What's new

[Chia sẻ] Burma 2011

Tự nhiên tôi thấy sóng mắt của mình cay cay ....

Vậy mà trước đó chỉ vài phút đồng hồ , tôi còn bực tức khi bị security của sân bay chặn lại yêu cầu đóng phí sân bay theo quy định mới của chính phủ Myanmar là 10 usd ( người Myanmar xuất cảnh thì đóng 3000 Kiats ) . Số tiền tuy không lớn nhưng không được thông báo trong chuyến nhập cảnh mà chỉ được thông báo bằng một cái bản nhỏ xíu đặt ở khu vực security của sân bay lúc xuất cảnh làm cho tôi có cảm giác mình bị tận thu đến giây phút cuối cùng và bạn cũng đừng nghĩ đến chuyện trốn cái phí này vì trước khi bước vào phòng chờ lên máy bay , tất cả hành khách lại bị chặn lại để xuất trình biên lai đã đóng phí ...

Tôi ngồi ở đãy ghế chờ sau khi làm thủ tục check in ... mắt bâng quơ nhìn ra đám đông người Miến đứng bên ngoài cửa kính . Và tự nhiên tôi chú ý đến họ . Đó là những người phụ nữ với những đôi mắt thật buồn . Cặp mắt của họ luôn dõi theo những người thân đang đứng bên quầy check in . Có một cái gì đó thật khắc khoai trong ánh mắt của họ ...

Và rồi những người thân của họ cũng chạy đến bên họ . Ngăn cách bởi tấm kính lạnh lùng . Họ chỉ nhìn nhau , ra hiệu cho nhau ... Những ngón tay của họ bám trên mặt kính như không muốn rời để rồi khi rời nhau trên mặt kính vẫn còn những vết tay mờ mờ ....

Người ra đi là những chàng trai . Tôi bần thần suy nghĩ " Họ rời bỏ Myanmar vì lý do gì ? Họ tha hương cầu thực hay trốn chạy khỏi một đất nước nghèo đói và một tương lai mù mịt như nắng bụi Bagan ?

P1210873.jpg


P1210876.jpg


P1210874.jpg


Tự nhiên như một khúc phim quay chậm , tất cả những hình ảnh của 8 ngày ( 4.2 - 11.2.2011 ) trên đất nước Miến Điện cứ hiển hiện ra trước mắt tôi : Những đường phố ồn ào náo nhiệt ở Yangon , những người phu khiêng kiệu nhẫn nại và đầy vẻ cam chịu ở Golden Rock , sương mờ mù mịt trên hồ Inle , cặp mắt gần như tuyệt vọng của bầy cú nằm trong rọ trên cầu Ubein và chuyến xe ngựa lọc cọc trên con đường đầy bụi ở Bagan ....

Đó chính là Myanmar ...

Nhưng tôi không thích gọi nơi này là Myanmar . Những gì mà tôi nghe và biết về Myanmar từ các bạn hoàn toàn không giống như những gì tôi đã trải qua và cảm nhận ... Myanmar không còn là miền đất vàng hồn hậu .... Không còn ...

Burma của tôi đầy vị chát của giá cả tăng cao , của chuyến tàu khủng khiếp đầy giá lạnh tiến về Bagan nhưng cũng đầy vị ngọt khi tôi đứng im lặng trên đỉnh cao nhất và nhìn thấy mặt trời đỏ lừ lừ trôi qua bóng đền tháp Bagan để cảm nhận được rằng cuộc sống đầy rẫy sự vô thường

P1160565.jpg


P1140912.jpg


P1140932.jpg


P1160472.jpg
 
17/11: Yangon – Kyaikhtiyo

Đặt đồng hồ 5h30, 6h sáng 2 anh em đã nai nịt sẵn sàng để cho một ngày lang thang nhưng “Mọi việc khởi đầu nan”, điểm tắc là… vụ ăn sáng. KS bao ăn sáng, nhưng phải đợi đến tầm 8h sáng. Kêu ca chán chê chừng 10 phút thì ku Lễ tân kêu nếu 2 anh ăn đồ ăn Myanmar thì có ngay, đồ ăn kiểu Western với Chinese thì phải đợi. Ăn hay đợi giờ? Bụng thì đang đói mà ảnh đẹp (hứa hẹn) thì đang vẫy!

6an_sang.jpg

Phố phường khu downtown khá vắng vẻ và yên lành vào buổi sáng. Chúng tôi để ý thấy một cái chợ gần KS. Vô thì thấy cũng y như chợ Đuổi (Hà Nội) nhà mình, bán đủ từ đồ ăn thức uống, lặt vặt... nhưng không ồn ào, chen chúc. Cũng không thấy có mùi chợ đặc trưng như ở nhà nữa.

IMG_3418.JPG


IMG_3416.JPG


Khu chợ gần khách sạn

6a.jpg


7a.jpg


8a.jpg


9a.jpg


 
10a.jpg


11a.jpg

Loanh quanh ở chợ một lúc, 2 anh em bắt taxi chạy đến Shwedagon. Mất $5 vé vào cửa hoặc K5000 (tương đương với chừng $7). Tất nhiên là chọn trả bằng đồng Obama rồi. Giầy dép phải để ngoài, có một cái giá để giầy dép nom gọn gàng lắm. Nhìn trên cái giá thì có thể đoán chưa có nhiều khách du lịch đến đây vào lúc 7h30 sáng này.

12a.jpg

Trên đường đến chùa Shwedagon


Quần thể Chùa Shwedagon không đẹp đến ngỡ ngàng nhưng đủ khiến người ta cảm thấy choáng ngợp, về sự quy mô của công trình cũng như sự thành kính của những Phật tử đã xây dựng, duy trì và ngày ngày đến cầu nguyện nơi này. Không có một con số chính xác nhưng người ta ước lượng có hàng chục tấn Vàng đã được dát lên Chùa chính và những stupas cũng như những tượng phật trong Chùa.

Ở trên đỉnh Chùa chính, là phần vương miện hình Ô và trên đó, là ngọn cờ (vàng) nổi tiếng mà được rất nhiều người nhắc đến vì đính đến vài ngàn viên ngọc quý (Không nổi mới là lạ) - Đây chính là tượng trưng cho cõi Niết Bàn (Nibbana) mà hàng bao đời người tu luyện mơ hướng tới. Ở một vài góc xung quanh Chùa có đặt những chiếc ống nhòm giúp khách thăm Chùa có thể quan sát kĩ hơn.

13a.jpg

Chùa Shwedagon, Yangon

15a.jpg

Chùa Shwedagon, Yangon

Xung quanh Chùa chính có 64 stupa và 72 ngôi Tháp nhỏ. Bao quanh là rất nhiều các đơn thể Chùa, Tháp, Stupa.... mà chúng tôi cũng không ước lượng được là bao nhiêu.

Một vài góc đang được sửa chữa, trùng tu. Nhưng nhìn chung, mọi phần của ngôi Chùa đều hòa hợp với nhau và tạo thành một Quần thể thống nhất. Chính phủ Quân chủ của Myanmar xem ra cũng vẫn tôn trọng giá trị của lịch sử chứ không học theo được các anh Bộ Văn hóa nhà mình (refer tới vụ trùng tu mấy cái cửa Ô tại Hà Nội)

IMG_3530%2Bcopy.jpg


16a.jpg

Sư trong chùa
 
17a.jpg

Dân Myanmar đa số là theo đạo Phật.

14a.jpg

Anh bạn tôi đòi chụp hình, nào thì hình :)

IMG_3507.JPG


IMG_3586%2Bcopy.jpg


IMG_3603%2Bcopy.jpg

Tiết mục tự sướng của 2 đứa :D

Rời Shwedagon, dại dột nghe theo lời một chú Tour guide, 2 anh em đi bộ gẫy chân mới đến Scott market để đổi tiền. Vụ đổi tiền diễn ra nhanh chóng, $500 được quy đổi thành mấy trăm ngìn Chạt theo tỉ giá $100 = K76.500.

Xong vụ đổi tiền, chúng tôi hướng tới địa chỉ của hãng Tour mà chúng tôi nhờ book vé máy bay. Các em guide có vẻ chỉ ngồi văn phòng nên TA hơi kém, nhưng được cái dễ thương :x nhiệt tình. Sau chừng gần 1 tiếng ngồi ở đó, chúng tôi đã lên được lịch chính xác cho trip của mình, lấy vé máy bay, mặc cả vụ đi Golden Rock ở Kyaikhtiyo (từ $250 xuống còn $210. Chúng tôi đã tham khảo vài chú taxi và đều bị đòi $200 - cái thời giá đi Golden Rock $150 có vẻ xa rồi U__U Thuê ở đây thì yên tâm hơn và yêu cầu tài xế biết TA được), và chụp được ảnh của em gái xinh xắn nhất phòng :p

Rời Văn phòng Tour với cái túi đã vợi bớt nhiều $ (Chúng tôi bay 3 chặng, đự định đi bus duy nhất 1 chặng từ Mandalay về Bagan, tốn mất $271/người tiền vé máy bay), chúng tôi quay về KS lấy hành lý để chuẩn bị đi Kyaikhtiyo, ghé thăm Golden Rock nổi tiếng.

TIPS:
• Tiền mà các bạn có thể phải chi tiêu nhiều nhất sẽ là tiền đi lại. Vậy nên hãy lên lịch trình chính xác để chọn phương tiện phù hợp với lịch trình, túi tiền và thời gian của các bạn.
• Đi đâu thì đi, vớ được 1 đồng chí lái xe nói sõi TA vẫn là tốt hơn. Vậy nên, biết đắt mà vẫn nên chui đầu vào rọ.
• Nên nhờ các hãng tour đặt giùm vé trước. Có thể nhờ KS nhưng mấy đồng chí ở khách sạn hơi ù ờ và sẽ charge tiền linh tinh (kiểu gọi điện đặt này nọ cũng tính tiền).
• Vụ đổi tiền, tôi sẽ note kĩ vào trong Itinerary, update cuối cùng.
 
Chúng tôi được Cty Tour giới thiệu với một đồng chí lái xe, tên thân mật là Mo Mo. Gọi là đồng chí chứ nhìn bên ngoài, ổng cũng chỉ kém Ông bà già tôi mấy tuổi. Ông mời chúng tôi về nhà ăn cơm trưa cùng gia đình thay vì đi ăn bên ngoài. Bữa cơm có Ông lái xe, vợ và em trai ổng. Cơm khá đơn giản, có cơm dừa, gà, lạc, bát canh. Nhưng có lẽ có khách nên cuối bữa còn có thêm dĩa đu đủ và nước ngọt.

18a.jpg
Bữa cơm tại gia của bác lái taxi (người ngoài cùng bên phải)

Sau bữa cơm, chúng tôi xuất phát đi đến Golden Rock vào lúc 13h. Thực ra, tôi không chắc chắn về vụ đi Golden Rock này cho đến khi gặp bên Cty Tour, chi phí khá lớn và chúng tôi chỉ có 2 người nên sẽ phải share nhau nhiều vụ này ($210 tiền taxi và $47 tiền khách sạn - Chúng tôi book ở Ks. Kyaikhtiyo ngay trên đỉnh núi). Nhưng lại nữa, những ấn tượng về Golden Rock qua bài viết của anh Tibet317 khiến chúng tôi nhanh chóng đưa ra ngay quyết định: Tiền bạc (cứ coi như) là phù du! Đi!

Trên đường đi, chúng tôi được Cán bộ Đường lối Mo Mo đưa đến một nghĩa trang của những người lính Anh đã từ trận trong Thế chiến 2 tại Burma. Quy hoạch nghĩa trang đúng theo lối kiến trúc của phương Tây: Đơn giản và ấn tượng. Chúng tôi đi chầm chậm giữa các hàng bia mộ nhỏ xíu, đọc những dòng chữ người thân của những người đã ngã xuống khắc lên, cảm nhận thấy được sự cô độc, buồn bã, thê lương ở quanh. Chiến tranh chẳng mang lại điều tốt đẹp tới ai bao giờ, kể cả với những kẻ đã tạo ra nó.

19a.jpg


20a.jpg


IMG_3664%2Bcopy.jpg

Khu tưởng niệm cho lính Anh


IMG_3669.JPG

Bác tài

21a.jpg

Phương tiện đi lại của người dân Myanmar
 
Bỏ qua Bago do không đủ thời gian, sau 3 tiếng ngủ gà gật trên xe (đấy là tôi gà gật chứ thằng ku em chỉ có ngủ từ đầu đến cuối!), chúng tôi cũng đến chân núi. Thấy cơ man xe tải, để lại đồ cho bác lái xe, chỉ cầm đủ đồ thay cho buổi tối, chúng tôi nhẩy uỵch lên một chiếc có vẻ sắp đi. Dù đã cố ý nhưng chúng tôi vẫn bị đẩy ra sát cạnh, ngồi sát sàn sạt vào nhau. Xe đợi full chỗ, 6 người/hàng mới khởi hành. Đúng như nhận xét của anh Tibet, ngồi ở cạnh xe bị tì rất đau, nhìn mặt thằng ku em thì biết ngay.

Không đến mức chịu đựng như anh Bét (Anh Tibet3217 - tôi xin phép gọi tắt cho thân mật), cảm giác của chuyến đi như là trò Bungee Jumping vậy. Trong quãng đường đi chừng 30 - 40 phút, từ chân núi lên lưng chừng núi, chúng tôi đã kịp làm quen với 1 đôi giai Pháp, gái Isael và sau đó 3 thằng chỉ biết câm nín nghe em gái Isael buôn chuyện từ đầu đến cuối :| đúng là gái ở đâu cũng vậy! :|

