Em vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị một tuần đến Cộng hòa Fiji. Em đã biết đến Fiji từ lâu, khi trước vẫn biết Fiji là nước đầu tiên trên thế giới đón năm mới, nhưng mới gần đây tay Tổng thống Samoa tuyên bố đổi giờ nên Fiji mất ngôi đầu bảng nhưng dù sao đường Đổi ngày quốc tế vẫn chạy qua đảo Taveuni của Fiji nên đây vẫn là một trong những nước đầu tiên đón chào ngày mới và năm mới. Do vậy khi đang sinh sống và học tập ở Úc thì phải tranh thủ đi ngay vì bay từ Úc đến Fiji là gần nhất. Trước khi đi em có lên mạng tìm hiểu thông tin thì chỉ thấy có duy nhất bài của bác pentax647 trên Phượt là do người Việt Nam viết và đầy đủ chi tiết. Nhưng bác pentax647 lại không phải xin visa nên em đành tự lực cánh sinh mày mò. Bây giờ khi đã đi về nên em muốn viết bài chia sẻ thông tin cũng như cảm nhận và nhiều điều mới lạ em biết được trong chuyến đi mà không phải khách du lịch nào cũng quan tâm (thường người ta chỉ nghĩ đến dừa xanh cát trắng mà thôi).
Hi vọng những bạn đang sống ở Úc hay New Zealand hãy dành thời gian để khám phá một đất nước tươi đẹp với những con người vô cùng thân thiện và mến khách, họ thật thà và chân chất thực sự từ trẻ em đến người già, từ người lái xe đến hải quan, cảnh sát chứ không phải thân thiện kiểu nụ cười Thái Lan hay Singapore để làm du lịch. Điều làm em ấn tượng với đất nước này không phải ở cảnh quan (vì Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo quê ta cũng đẹp chẳng kém) mà chính bởi con người nơi đây.
Đây là lần đầu tiên em đăng bài nên mong được mọi người ủng hộ!
Với cái giá AUD$108 (single-entry) thì cái visa dưới đây đúng là quá bôi bác, viết bằng tay (cái của bạn em còn gạch gạch xóa xóa), số ngày cho phép do tay nhân viên sứ quán quyết định. Em đặt phòng nhà nghỉ 6 ngày nên hắn cho đúng 6 ngày còn bạn em hắn ngứa tay vẽ số 7 vào thế là thành 7 ngày (chính hắn nói qua điện thoại) ?
Yêu cầu cho Visa Holiday Fiji bao gồm: Hộ chiếu còn hạn 6 tháng tính đến ngày rời khỏi Fiji, mẫu đơn xin Visa khai đầy đủ thông tin, 2 ảnh hộ chiếu, vé máy bay, đặt phòng khách sạn, visa cho điểm đến tiếp theo (ví dụ em phải nộp visa Úc để có thể quay lại Úc), chứng minh tài chính (tầm $2000 là ok) và một bì thư chuyển phát nhanh để họ gửi lại hộ chiếu đã "vẽ" xong visa. Cuối cùng quan trọng nhất là tiền CHỈ CHẤP NHẬN gửi qua bưu điện (Australia Post Money Order) (giống lần mẹ em chuyển tiền cho cậu ở Hà Giang, tất cả các ngân hàng bó tay cuối cùng phải ra bưu điện).
Em đã mất thêm $10 gửi tiền qua bưu điện, hai cái bì thư chuyển phát nhanh $30. Đau đớn nhất là gửi toàn bộ giấy tờ đi mà không gửi cái cheque của bưu điện, sáng thứ hai ngủ dậy móc túi ra thấy, chết nửa đời người, email ngay cho Đại sứ quán thì họ trả lời ngay lập tức và nói họ vẫn giữ hồ sơ đây để chờ, gửi tiền luôn cho họ đi. Khi nhận được tiền họ có email lại, khi duyệt xong hồ sơ họ cũng gọi điện lại báo là đã gửi hộ chiếu qua bưu điện rồi. Em bắt đầu có thiện cảm với người Fiji từ lúc đấy. Đi tong thêm $5 cái phong bì đựng mỗi cái séc bé bằng cái vé xe buýt.
Thế là mỗi phần thủ tục đã mất gần ba trăm đô. 2 tuần sau hộ chiếu gửi đến nhà là xong, ngồi rung đùi đợi ngày bay thôi ( Qua đợt này em cũng thấy tin tưởng bưu điện Úc, nghiên cứu mới biết họ có cả một đội máy bay riêng để chuyển bưu kiện nên gửi qua một đêm đã tới nơi). Ở Úc thì gửi cho Cao Ủy Fiji tại Canberra (riêng ai ở NSW thì gửi đến Sydney), Ở NZ thì gửi đến Wellington còn ai ở Việt Nam thì gửi sang Kuala Lumpur, Đại sứ Fiji tại Malai kiêm nhiệm Việt Nam. Đây là link của Cao Ủy Fiji tại Úc:
http://www.fijihighcom.com/visaspermits/88-visa-forms-and-how-to-apply-for-a-visa.html
Muốn bay đến Fiji có ba đường chính: Qua Úc+New Zealand là đường "chính ngạch", dân Khoai tây dù khoai châu Âu hay khoai châu Úc đều qua đường này. Thứ hai là từ Mỹ bay thẳng sang (giá vé thì trên trời và đồng thời cũng ngồi nửa ngày ê ẩm trên trời). Thứ ba là Korean Air dành cho các bạn Dae Han Min Guk và Tung Của Dân Mỉnh. Em là Ta-Ba-lô nên chỉ dùng hàng không giá rẻ thôi mà cũng phải xem xét rồi mới chọn Virgin Australia. Em đặt vé trước 3 tháng nên hai chiều từ Melbourne là AUD$500, rẻ hơn và nhiều chuyến để chọn hơn Jetstar, còn Qantas, Air NewZealand, Fiji Airway thì miễn bàn
Phòng nghỉ thì em dựa trên Tripadvisor cuối cùng đặt qua Hotels.com. Cả chuyến này em dựa trên thông tin của Tripadvisor là chủ yếu và mấy cái tờ rơi của các trung tâm du lịch. (vì đi có mấy ngày nên em không mua Lonely Planet $35 đắt lòi)
Chương trình đi cũng chỉ lên cái khung sơ sơ còn nói chung là tùy cơ ứng biến, chính thế lại hay. Rồi thế là nhét kem chống nắng vào ba lô và đi. Sau 5 tiếng rưỡi vo ve trên giời, Sân bay Quốc tế Nadi, cửa ngõ Fiji, chào đón du khách đến từ Mel-buồn lạnh lẽo bằng cái nóng nhễ nhại. Nadi là thành phố lớn thứ ba Fiji và nó chẳng có cái gì cả ngoài cái sân bay, bến tàu, nó thực ra là một điểm trung chuyển để đi đến các khu resort, các đảo, thủ đô Suva. Vì em không ở rì sọt rì siếc gì hết nên em đặt phòng ở Nadi. Đây là bản đồ du lịch sơ lược đảo Viti Levu (đảo lớn nhất và có các thành phố lớn nhất):
Câu chào của người Fiji là "Bula" và nó đã trở thành thương hiệu cho đất nước này, bất kì ai trong bất kì thời điểm nào trong ngày cũng có thể chào "Bula", thậm chí lên xe khách chào "Bula" tất cả người ngồi trên xe trước cũng không sao (Còn ở Việt Nam mình chắc sẽ cho một vé đi thẳng vào trại). Ngay bước xuống cửa máy bay là có người của sân bay đứng chào, và sảnh đến thì có ban nhạc đánh đàn hát chào mừng. Chưa một đất nước nào em từng thấy cảnh sát giao thông cũng như an ninh sân bay vẫy tay chào khách miệng nói: "Bula! bula!" và cười toe toét. Anh Hải quan mặt rất nghiêm túc nhưng vẫn có một chút sốc nhẹ khi lần đầu cầm trên tay cuốn hộ chiếu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sờ mó cái hộ chiếu chán chê anh nói: "Follow me" (Đi theo tôi), em há mồm: "For what?" (Để làm gì?), anh hải quan:" To get your holiday visas", em cười:"It's inside" (Ở trong cơ mà thím). Anh kiểm tra lại rồi cười hì hì. Em hỏi luôn thì phát hiện ra rằng không cần phải xin visa trước mà đến sân bay xin visa tại đây cũng được (nhưng tốt nhất không nên nghịch dại mà cứ có trước cho chắc ăn).
Nhà nghỉ em chọn không được đánh giá cao bởi cơ sở vật chất nhưng được đánh giá rất cao ở sự vui vẻ của nhân viên và bà chủ (biệt hiệu giang hồ đặt là Mama). Khách sạn nằm cách cuối đường băng sân bay mấy trăm mét nhưng phải đi vòng mất 3 km (thỉnh thoảng máy bay lại vèo một cái qua nóc nhà). Đây là cảnh ngay trước khách sạn. Ba bước chân là đến biển (Cát trong đất liền không đẹp như mấy hòn đảo trên phim)
Hi vọng những bạn đang sống ở Úc hay New Zealand hãy dành thời gian để khám phá một đất nước tươi đẹp với những con người vô cùng thân thiện và mến khách, họ thật thà và chân chất thực sự từ trẻ em đến người già, từ người lái xe đến hải quan, cảnh sát chứ không phải thân thiện kiểu nụ cười Thái Lan hay Singapore để làm du lịch. Điều làm em ấn tượng với đất nước này không phải ở cảnh quan (vì Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo quê ta cũng đẹp chẳng kém) mà chính bởi con người nơi đây.
Đây là lần đầu tiên em đăng bài nên mong được mọi người ủng hộ!
Với cái giá AUD$108 (single-entry) thì cái visa dưới đây đúng là quá bôi bác, viết bằng tay (cái của bạn em còn gạch gạch xóa xóa), số ngày cho phép do tay nhân viên sứ quán quyết định. Em đặt phòng nhà nghỉ 6 ngày nên hắn cho đúng 6 ngày còn bạn em hắn ngứa tay vẽ số 7 vào thế là thành 7 ngày (chính hắn nói qua điện thoại) ?
Yêu cầu cho Visa Holiday Fiji bao gồm: Hộ chiếu còn hạn 6 tháng tính đến ngày rời khỏi Fiji, mẫu đơn xin Visa khai đầy đủ thông tin, 2 ảnh hộ chiếu, vé máy bay, đặt phòng khách sạn, visa cho điểm đến tiếp theo (ví dụ em phải nộp visa Úc để có thể quay lại Úc), chứng minh tài chính (tầm $2000 là ok) và một bì thư chuyển phát nhanh để họ gửi lại hộ chiếu đã "vẽ" xong visa. Cuối cùng quan trọng nhất là tiền CHỈ CHẤP NHẬN gửi qua bưu điện (Australia Post Money Order) (giống lần mẹ em chuyển tiền cho cậu ở Hà Giang, tất cả các ngân hàng bó tay cuối cùng phải ra bưu điện).
Em đã mất thêm $10 gửi tiền qua bưu điện, hai cái bì thư chuyển phát nhanh $30. Đau đớn nhất là gửi toàn bộ giấy tờ đi mà không gửi cái cheque của bưu điện, sáng thứ hai ngủ dậy móc túi ra thấy, chết nửa đời người, email ngay cho Đại sứ quán thì họ trả lời ngay lập tức và nói họ vẫn giữ hồ sơ đây để chờ, gửi tiền luôn cho họ đi. Khi nhận được tiền họ có email lại, khi duyệt xong hồ sơ họ cũng gọi điện lại báo là đã gửi hộ chiếu qua bưu điện rồi. Em bắt đầu có thiện cảm với người Fiji từ lúc đấy. Đi tong thêm $5 cái phong bì đựng mỗi cái séc bé bằng cái vé xe buýt.
Thế là mỗi phần thủ tục đã mất gần ba trăm đô. 2 tuần sau hộ chiếu gửi đến nhà là xong, ngồi rung đùi đợi ngày bay thôi ( Qua đợt này em cũng thấy tin tưởng bưu điện Úc, nghiên cứu mới biết họ có cả một đội máy bay riêng để chuyển bưu kiện nên gửi qua một đêm đã tới nơi). Ở Úc thì gửi cho Cao Ủy Fiji tại Canberra (riêng ai ở NSW thì gửi đến Sydney), Ở NZ thì gửi đến Wellington còn ai ở Việt Nam thì gửi sang Kuala Lumpur, Đại sứ Fiji tại Malai kiêm nhiệm Việt Nam. Đây là link của Cao Ủy Fiji tại Úc:
http://www.fijihighcom.com/visaspermits/88-visa-forms-and-how-to-apply-for-a-visa.html
Muốn bay đến Fiji có ba đường chính: Qua Úc+New Zealand là đường "chính ngạch", dân Khoai tây dù khoai châu Âu hay khoai châu Úc đều qua đường này. Thứ hai là từ Mỹ bay thẳng sang (giá vé thì trên trời và đồng thời cũng ngồi nửa ngày ê ẩm trên trời). Thứ ba là Korean Air dành cho các bạn Dae Han Min Guk và Tung Của Dân Mỉnh. Em là Ta-Ba-lô nên chỉ dùng hàng không giá rẻ thôi mà cũng phải xem xét rồi mới chọn Virgin Australia. Em đặt vé trước 3 tháng nên hai chiều từ Melbourne là AUD$500, rẻ hơn và nhiều chuyến để chọn hơn Jetstar, còn Qantas, Air NewZealand, Fiji Airway thì miễn bàn
Phòng nghỉ thì em dựa trên Tripadvisor cuối cùng đặt qua Hotels.com. Cả chuyến này em dựa trên thông tin của Tripadvisor là chủ yếu và mấy cái tờ rơi của các trung tâm du lịch. (vì đi có mấy ngày nên em không mua Lonely Planet $35 đắt lòi)
Chương trình đi cũng chỉ lên cái khung sơ sơ còn nói chung là tùy cơ ứng biến, chính thế lại hay. Rồi thế là nhét kem chống nắng vào ba lô và đi. Sau 5 tiếng rưỡi vo ve trên giời, Sân bay Quốc tế Nadi, cửa ngõ Fiji, chào đón du khách đến từ Mel-buồn lạnh lẽo bằng cái nóng nhễ nhại. Nadi là thành phố lớn thứ ba Fiji và nó chẳng có cái gì cả ngoài cái sân bay, bến tàu, nó thực ra là một điểm trung chuyển để đi đến các khu resort, các đảo, thủ đô Suva. Vì em không ở rì sọt rì siếc gì hết nên em đặt phòng ở Nadi. Đây là bản đồ du lịch sơ lược đảo Viti Levu (đảo lớn nhất và có các thành phố lớn nhất):
Câu chào của người Fiji là "Bula" và nó đã trở thành thương hiệu cho đất nước này, bất kì ai trong bất kì thời điểm nào trong ngày cũng có thể chào "Bula", thậm chí lên xe khách chào "Bula" tất cả người ngồi trên xe trước cũng không sao (Còn ở Việt Nam mình chắc sẽ cho một vé đi thẳng vào trại). Ngay bước xuống cửa máy bay là có người của sân bay đứng chào, và sảnh đến thì có ban nhạc đánh đàn hát chào mừng. Chưa một đất nước nào em từng thấy cảnh sát giao thông cũng như an ninh sân bay vẫy tay chào khách miệng nói: "Bula! bula!" và cười toe toét. Anh Hải quan mặt rất nghiêm túc nhưng vẫn có một chút sốc nhẹ khi lần đầu cầm trên tay cuốn hộ chiếu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sờ mó cái hộ chiếu chán chê anh nói: "Follow me" (Đi theo tôi), em há mồm: "For what?" (Để làm gì?), anh hải quan:" To get your holiday visas", em cười:"It's inside" (Ở trong cơ mà thím). Anh kiểm tra lại rồi cười hì hì. Em hỏi luôn thì phát hiện ra rằng không cần phải xin visa trước mà đến sân bay xin visa tại đây cũng được (nhưng tốt nhất không nên nghịch dại mà cứ có trước cho chắc ăn).
Nhà nghỉ em chọn không được đánh giá cao bởi cơ sở vật chất nhưng được đánh giá rất cao ở sự vui vẻ của nhân viên và bà chủ (biệt hiệu giang hồ đặt là Mama). Khách sạn nằm cách cuối đường băng sân bay mấy trăm mét nhưng phải đi vòng mất 3 km (thỉnh thoảng máy bay lại vèo một cái qua nóc nhà). Đây là cảnh ngay trước khách sạn. Ba bước chân là đến biển (Cát trong đất liền không đẹp như mấy hòn đảo trên phim)
Last edited: