What's new

Bùa yêu Cambodia

Có quá nhiều topic viết về Campuchia, nhưng hôm nay cũng mạn phép viết thêm một chút về đất nước sát sườn biên giới với mình. Hy vọng chia sẻ được một chút cảm xúc rất... Campuchia với tất cả mọi người. Bài viết không theo thứ tự hành trình, mà chủ yếu là theo những câu chuyện và hồi ức sau khi đến thăm đất nước của kỳ quan.

--------------

Từ nhỏ tôi đã từng nghe những câu đố vui khá dí dỏm:
- Nước nào lùn nhất? - Là Mông Cổ chứ còn gì, vì chỉ có cái Mông và cái Cổ :))
- Nước nào nhỏ nhất? - Úc, vì là con út mà...
- Vậy nước nào nghèo nhất? - Nước Áo hả, vì chỉ có cái Áo?
- Không, nghèo nhất là Cam-pu-chia, vì chỉ có một trái cam mà phải bu lại để chia (c)

Người Việt ta thường chọn Campuchia là điểm đến đầu tiên khi muốn đi du lịch nước ngoài, nhưng tôi có cái thói sính hai-tếch (high technology) nên lại đi Singapore trước đó và vạch sẵn một wishlist cho những nơi "hoành văn tráng" tiếp theo. Chẳng hiểu sao một ngày Sài Gòn mưa tầm tã, tâm trạng cũng điên có tổ chức, chân lại cuồng, tôi quyết định đi Campuchia. Đọc thông tin, xem hình ảnh trên mạng không chưa đủ, tôi muốn đến tận nơi để có thể tận mắt chiêm ngưỡng kỳ quan của thế giới, được tận tay chạm vào những đường nét điêu khắc sắc sảo trên những tảng đá của Angkor. Và hơn hết là... đi để gặp gỡ những con người mới, tiếp xúc với một nền văn hóa mới.

Có lẽ sẽ mở đầu về Campuchia không quá hùng vĩ như Angkor Wat, không quá ma mị như Ta Prohm, cũng không quá rực rỡ như The Royal Palace và Silver Pagoda, mà tôi muốn mở đầu bằng Tonle Sap tức Biển Hồ.

Trích lời giới thiệu trên cuống vé:
"Cambodia's Great Lake, the Tonle Sap, is the most prominent feature on the map of Cambodia. In the wet season, the Tonle Sap Lake is one of the largest freshwater lakes in Asia"

(Biển Hồ của Campuchia, Tonle Sap, là đặc trưng nổi bật nhất trên bản đồ của Campuchia. Vào mùa mưa, Biển hồ là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất ở châu Á)

SAM_1633.jpg
 
Kỳ vĩ Angkor Wat

Tham quan tầng Thiên đàng xong, tôi trở xuống thì đã có rất nhiều du khách đang ngồi nghỉ mệt cũng như chờ đợi đến lượt họ được lên Thiên đàng...

attachment.php


Đội làm mẫu cho du khách chụp ảnh

attachment.php


attachment.php

Mỗi lần viếng thăm Angkor Wat, người ta không khỏi xúc động và ấn tượng mãi trước kỳ quan vĩ đại, huyền bí, và chắc hẳn là cảm thấy luyến tiếc cho một nền văn minh huy hoàng một thời nay đã biến mất.

attachment.php


attachment.php
 
Phía sau Angkor

Đặt hoàn cảnh mình là người vô tình phát hiện một quần thể đền đài nguy nga thế này trong rừng sâu cũng đã thấy vô cùng phấn khích. Dù đã đọc thông tin và xem hình ảnh trên mạng, tức là tôi cũng đã có một hình dung sơ khởi về Angkor, thế mà khi đến đây, được nhìn tận mắt hàng triệu tảng đá xếp chồng tạo thành ngôi đền, rồi những hình điêu khắc tuyệt mỹ rất độc đáo, rất Angkor và rất Campuchia này, tôi cũng đã quá sức ngạc nhiên và thích thú rồi, huống hồ là người phát hiện ra chúng. Chắc hẳn ông Henri phải sửng sốt và kinh ngạc hơn gấp ngàn lần cảm xúc của tôi bây giờ.

Rảo bước ra khỏi Angkor Wat, chúng tôi bắt gặp một cặp cô dâu - chú rể cùng phù dâu phù rể. Theo phong tục thì họ phải đến Angkor để chụp ảnh cưới. Cô dâu người Cam rất xinh, thích thú nhất là trang phục của họ. Tôi từng nghe kể về sarong - chỉ là một mảnh vải nhưng người ta có thể quấn và nhét thành một bộ phục sức độc đáo. Nếu di chuyển không khéo thì cả mảnh vải sẽ tuột, và thường các thiếu nữ chỉ bận mỗi cái sarong mà thôi. Không biết thực hư thế nào, nhưng chuyện tắm và thay sarong một cách điêu luyện của những thiếu nữ nông thôn Campuchia đã được nhiều người kể lại.

attachment.php


Hàng rong cũng tồn tại khắp nơi không ngoại trừ Angkor, giá bán thì cứ 1 đô...

attachment.php


attachment.php


Và Campuchia cũng không khó bắt gặp những hình ảnh này... chạnh lòng lắm!

attachment.php
 
Tục cưới hỏi Campuchia

Đến đây tôi chợt nhớ lại câu chuyện về phong tục cưới hỏi của người Campuchia. Các cô gái Cam khi đã 16 tuổi và chưa có gia đình thì trước nhà sẽ treo một cái khăn hồng. Nhà nào trước cửa có khăn hồng, tức nhà đó có cô gái chưa chồng - không cần biết cô ta bao nhiêu tuổi. Chắc chỉ cần nhìn khăn hồng cũ hay mới là đoán được tuổi nhỉ? Có câu chuyện vui kể rằng: Một anh nọ đến nhà có treo khăn hồng mục đích là tìm vợ, anh ta gặp một bà lão và hỏi dò "Cháu muốn cưới cháu gái của ngoại có được không ạ?" thì bà cụ mắng té tát "Tổ cha mầy, tao còn chưa có chồng lấy đâu ra có cháu" :))

Ngày xưa, nếu chàng trai để ý cô gái nào thì sẽ đến ở nhà cô gái ấy làm "rể hờ" ba năm, tất nhiên trong ba năm đó chàng trai hoàn toàn không được động gì đến cô gái và sống y như một "osin" trong nhà. Sau ba năm nếu cô gái ưng thì sẽ cưới làm vợ. Nhưng tập tục ở rể hờ ba năm được bãi bỏ vì nhiều gia đình lợi dụng chuyện chàng trai ở rể cho họ suốt nhưng cô gái lại không bao giờ ưng. Sau này, chàng trai nào thích cô gái nào cứ việc đến nhà dạm ngõ, và thường sẽ được người nhà bên vợ hỏi rằng "có đi tu chưa?". Tôi cũng khá ngạc nhiên với câu hỏi này, vì người Cam có tục con trai đến 12 tuổi là phải đi tu trả hiếu cho cha mẹ, thời gian tu có thể là 3 năm, 3 tháng hoặc 3 tuần, nhưng không được là 3 ngày. Và người ta quan niệm những người có đi tu thì sẽ biết đạo lý hơn, sống tốt hơn...

Lễ cưới của người Khmer theo phong tục cổ truyền sẽ gồm ba lễ:

1. Lễ Sđây Đol Đông (Lễ nói), đàng trai chọn nét Phlâu Chău Ma Ha (người làm mai) đi cùng đến nhà gái làm lễ nói. Lễ vật gồm : Bánh, trái cây, trầu cau …, mỗi thứ đều là số chẵn.

2. Lễ Lơngmaha (Lễ hỏi), hai nhà thông báo cho thân nhân và lối xóm biết hai đàng đã chính thức là xui gia. Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái gồm : 4 nải chuối, 4 chai rượu, 4 gói trà, 4 gói trầu, 2 đùi heo, 2 con gà, 2 con vịt và một số tiền. Trong lễ này, ngày tháng tổ chức đám cưới cũng được hai họ thống nhất.

3. Lễ Thngay Bôs Coltê (Lễ cưới), diễn ra tại nhà gái dưới sự điều khiển của Acha Pô Lia (thầy cúng). Những nghi lễ chính : tiễn đưa chàng rể về nhà gái; dâng cơm cho sư; cắt tóc; lạy ông bà; rắc bông cau; nhập phòng, nghi lễ được thực hiện theo các điệu nhạc múa cổ truyền.
 
Kinh đô Angkor Thom

Chiều đó chúng tôi cũng theo bước những đoàn người khác vào chiêm ngưỡng Angkor Thom. Cách đền Angkor Vat khoảng 1km, Angkor Thom có nghĩa là thành phố vĩ đại, là kinh đô của vua Jayavarman được xây dựng vào thế kỷ XII theo phong cách nghệ thuật Phật Giáo. Kinh thành có 5 cổng vào ở chính bốn hướng và một cổng Khải hoàn dẫn thẳng đến cung điện chính giữa kinh thành. Chúng tôi tiến vào Angkor Thom theo cổng Chiến thắng, cổng này khá nhỏ, ngày xưa vua toàn cưỡi voi để vào. Dọc hai bên đường đi vào đền là các tượng thần và tượng ác quỷ ở mỗi bên ôm thân rắn naga diễn tả sự tích “khuấy biển sữa” hình thành nên vũ trụ. Trước đây có tất cả 54 tượng thần và 54 tượng ác quỷ ôm thân rắn ở mỗi bên đường, nay chỉ còn lại một vài tượng mà thôi. Con số 108 của tổng số các tượng là số thiêng liêng của tôn giáo và văn hoá Ấn độ (108 cũng là số lần hiện thân của thần Visnu, Shiva). Một lý giải khác thì 54 cũng là số tỉnh thành trước đây của Campuchia.

SAM_1639_800x600.jpg


SAM_1640_800x600.jpg
 
Đền Bayon

Đền Bayon nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom, Bayon có nghĩa là “bùa của cha” (ba = cha, yon = bùa). Thuở đó, vương quốc này bị xâm lăng, đô hộ, đến khi vua đeo bùa vào thì đánh đâu thắng đó, giành lại non sông, còn mở rộng đất nước sang nhiều quốc gia khác...
Tìm trong tư liệu thấy nói ngôi đền gồm 54 tháp lớn nhỏ, trên mỗi tháp đều có điêu khắc khuôn mặt của thần Lokesvara, hay còn gọi là thần Avalokitesvara nhìn theo bốn hướng, có tài liệu nói thần này tương ứng với Quan Thế Âm bồ tát bên Phật giáo Đại thừa..., tạc “nụ cười Bayon” bốn mặt đá với chiều sâu triết lý: hỉ, xả, từ, bi... Như vậy, tổng cộng ở Bayon có đến 216 khuôn mặt khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa "chiêm nghiệm nhân gian"

SAM_1647_600x800.jpg


SAM_1648_800x600.jpg


SAM_1649_600x800.jpg

Kiến trúc của Bayon được xem như có phong cách của trường phái Baroque (một phong cách nghệ thuật bắt nguồn từ Phục Hưng Ý, sau đó lan ra khắp châu Âu), trong khi Angkor thuộc phái cổ điển. Sự tương đồng của vô số khuôn mặt khổng lồ ở trên các tháp của đền Bayon với các bức tượng khác của vua Jayavarman VII khiến nhiều học giả đi đến kết luận đây chính là khuôn mặt của nhà vua. Người khác thì cho là của Quan Âm Bồ Tát (Avalokitesvara hay Lokesvara). Nhà học giả chuyên về Angkor học Coedes thì lý luận rằng Jayavarman VII theo truyền thống của các vua Khmer tự cho mình là vua thần (devaraja), khác với các vua trước theo Ấn Độ giáo tự cho mình là hình ảnh của thần Shiva, trong khi Jayavarman VII là một Phật tử nên cho hình ảnh Phật và Bồ tát là chính mình. (Kientrucvietnam.org.vn)
 
Đền Bayon

Lịch sử của đền Bayon (theo Kientrucvietnam.org.vn) cho rằng: "Sau khi vua Suryavarman II là người xây dựng Angkor Wat băng hà vào khoảng năm 1150, Campuchia rơi vào tình trạng rối ren, vô chính phủ. Quân Chiêm Thành nhiều lần tấn công và cuối cùng chiếm đoạt Angkor Wat. Jayavarman VII lúc sinh thời vốn là một người thích sống ẩn dật, chọn lối sống thanh bần, ông thờ ơ với mọi biến động trong đời sống. Năm 1181, ông dấy binh khởi nghĩa, sau ròng rã bốn năm chiến đấu, ông đánh đuổi được Chiêm Thành ra khỏi đất nước mình, khôi phục lại thanh bình và xây dựng nên một đất nước hùng mạnh.

Để thực hiện sự nghiệp giải phóng đất nước, trước khi lên ngôi Jayavarman VII bắt đầu xây dựng lại quân đội, rồi tiến hành nhiều cuộc phản công, trong đó có một trận hải chiến oanh liệt được miêu tả trên bức tường đá chạm nổi ở các đền Bayon và Bantay Chrma. Sau khi hòa bình được lập lại Jayavarman VII lên ngôi, lúc này ông khoảng 50 tuổi. Ông liền bắt tay vào việc khôi phục lại kinh đô và cho xây dựng ở đây một khu thành mới, và đó chính là Bayon (hay còn gọi là Yasodharapura)"

Khi Pierre Loti đến thăm Bayon, ông đã thốt lên
"Máu tôi như đông lại ... Tôi thấy như mình bị quan sát từ mọi phía."

Và quả thật là như vậy. Vì chính tôi cũng có cảm giác như mình đang đồng hành với 216 khuôn mặt sống động ở Bayon này. Nếu chăm chú quan sát và cảm nhận thì không có một khuôn mặt nào giống nhau hoàn toàn. Khi bước vào đền, đi theo những lối đi quanh co cứ như đi lạc vào một mê trận. Bên cạnh những tháp cao vút cũng có những tháp thật thấp khiến tôi cảm thấy như khuôn mặt đang nhìn thắng vào mình, cho dù có rẽ vào lối nào cũng thế.

SAM_1650_600x800.jpg


SAM_1654_800x600.jpg


Và đây được chọn là nụ cười tiêu biểu của Bayon...

SAM_1656_600x800.jpg


Thanh bình trong ánh nắng chiều...

SAM_1657_800x600.jpg


Lối đi nào dành cho tôi?

SAM_1661copy_595x800.jpg
 
Đền Bayon

Cấu trúc của Bayon gồm ba tầng, hai tầng dưới bố trí theo hình vuông, tô điểm bằng những phù điêu trên tường. Tầng ba được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp mà các mặt đá có hình khuôn mặt. Dãy hành lang ở tầng dưới là một kho tàng nghệ thuật với 11.000 bức phù điêu chạm khắc trên tường đá chạy dài 1.200m, một tổng hợp liên quan đến lịch sử lẫn các truyền thuyết, miêu tả cảnh diễu hành của Vua và Hoàng gia, những trận đánh của Vua Jayavarman VII với Chiêm Thành bằng cả thủy lẫn bộ, ngoài ra còn miêu tả đời sống văn hóa, xã hội của một nền văn minh đã bị lãng quên từ bao thế kỷ.

Và đây là bức phù điêu được chạm khắc trên tường đá, người ta bảo mất 30 năm để xếp đá và 200 năm để điêu khắc toàn bộ những hình ảnh trên bức tường này. Thật lòng quá ngưỡng mộ người xưa, chính lòng yêu mến vua và các vị thần đã trở thành sức mạnh và động lực để xây dựng một Bayon như ngày nay.

SAM_1646_800x600.jpg


SAM_1645_800x600.jpg

Trên bức phù điêu này tôi có thể thấy rõ sự tinh xảo trong từng đường nét khi khắc nên chân dung của từng toán binh lính: người có lỗ tai dài tượng trưng cho người Campuchia, người có búi tóc cao tượng trưng cho người Trung Quốc...

Bayon - kho tàng nghệ thuật làm sửng sốt biết bao nhà khảo cổ - ngôi đền ấn tượng nhất của kiến trúc đền núi Campuchia do sự hùng vĩ về qui mô cũng như về cảm xúc...

SAM_1662_800x600.jpg
 
Last edited:
Phimeanakas và Elephant terrace

Kế đến Bayon về phía Tây Bắc là cung điện hoàng gia Phimeanakas, nằm ở cổng ra của cổng Chiến Thắng trong khu quần thể Angkor Thom. Phimeanakas là nơi nhà vua tới thực hiện nghi lễ thờ cúng tôn giáo, nay hầu như chỉ là bãi đất trống nằm giữa một số tường thành còn sót lại. Tương truyền rằng ở đây có một tháp vàng (Phimeanakas), trên lầu cao nhất của tháp là nơi nhà vua ngủ. Mọi người dân ở đây cho là trên tháp đó có hồn của một con rắn chín đầu. Rắn này là chủ của tất cả đất đai trên xứ sở. Hồn rắn xuất hiện nữa đêm dưới dạng một người đàn bà. Nếu đêm nào vua không thực hiện điều này thì ngài sẽ chết. Bằng cách này, dòng giống hoàng gia Khmer được giữ gìn trường tồn.

phimeanakas.jpg

Ra khỏi khu cung điện hoàng gia, rảo qua Elephant terrace là một dãy sân nằm trên 1 bệ đá cao khoảng 2m, nơi xưa kia vua Jayavarman VII ra chào đón quân đội chiến thắng giặc Chăm trở về. Khoảng sân dài 350m này được dùng làm nơi để vua & các vệ thần xem các lễ hội của vương quốc ở quảng trường trước mặt.

Elephantterrace.jpg

Một triều đại oai hùng, một đế chế Khmer lẫm liệt xưa kia nay đang ở trước mắt, dù rằng chúng chỉ còn là những phế tích. Không biết ngày xưa, những công trình thế này sẽ còn hoành tráng và lộng lẫy gấp bao nhiêu lần?

Và khi hoàng hôn buông xuống, không ai có thể bỏ qua màn nghi lễ "chào Angkor" từ đỉnh Phnom Bakheng. Trên đường đi, tôi bắt gặp một "ban nhạc" đang chơi đi chơi lại câu hát "Việt Nam Hồ Chí Minh"... Có lẽ là một kiểu "cần sự giúp đỡ có tự trọng"

SAM_1483_800x600.jpg
 
Phnom Bakheng

Đến đây tôi lại chợt nhớ đến những khung hình từ bộ phim "Bí mật ngôi mộ cổ". Cảnh đầu tiên xuất hiện trong phim không phải ở đền Ta Prohm mà là Phnom Bakheng. Cô đào quyến rũ Angelina Jolie ngồi trên chiếc xe jeep, được trực thăng cho đáp xuống đỉnh đồi Bakheng, và đây là bối cảnh đầu tiên mà đất nước Campuchia được xuất hiện trên màn ảnh Hollywood.

Bakeng1.jpg


Vừa đáp xuống, nàng Lara dùng ống nhòm quan sát đền Ta Prohm

Bakeng3.jpg


Bakeng2.jpg

Và Phnom Bakheng trong mắt tôi

SAM_1511_800x600.jpg


SAM_1497.jpg

Ngôi đền Phnom Bakheng có niên đại sớm nhất vào khoảng năm 900, là một ngọn đồi nằm giữa Angkor Wat và Angkor Thom. Đây là trung tâm của vương quốc Khmer đầu tiên ở Angkor. Phnom Bakheng là ngọn núi thiêng của Angkor, như núi Meru thiêng liêng trong thần thoại Ấn độ giáo. Trên đỉnh Phnom Bakheng là một đền thờ đã đổ nát. Nơi đây trên mặt đất đá, các nghệ nhân Khmer xưa đã khắc xuống nền đá một bàn chân khổng lồ. Tương truyền rằng bàn chân này là của đức Phật. Đặc biệt ở đây, mỗi ngày khoảng gần 6 giờ chiều, các du khách đến tụ tập rất đông ở chân đồi Phnom Bakheng để lên đỉnh xem mặt trời lặn trên quần thể Angkor.

Đường lên Phnom Bakheng đi bộ khoảng 15 phút, ai không thích đi bộ hoặc những người lớn tuổi có thể cưỡi voi để lên đồi. Tất nhiên, tôi chọn phương án đi bộ để có thể tận hưởng hết vẻ hoang sơ của rừng núi hai bên đường. Khi lên đến đỉnh đồi, rất nhiều du khách cũng đang háo hức đón chờ mặt trời dần lặn.

Khi Mouhot khám phá ra Angkor, ông có lên đỉnh Phnom Bakheng nhìn xuống quần thể Angkor và đã mô tả như sau : “Tất cả vùng này giờ đây vắng lặng và cô quạnh, mà trước kia chắc chắn phải là sống động nhộn nhịp và vui vẽ; nay chỉ còn lại tiếng hú của các loài dã thú và các tiếng chim kêu giữa sự im lặng cô đơn mà thôi”.

Nhưng giờ đây, tôi đang đứng trên Phnom Bakheng, nơi cô đào Jolie đã từng đứng, ngắm toàn cảnh Angkor trong rừng rậm, giữa những du khách từ khắp nơi đổ về chuẩn bị sẵn sàng máy ảnh để ghi lại khoảnh khắc hoàng hôn phủ xuống Angkor.

SAM_1503_800x600.jpg


SAM_1502_800x570.jpg
 
Ta Prohm

Khi Hollywood chọn Ta Prohm làm bối cảnh cho bộ phim Tomb Raider phỏng theo trò chơi cùng tên, một lần nữa Angkor làm sực tỉnh cả thế giới. Dòng người từ khắp các châu lục đổ về Siem Riep. Cả triệu lượt người đã đến thăm đền Ta Prohm mỗi năm. Theo bước nàng Lara Croft xinh đẹp do Jolie thủ vai, tôi tiến vào Ta Prohm để "khám phá Bí mật ngôi mộ cổ". Khung cảnh ở Ta Prohm khá "ma mị" với cuộc chiến muôn thuở giữa cây và đá.

taprohm2.jpg


taprohm4.jpg


taprohm5.jpg


taprohm6.jpg


taprohm7.jpg

Ta Prohm được vua Jayavarman VII xây năm 1186 để tưởng niệm mẹ của nhà vua. Các cây cổ thụ mọc ngay trên đền, với rễ cây to lớn bao phủ các tháp và kiến trúc đền. Đó là hai loại cây Đa bóp cổ (Ficus religiosa) và cây Bông gạo (Kapok). Đền có không khí bị bỏ hoang trong rừng, các tảng đá lớn đỗ nằm lổn ngổn khắp mọi nơi từ các tháp, kiến trúc bị sụp đổ, do các cây rừng tàn phá từ bao thế kỷ. Viếng đền Ta Prohm mới cảm nhận được cảm tưởng của những người tìm lại được Angkor lúc ban đầu khi họ chứng kiến được Angkor trong trạng thái bỏ hoang trong rừng rú. Chính vì đặc điểm này mà rất nhiều du khách đến thăm đền. Trong hầu hết lộ trình của các chuyến thăm quan du lịch quần thể Angkor, cũng như Angkor Wat, Ta Prohm là một địa điểm phải được ghé thăm.

Ta Prohm ngày nay đang được tu sửa vì hầu như đã hoang tàn đổ nát hết 75%

SAM_1600_800x600.jpg


SAM_1601_800x600.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top