tây là /Bê nanh/ còn theo các bạn Anh Cách Lan là /Bê nin/. Đến mệt!!
Theo dòng lịch sử tẹo nào (St):
Quốc gia bé nhỏ ở Tây Phi này chỉ mới có cái tên Benin từ năm 1975 (năm này nhiều sự kiện trọng đại nhẩy). Cái tên này không hề liên quan tới Vương quốc Benin (hay Thành phố Benin).
Tên cũ của đất nước này , Dahomey, đã được thay đổi năm 1975 trở thành Cộng hòa Bénin, theo tên vùng nước bên cạnh quốc gia, Eo Benin. Cái tên này được chọn vì tính trung lập của nó, bởi các biên giới hiện tại của Bénin bao gồm hơn 50 nhóm ngôn ngữ khác biệt và con số gần tương đương như vậy các nhóm dân tộc. Cái tên cũ Dahomey là tên của Vương quốc Fon cổ, và đã bị coi là không thích hợp bởi sự đa dạng văn hóa trong đất nước hiện đại. Cái tên Bénin không hề liên quan tới Vương quốc Benin (hay Thành phố Benin).
Tên cũ, Dahomey, đã được thay đổi năm 1975 trở thành Cộng hòa Bénin, theo tên vùng nước bên cạnh quốc gia, Eo Benin. Cái tên này được chọn vì tính trung lập của nó, bởi các biên giới hiện tại của Bénin bao gồm hơn 50 nhóm ngôn ngữ khác biệt và con số gần tương đương như vậy các nhóm dân tộc. Cái tên cũ Dahomey là tên của Vương quốc Fon cổ, và đã bị coi là không thích hợp bởi sự đa dạng văn hóa trong đất nước hiện đại
Quốc kỳ Benin gồm 3 màu: Màu xanh biểu tượng cho niềm hi vọng và phồn vinh. Màu đỏ biểu tượng cho lòng can đảm và mặt trời. Màu vàng tượng trưng cho kho tàng và phong phú thiên nhiên.
Tóm lại là em thấy lòe loẹt lắm, không đẹp như sao vàng năm cánh lượn vòng quanh nhà mình !
Khổ thân các bác Sở TNMT Kon Tum, tưởng được đi Âu Mỹ để mở mang tầm mắt, ai dè bị chúng em tống đi Benin, là nước mà em là đứa lên chương trình còn chưa hề nghe đến!
Đầu tiên đi đâu thì cũng phải có Visa. Benin thì tất nhiên không có sứ quán ở Việt Nam, mà lại không có Hiệp ước như Seychelles để làm qua ĐSQ Pháp. Thế là lại lóc cóc liên hệ với ĐSQ Benin ở Trung Quốc, hân hạnh nói chuyện với các bạn receptionist của Trung Hoa anh hùng nói tiếng Anh như tiếng Hoa và các bạn Beninish nói tiếp Anh như tiếng Pháp lai thổ dân! Sau 1 tháng ròng rã, chúng tôi đã có công văn của ĐQS Benin cho phép lấy visa ở sân bay!
Có visa rồi, có phiên dịch rồi, thì ra sân bay thôi!
Ra sân bay, mấy anh Xuất Nhập cảnh đẹp trai xinh gái chặn lại! “Các cô kia đi đâu kia?”
“Dạ em bay đi Pháp” “Visa Pháp đâu??” “Dạ em không có ạ!” “ô hay, thế ko có visa thì cô vào đường tiểu ngạch à” “Dạ em transit thôi, rồi em đi Benin” “Đi... đi đâu???”
“Dạ, Benin ạ” “Là ở đâu???”
Đến lúc đó thì bác sếp già của tớ nhảy vào, làm 1 bài về vị trí địa ly và đặc điểm, mô tả đất nước Benin cho các anh XNC, các anh ấy mới vui lòng cộp dấu để đoàn tớ qua!
Chúng tớ bay bằng Air France, HAN – CLE rồi từ Charles de Gaulle bay đi Porto Novo. Giá vé là 1500 mỹ kim. Bạn tớ bẩu bay của AF vẫn đắt, chứ nhiều lúc bạn y bay bằng hãng khác (hãng nào giời mới biết!) thì rẻ hơn.
(Ảnh vinacas.com)
Chú thích nho nhỏ về cái tên nước: lúc sau tớ gặp 1 bạn Nigerian, cũng kể lể nhiệt tình, ra vẻ lắm: “Năm ngoái tao đi Bê nanh! Nó có gần chỗ mày không?” Thằng kia mặt nghệt ra như ngỗng ị : “Bê nanh ??? Là nước nào??? Tao ko biết nước đấy“
Mình chột dạ, xuất nhập cảnh VN đã không biết còn hiểu được, chúng mày cũng không biết à? Kém quá! Bọn tao 11 nước ASEAN trong khu vực tình thân như răng với môi, dù thỉnh thoảng cũng cắn nhầm tí mà mày không biết là sao????
Cuối cùng thằng kia đần mặt ra rồi :”Aahhh! Bê nin – Mày nói Bê nanh tao không hiểu là phải”.
Hóa ra cái nước quái quỷ đó, đọc theo tiếng PhápLan Tây là /Bê nanh/ còn theo các bạn Anh Cách Lan là /Bê nin/. Đến mệt!!
Theo dòng lịch sử tẹo nào (St):
Quốc gia bé nhỏ ở Tây Phi này chỉ mới có cái tên Benin từ năm 1975 (năm này nhiều sự kiện trọng đại nhẩy). Cái tên này không hề liên quan tới Vương quốc Benin (hay Thành phố Benin).
Tên cũ của đất nước này , Dahomey, đã được thay đổi năm 1975 trở thành Cộng hòa Bénin, theo tên vùng nước bên cạnh quốc gia, Eo Benin. Cái tên này được chọn vì tính trung lập của nó, bởi các biên giới hiện tại của Bénin bao gồm hơn 50 nhóm ngôn ngữ khác biệt và con số gần tương đương như vậy các nhóm dân tộc. Cái tên cũ Dahomey là tên của Vương quốc Fon cổ, và đã bị coi là không thích hợp bởi sự đa dạng văn hóa trong đất nước hiện đại. Cái tên Bénin không hề liên quan tới Vương quốc Benin (hay Thành phố Benin).
Tên cũ, Dahomey, đã được thay đổi năm 1975 trở thành Cộng hòa Bénin, theo tên vùng nước bên cạnh quốc gia, Eo Benin. Cái tên này được chọn vì tính trung lập của nó, bởi các biên giới hiện tại của Bénin bao gồm hơn 50 nhóm ngôn ngữ khác biệt và con số gần tương đương như vậy các nhóm dân tộc. Cái tên cũ Dahomey là tên của Vương quốc Fon cổ, và đã bị coi là không thích hợp bởi sự đa dạng văn hóa trong đất nước hiện đại
Quốc kỳ Benin gồm 3 màu: Màu xanh biểu tượng cho niềm hi vọng và phồn vinh. Màu đỏ biểu tượng cho lòng can đảm và mặt trời. Màu vàng tượng trưng cho kho tàng và phong phú thiên nhiên.
Tóm lại là em thấy lòe loẹt lắm, không đẹp như sao vàng năm cánh lượn vòng quanh nhà mình !
Last edited: