What's new

Bình luận & đánh giá về chất lượng các hãng hàng không

Sự cố visa với nhân viên của Ryanair

Hôm 21 rồi tớ bị rơi vào tình trạng hết sức bối rối

Khi hỏi thủ tục check-in (tớ mua vé mb với ko hành lý gửi và checkin online nhưng tớ lại ko có máy in khi ở Dublin và nghĩ là Dublin là headquarter của Ryanair nên sẽ có máy self-service checkin nên vào vp Ryanair hỏi cách làm thủ tục) từ Dublin (Ireland, 1 nước thuộc EU nhưng ko nằm trong khối Schengen và công dân VN cần xin visa vào Ireland) sang Tampere, Phần Lan, tớ bị nv của Ryanair cho là giấy phép cư trú hiện thời của tớ ở 1 nước Schengen ko đủ điều kiện để tớ vào Phần Lan (cùng là nước thuộc Schengen).

Khổ nỗi là trong hộ chiếu của tớ có visa Phần Lan đã hết hạn nên cứ bị chị kia vin vào để làm lí do. Chị này cho là tớ cần phải xin visa vào Phần Lạn trong khi tớ giải thích là nếu có giấy phép cư trú (residence permit) cấp bởi 1 nước trong khối Schengen thì tớ nghiễm nhiên được vào 1 nước Schengen khác với điều kiện ko ở quá 3-6 tháng tùy qui định từng nước

Chị kia gọi điện thoại đến sb Tampere nhưng tớ cho rằng chị ta 1 là ko gặp đúng người, 2 là ko nói đúng bản chất sự việc nên sau khoảng 20min chị ý ra và trả lời "Sorry, you need visa to go Finland by applying it in Embassy of Finland". Rồi chị ý hỏi tớ có muốn chị ý tìm vé máy bay bay về nước tớ đang cư trú ko

Tớ cú không thể nào tả nổi trong khi đầu óc rối tinh ko biết tính sạo

Tớ tỏ ra hết sức bối rối lẫn cau có khi chị kia hỏi tớ có cần mua vé máy bay về nước ko Chị kia nghĩ lại và bảo tớ sẽ hỏi lại bên PL 1 lần nữa Lại thêm 20min nữa trôi qua, checkin counter đóng cửa, đồng đội đi cùng tớ đã hoàn thành thủ tục checkin và túi hành lý của tớ + chìa khóa nhà tớ thì đã chuyển ra mb dưới tên đồng đội (vì bạn tớ khi mua vé máy bay đã trả tiền gửi 1 túi hành lý nhưng thực tế đồ ít quá nên túi hành lý của tớ được gửi theo vé của bạn ý)

Trong lúc chờ đợi, tớ gọi điện cho 1 người bạn, nhờ tìm đường link nói về qui định cho phép người có giấy phép cư trú được vào các nước Schengen visa khác. Người này là người duy nhất hơi biết về luật visa mà tớ có thể nhớ ra và tin tưởng lúc đó

Trong lúc chờ đợi, tớ cùng đồng đội nghĩ xem nên làm thế nào giờ nếu câu trả lời tiếp tục là KHÔNG ĐƯỢC, lúc đó chỉ còn 35min trước giờ mb cất cánh theo lịch. Một là bọn tớ ở lại Dublin, chuyến đi PL hủy nhưng ko rõ hành lý đã làm thủ tục có yêu cầu lấy lại được không. Hai là bạn tớ vẫn đi PL còn tớ mua vé về nước. Ba là tớ về nước rồi mua vé đi tiếp PL nhưng vé như thế là cực đắt vì 21 là ngày đầu kì nghỉ Phục Sinh hoặc ko có vé để mua. Trong bất cứ trường hợp nào, sau đó tớ cũng sẽ kiện Ryanair phải bồi thường thiệt hại (vật chất và tinh thần :D ) vì sự thiếu hiểu biết của nhân viên. Tớ thậm chí tính mình sẽ bắt đầu kiện thế nào (vì đã bao giờ kiện ai đâu :)) ) , phải tìm 1 văn phòng luật sư chăng :)

Vì thời gian đến giờ mb đã quá gần nên bọn tớ thống nhất là bạn tớ cứ qua security checkin trước, tớ đợi kq rồi tự thu xếp sau

Cuối cùng thì 1 chị nv từ trong phòng cũng đi ra trong tay là quyển PP của tớ, ko phải là chị nv đã nói chuyện với tớ khi trước (chị kia chắc xấu hổ quá), chị ý xin lỗi là đã mất nhiều thời gian để hỏi và bảo tớ đi theo 1 người mặc đồng phục đang tiến về phía tớ. Người này dẫn tớ đến quầy checkin, lúc đó đã chuyển sang làm thủ tục cho chuyến bay khác, và nv quầy in cho tớ boarding card

Tớ chạy thục mạng ra security checkpoint, may mà ko phải xếp hàng, thêm 1 đoạn đường dài nữa mới đến boarding gate, đang chạy thì nghe tiếng đồng đội gọi Ôi trời vui quá xá ! :)

Boarding gate là D77, số 7 là số may mắn của tớ mà sao hôm đó xui quá vậy, hay may ở chỗ là cuối cùng tớ qua được?

Ngồi trên máy bay rồi mà tớ vẫn ko thể hiểu chuyện đã xảy ra...
 
Bài học từ vụ Ryanair

Khi tớ đã lấy được boarding card thì người tớ nhờ vẫn chưa tìm ra được đường link về qui định về Schengen visa trong khi về sau chưa mất 1 phút tớ có thể tỉm ra được

Thực tế thì mình ko phải qua passport control khi ra khỏi Ireland (giống UK). Nếu tớ làm thủ tục checkin online, ko có hành lý gửi, có máy in để in xác nhận đã check-in với bar code thì tớ cứ thế thẳng tiến ra boarding gate và đã ko gặp rắc rối gì

Tớ sẽ gửi thư phàn nàn đến Ryanair. Nv của hãng phải nắm được qui định visa này và mẫu residence permit của các nước thuộc Schengen

Lần sau nếu di chuyển kiểu từ 1 nước ngoài Schengen vào 1 nước Schengen nhưng ko phải là nước mình cư trú, để cho đỡ phiền phức tớ sẽ in và cầm theo qui định về "internal movements within Schengen countries for holders of residence title"

Thực tế trước đó đôi khi tớ cũng bị hỏi về visa khi làm thủ tục check-in, hoặc là họ ko tìm thấy residence permit của tớ (vì hộ chiếu lắm visa quá) hoặc là họ ko rõ loại visa tớ có (vì ko phải tiếng họ biết) nhưng ko lần nào phức tạp căng thẳng như hôm rồi

Nhiều khi thấy phức tạp ghê với hộ chiếu VN. Mà ko biết bao giờ VN sẽ được các nước gỡ bỏ yêu cầu visa???

Một số điều về Ryanair:

- Nói chung tớ ko có phàn nàn gì về Ryanair (giá rẻ nhưng khá đúng giờ, nv phục vụ ok, những dịch vụ gì ko gồm trong giá vé mình đã biết và nếu thiếu chúng thì mình cũng ko chết :) ) trừ vụ việc thiếu hiểu biết của nv tại chính sân bay trụ sở của hãng

- Ngưởi Ireland rất tự hào về phát minh hàng không giá rẻ này của họ (?) (kiểu giá 0.01e/pound ko gồm thuế, phí)

- Theo tạp chí của hãng tháng 1 rồi theo dữ liệu của IATA (Hiệp hội vận chuyển HK quốc tế) thì Ryanair là hãng HK vận chuyển nhiều hành khách nhất thế giới, có tỉ lệ chuyến bay đúng giờ nhất và tỉ lệ thất lạc hành lý thấp nhất ở châu Âu

Nếu mb nào của Ryanair hạ cánh đúng giờ, bạn sẽ được nghe còi thổi toe toe và thông báo "Another Ryanair flight is on time"

- Ko có máy self service check-in tại Dublin, main hub của Ryanair làm tớ ngac nhiên

- Khi mua vé của Ryanair, bạn phải trả tiền cho số hành lý gửi và tiền check-in nếu làm thủ tục check-in tại sân bay (online thì ko phải trả nhưng phải in tờ giấy xác nhận có bar code sau khi hoàn tất thủ tục check-in online vì tại boarding gate họ sẽ có máy quét bar code này).

Nếu lúc mua vé online, bạn chon Ko hành lý gửi + check-in online nhưng đến ngày khởi hành, bạn lại cần gửi hành lý thì lúc ở sân bay bạn phải ra quầy của hãng để trả tiền số hành lý gửi + phí check-in tại sân bạy Mà có vẻ như đắt hơn nếu trước đó bạn trả cùng vé khi mua qua mạng

- Đồ ăn uống trên mb của Ryanair theo tớ là giá cả chấp nhận được dù tớ hiếm khi mua đồ ăn uống trên đó vì đường bay ngắn, chịu được :)
 
Các chuyên gia về hàng không cho em hỏi tý,

Vừa rồi em bay HN-HCM, vé đã book nhưng phả delay lại 1 hôm, hôm sau cần đi nhưng hết chỗ phải nâng cấp vé VIP phải thêm 1tr05ngàn/lượt. chưa bao giờ em bay VIP mà sao thấy vé EC và VIP chênh lệnh nhiều thế nhỉ.
 
Dạo này bọn VNA chia thành nhiều mức vé lắm ạ, quan trọng là bác biết mức nào mà đề nghị nó bán cho để vừa tầm tiền của mình. Hoặc là nên có người quen biết về các loại vé của VNA để xử lý, chứ thông thường chúng nó cứ phệt mức nào đấy mà không mất nhiều công thao tác tìm kiếm cho bác. hờ hờ, với lị đi thử một lần vé đắt tiền xem dịch vụ nó khác nhau gì. Chứ cái vé thì không khác nhau, hơ hơ.
 
Tôi bay đường dài với Vietnam Airlines (VNA)

Tháng 10/2007 tôi bay đường dài lần đầu với VNA từ Frankfurt đi TP HCM trên chuyến bay VN542. Việc đặt chỗ, in vé và nhận vé từ đại lý chính thức của VNA tại Berlin diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Tôi hài lòng với việc trả lời thư điện tử tư vấn đặt chỗ của đại lý VDT Berlin. Có điều lần đầu chọn đi đường dài với VNA nên tôi chưa có kinh nghiệm chọn loại vé phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân, điều này đang khiến tôi mất ngủ sau khi đã bay một chiều với VNA. Nhưng đây không phải chuyện tôi muốn đề cập đến lần này, mà là những gì đã diễn ra trong hành trình từ FRA đến TP HCM lần vừa rồi của tôi.

Sau chuyến bay nội địa với hãng Lufthansa, tôi chờ ở sân bay quốc tế Frankfurt đến giờ bay đi TP HCM với VNA. Và bắt đầu từ lúc ngồi chờ ấy, tôi đã nhận thấy những điều chưa được ổn trong cách xử lý công việc của các bộ phận liên quan đến một chuyến bay quốc tế của VNA.

1. Bộ phận mặt đất ở FRA:
- Hiển thị giờ bay trên bảng điện tử rất chậm; chuyến bay của các hãng hàng không khác khởi hành cùng thời gian với VNA đều đã hiện lên màn hình rất lâu trước giờ bay. Còn chuyến của VNA khởi hành lúc 14.40 nhưng mãi qua 13.00 mới hiện lên. Điều này khiến cho hành khách không biết trước cửa lên máy bay để tới đó làm thủ tục nhận boarding pass sớm và dễ bị dồn ứ hành khách khi họ cùng đến làm thủ tục ít phút trước khi bay.

- Cách hướng dẫn hành khách đã có thẻ lên máy bay (boarding pass) hay hành khách cần lấy boarding pass xếp vào hàng riêng để vào khu vực chờ rất mất thời gian, phải cần đến một cán bộ đi đến từng hành khách và kiểm tra vé cùng với thẻ của họ. Nhiều người đã có thẻ lên máy bay vẫn xếp vào hàng người đang chờ lấy thẻ đó, dẫn đến tình trạng lộn xộn và ứ đọng hành khách. Tại sao chúng ta không đề sẵn một biển nhỏ thông báo ở bàn làm thủ tục hoặc ở ngay lối vào khu vực chờ: Các hành khách đã có thẻ lên máy bay (boarding pass) xếp hàng ở đây, hoặc Các hành khách đã có thẻ lên máy bay (boarding pass) có thể vào khu vực chờ ngay.

- Nhân viên VNA đã hiểu rõ thói quen của người Việt là hay chen lấn lên máy bay, nên thông báo từ rất sớm bằng biển báo ở ngay lối lên máy bay trong khu vực chờ boarding về số hàng ghế nào lên máy bay trước nhất ngoài việc thông báo bằng loa phóng thanh. Như vậy tránh tình trạng khi loa vừa mới bắt đầu thông báo chuyến bay đi VN khởi hành, dân tình đã nhốn nháo đứng dậy và xô đến lối boarding; cho tới khi nhân viên thông báo số hàng ghế lên trước, thì tất cả đã đứng ùn đầy trước lối lên. Người có số ghế được thông báo lên trước có khi lại đứng phía sau, còn những người cần lên sau lại đứng trước, mà chẳng chịu lùi ra cho những người cần lên. Rồi diễn ra tình trạng mặc cả như là “Anh ơi, tôi hàng 43 đây, cho tôi lên luôn nhé” trong khi người soát thẻ đáp lại “Đã thông báo là từ hàng 45 đến hàng 70 lên trước, anh cứ theo thông báo thôi”; hành khách vẫn mặc cả “ Chênh nhau có hai hàng ghế thôi mà” và cứ lời qua tiếng lại không cần thiết thế. Khách nước ngoài dù đã nghe thấy thông báo bằng tiếng Anh và tiếng Đức về số thứ tự hàng ghế lên máy bay trước, nhưng thấy người Việt chen chúc nhau, họ cũng bị rối trí và cũng tham gia cuộc chen lấn với hành khách người Việt. Chao ôi là cả một sự lộn xộn. Giằng co nhau mãi mới ổn định được chỗ ngồi trong máy bay.

Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng chen lấn lộn xộn như thế. Chỉ cần bằng vài tấm bảng con, và vài lời thông báo của nhân viên mặt đất trong lúc hành khách đang ngồi chờ, chứ đừng đợi đến giờ lên máy bay mới thông báo thì đã muộn với sự nhanh nhảu của hành khách người Việt rồi.
 
Trên máy bay và trong khi bay với VNA

2. Trên máy bay và trong khi bay:
2.1. Góp ý với đội ngũ Chiêu đãi viên hàng không:

- Cách xưng hô của đội tiếp viên hàng không với hành khách người Việt: nên nhất quán xưng hô, xưng tôi và gọi anh/chị, trừ những người lớn tuổi hơn hẳn thì gọi bằng cô/chú/bác/ông/bà và có thể xưng cháu/con; với trẻ em nên gọi tất cả bằng em và xưng anh/chị. Cách xưng tôi giúp cho các chiêu đãi viên tránh được cảm giác yếm thế khi tự xưng “em” với hành khách và dễ bị hành khách cợt nhả; và cũng tránh được sự thất thố khi đoán tuổi hành khách ít hơn tuổi mình mà gọi họ là “bạn” hay “em”.

- Cách xưng hô với hành khách nước ngoài: luôn gọi đàn ông là sir còn phụ nữ là madame và nhất thiết không nên bỏ qua cách gọi này trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào (ví dụ, Yes, sir/madame / Moment, please, sir/madame; không chỉ nói suông “Moment, please”).

- Các tiếp viên hàng không cả nam lẫn nữ nên có thêm nhiều nụ cười với hành khách, chỉ cần mỉm cười lịch sự, chứ không nên mím chặt miệng như hiện tại. Khi hành khách nói lời cảm ơn, nên đáp lại: rất vui lòng/rất hân hạnh/you’re welcome/it’s my pleasure … chứ không nên giữ im lặng như thường thấy với các chiêu đãi viên của VNA. Hành khách hay chưng hửng vì không được chiêu đãi viên đáp lại sau khi họ nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi.

- Dáng đi, phong cách cử động/chuyển động nên duyên dáng, uyển chuyển và tạo phong cách: các động tác dứt khoát và khéo léo, bước đi dứt khoát, nâng cao chân và đặt mũi chân xuống trước chứ đừng bước đi lẹt xẹt như phần đông chiêu đãi viên hiện nay. Tốt nhất các chiêu đãi viên nên luôn đi giày hoặc sandals có gót để bước chân thêm phần linh hoạt, uyển chuyển. (Tôi nhìn thấy một số chiêu đãi viên đi giày kiểu sục không có gót hoặc là giẫm bẹp gót tạo sự thoải mái cho cá nhân - nhưng chính ra lại làm cho phong thái của họ không đẹp và khi bước đi của họ không gọn gàng sẽ khiến họ kém chủ động hơn).

- Với các chuyến bay đường dài, các chiêu đãi viên nên thường xuyên mang các khay đựng nước các loại đi qua lại các hàng ghế và chủ động mời các hành khách còn thức dùng thức uống; tránh trường hợp để khách rất khát và họ thi nhau bấm nút gọi tiếp viên; lúc đó dù đội ngũ chiêu đãi viên có đông đến mấy cũng không đáp ứng xuể nhu cầu của hành khách; chưa kể xảy ra tình huống đặc biệt như hành khách cần cấp cứu, các tình huống cứu trợ khẩn cấp … (Tôi thấy tình trạng các chiêu đãi viên biến mất sau khi phục vụ hành khách các bữa ăn bao gồm trong tiền vé và chỉ xuất hiện sau khi hành khách bấm nút gọi).
Do quy định khắt khe về việc mang chất lỏng lên máy bay hiện nay, hành khách phải trải qua nhiều giờ không được uống nước mới đến lúc phục vụ thức uống và đồ ăn trên máy bay (bao gồm thời gian ngồi chờ ở sân bay trước khi lên máy bay, thời gian chờ máy bay cất cánh, thời gian máy bay cất cánh, thời gian nhân viên chuẩn bị bữa ăn đầu tiên …), các chiêu đãi viên nên mời khách một lượt nước uống trước khi phục vụ bữa ăn chính thức đầu tiên (có thể mời nước uống cùng lúc đưa khăn ướt lau tay lau mặt).
(Khi tôi ngỏ ý muốn uống nước trước, một nam chiêu đãi viên đã bảo tôi chờ, sắp được phục vụ đồ ăn rồi, và tôi phải chờ thêm khoảng 40 phút nữa trong cơn khát cồn cào, tôi đã định vào phòng vệ sinh súc miệng để gọi là có tí nước tráng khoang miệng đang khô khốc nhưng ngại làm phiền những người xung quanh cũng đang mệt rũ vì di chuyển khó khăn lúc các xe đẩy của nhân viên đang bắt đầu tiến ra). Có vẻ như chiêu đãi viên VNA không thích phục vụ thêm hành khách những gì không có trong các hoạt động cơ bản của họ.

- Các chiêu đãi viên không nên có thái độ thủ thế với hành khách, đừng quan niệm rằng các hành khách luôn tìm cách làm khó họ; nên thân thiện và giúp đỡ những người ít kinh nghiệm giao tiếp nâng cao khả năng giao tiếp nơi công cộng của họ; tránh dè bỉu, chê bai họ dẫn đến tình trạng càng ngày càng không có được sự thông cảm lẫn nhau, thái độ hợp tác, trợ giúp nhau trong suốt quá trình bay, và như vậy khó mà lấy được cảm tình từ phía hành khách, chưa nói gì đến việc tạo ấn tượng với họ.
 
hí hí, bạn em làm nhân viên kỹ thuật tại Nội Bài cho Vietnam Airline bảo: Mỗi lần máy bay hạ cánh, VNA bao giờ cũng kiểm tra trong khoảng 1 tiếng đến khoảng 1h30 phút cho mỗi máy bay mới cho phục vụ tiếp vào các chuyến tiếp theo, trong khi đó Pacific Airline do ít nhân viên kỹ thuật, số lượng máy bay ít, lại toàn là máy bay cũ đã sử dụng nhiều, máy bay phải quay vòng nhiều, nên mỗi lần các nhân viên kỹ thuật chỉ kiểm tra trong khoảng 30 phút.

Các bác nào nhièu tiền, thì đi VNA cho chắc ăn nhá
 
hí hí, bạn em làm nhân viên kỹ thuật tại Nội Bài cho Vietnam Airline bảo: Mỗi lần máy bay hạ cánh, VNA bao giờ cũng kiểm tra trong khoảng 1 tiếng đến khoảng 1h30 phút cho mỗi máy bay mới cho phục vụ tiếp vào các chuyến tiếp theo, trong khi đó Pacific Airline do ít nhân viên kỹ thuật, số lượng máy bay ít, lại toàn là máy bay cũ đã sử dụng nhiều, máy bay phải quay vòng nhiều, nên mỗi lần các nhân viên kỹ thuật chỉ kiểm tra trong khoảng 30 phút.

Các bác nào nhièu tiền, thì đi VNA cho chắc ăn nhá

Cũng có thể là các bác VNA làm ăn lề mề, cũng có thể PA dùng nhiều người cùng lúc để rút ngắn thời gian. Với dữ kiện thời gian, em nghĩ chưa đủ để kết luận. Nếu máy bay kô an toàn liệu nhân viên mặt đất tại sân bay có đồng ý cho cất cánh?
 
Cũng có thể là các bác VNA làm ăn lề mề, cũng có thể PA dùng nhiều người cùng lúc để rút ngắn thời gian. Với dữ kiện thời gian, em nghĩ chưa đủ để kết luận. Nếu máy bay kô an toàn liệu nhân viên mặt đất tại sân bay có đồng ý cho cất cánh?

Em chia sẻ với bác 1 phần nhưng vẫn thấy thắc mắc là nhiều quy trình kiểm tra như Điện, Nước;) :D ...Nạp nhiên liêu...bắt buộc 1 cơ số thời gian nhất định nào đó cho dù là nhiều người hay 1 người. Còn ông VNA khi đã vào IATA...sẽ phải tuân theo 1 số chuẩn mực, quy tắc ứng xử blah blah...cho giống ;) :D
(beer)
 
2.2. Cơ trưởng và kíp bay:
- Lời chào và lời giới thiệu lúc đầu nên chậm rãi và rõ ràng hơn; thỉnh thoảng tạo sự kết nối với hành khách bằng một số thông báo về đường bay, thời tiết, nhiệt độ ngoài trời …
- Hành khách Việt có cảm giác sung sướng và tự hào vì có cơ trưởng người Việt, hãy để họ tự hào và thấy gần gũi hơn nữa.

2.3. Những tiện ích của khoang máy bay mà hành khách được hưởng:
- Nhiệt độ bên trong khoang hành khách được điều chỉnh quá ấm (khi tôi toát hết mồ hôi trong bộ quần áo với T-shirt ngắn tay và quần dài mới quay sang nói với một hành khách người Đức ngồi cạnh rằng: ông có thấy là nhiệt độ trong máy bay “hơi bị” ấm không? Ông ta đáp: rất nóng chứ không phải là ấm; lúc đó ông ta cũng đang vận có áo T-shirt và quần dài vải thô thôi): các hành khách không cần phải dùng đến chăn được phát sẵn, còn gối cũng bị quăng đi, vì ai nấy đều toát mồ hôi hết cả; các hành khách nam giới đồng loạt cởi giày, chìa chân đi tất ra; hậu quả là không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các hành khách xung quanh tôi và cả tôi nữa đều không thở được thoải mái, và ai nấy đều ngủ rất ít (khoảng chừng 30 phút đến 1h, thiếp đi vì mệt quá). Sau khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, vẻ mệt mỏi, rệu rã hiện lên rõ nét trên khuôn mặt của nhiều hành khách. Trong lúc bay, tôi tự đặt câu hỏi: vì sao tổ bay lại điều chỉnh nhiệt độ bên trong khoang hành khách ấm như thế? để tiết kiệm nhiên liệu? hay vì lý do nào đó về chuyên môn? Hay chỉ đơn giản là không quan tâm đến sự tiện nghi của hành khách (khi mà ai nấy đều cảm nhận một thực tế là lành lạnh và được ủ ấm khiến người ta dễ ngủ hơn, và họ không cần phải cởi tất cởi giày ra, cũng như mùi khó ngửi cũng được lọc dễ dàng)?

- Bên trong nhà vệ sinh: cách bố trí chỗ để những vật dụng sinh hoạt cá nhân cho hành khách như bàn chải răng, kem răng, băng vệ sinh dành cho phụ nữ … không hợp lý; hoặc nên thay đổi nhãn cho các chỗ đó một cách dễ hiểu hơn (đừng quá ngắn gọn như hiện nay); thực tế là người ta nhét rác bẩn (có thể nói là cực bẩn) vào những chỗ để các đồ sạch ấy. Chả ai còn dám lấy bàn chải răng sau khi phải moi hàng đống băng vệ sinh dùng rồi của phụ nữ, hoặc giấy lau mặt dùng rồi, hoặc túi nôn… Rõ ràng các chiêu đãi viên biết tình trạng này, liệu có ai đã phản ánh với bộ phận có trách nhiệm hay chưa để cải thiện tình hình?

- Chất lượng của bàn chải răng và kem răng không đạt: nhìn qua đã thấy chất lượng kém, chưa kể đến khi dùng thì cảm thấy bực mình.

- Màn hình trước mỗi hành khách: Khi ngừng phục vụ các chương trình giải trí để dành cho các thông tin cần thiết liên quan đến chuyến bay, nên có dòng chữ thông báo, không nên tắt phụt màn hình một cách bất ngờ

- Chương trình giải trí: Nên có thêm mục phim truyện hoặc phim hài Việt Nam và các phim nước ngoài cần có phụ đề tiếng Việt. (Thai Airways có nhiều chương trình giải trí bằng tiếng Thái, các hãng hàng không châu Âu cũng có chương trình giải trí bằng thứ tiếng chính thức của nước họ). Hoan nghênh nhạc Việt đã có trong danh mục giải trí trên máy bay.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,170
Members
192,352
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top