22a.jpg

Xe truck đổ đèo

Xe đến lưng chừng núi lúc tầm 5h chiều. Không tự lượng sức mình, chúng tôi hăm hở lao lên đỉnh núi với hi vọng (trong tuyệt vọng) rằng sẽ bắt kịp những tia nắng hoàng hôn cuối ngày chiếu rọi lên Hòn đá Vàng linh thiêng. Đi chừng 20 phút, chúng tôi nhận ra 2 điều rằng: Quên vụ chụp ảnh đi và nếu chúng tôi còn lếch thếch thế này thì chắc ngủ luôn giữa đường chứ chẳng lên được đỉnh. Sau khi thuyết phục em gái Isael chịu bỏ đồ cho người gùi, anh em chúng tôi cũng đẩy luôn 2 cái balo máy ảnh nặng trình trịch cho một anh porter đi lẽo đẽo theo từ nãy. (Em Isael này rất máu, mang nguyên 2 cái ba lô bự tổ chảng lên, không chịu thuê người gùi đồ với lí do rất ethical kiểu phương tây - làm 2 anh em tôi muốn thuê người gùi đồ mà ngại không dám).

24a.jpg


25a.jpg

Dù rất mệt do phải bê vác đống máy, tôi vẫn cố gắng lôi máy ra chụp đc 1 vài tấm hoàng hôn
 
Last edited:
6h tối, lê bước được vào khách sạn sau khi đã trả $12 tiền vé tham quan, 2 thằng nằm bẹp cho đến 8h mới đi ăn tối và 9h30 mới vác máy ảnh ra vớt vát. Có lẽ do có hình dung từ trước nên chúng tôi không ngạc nhiên gì về hình ảnh Golden Rock trong thực tế khi được nhìn tận mắt. Điều mà chúng tôi cảm giác ngạc nhiên là sự thành kính của người dân với di chỉ này. Cho đến tận nửa đêm, chúng tôi vẫn thấy rất nhiều người dân lặng lẽ ngồi tại một góc nào đó, nhắm mắt, tụng niệm với một sự tập trung cao độ hướng về hình ảnh Đức Phật qua hòn đá thiêng liêng đã ở nơi đó so thời gian với đất trời.
"Vạn vật có sinh ắt có diệt .... Ta làm gì có quyền năng đó ...Sợi tóc của ta chỉ là một vật an tâm cho Tapussa và Bhallika . Tâm an tất vật an ...." (Tibet3217)

Có lẽ điều mà Đức Phật muốn nhắn nhủ ở đây rằng: Đức Phật chỉ là người đưa đường để các đệ tử của người yên tâm bước những bước đi đầu tiên vào cõi tu, nhưng rồi, bước tới được cảnh giới nào, chẳng phải do Người, mà bởi Tâm dẫn lối.

26a.jpg


28a.jpg


IMG_3744%2Bcopy.jpg


27a.jpg


IMG_3791.JPG

Sư ở đây cũng rất thích chụp hình :D

Quá nửa đêm, lạnh buốt! Chúng tôi quay về khách sạn nghỉ ngơi để chờ đến hôm sau, 5h sáng, bình minh!!!


 
Ngoài lề 1: Xe cộ và giao thông

Xe ở Myanmar có một đặc điểm khá chung là cũ. Đa phần các xe đang lưu hành trên đường phố đều là xe đời 198x, tức là đã lưu hành trên 20 năm đổ lên và thuộc dạng xe cũ nhập, vậy nên không có gì khó hiểu nếu chiếc xe bạn đi không có điều hòa, hay đồng hồ không chạy, hay cửa không mở được…

103a.jpg


104a.jpg


IMG_3256.JPG


Có một điều lưu ý là đa phần những chiếc xe đang lưu thông là nhập cũ từ Nhật Bản, nơi người dân lái xe bên trái trong khi luật giao thông tại Myanmar là đi bên tay phải đường. Do nhập cũ để tiết kiệm nên những chiếc xe đó không hề được hoán đổi tay lái mà giữ nguyên tay lái nghịch và bà con cũng… kệ, có cái xe đi là tốt rồi. Vấn đề ở đây là khi vị trí của tài xế ngồi nghịch với bên phù hợp với chiều làn xe, tầm quan sát sẽ bị hạn chế và sẽ có thể gây nguy hiểm khi lưu thông. Trong đợt đi Golden Rock, có mấy lần bác lái xe lượn nhích nhích ra giữa đường để quan sát, thấy xe tải ngược chiều thì rụt vội vô. Tôi thì không sợ bởi không ngồi bên ngoài, thằng em tôi cũng không sợ vì nó ngủ suốt!!!

IMG_3669.JPG

Tuy việc lái xe hơi nguy hiểm như vậy nhưng nhìn chung giao thông ở Myanmar khá an tòan vì bà con rất nghiêm chỉnh chấp hành luật. Đặc biệt ở Yangon, nơi cấm xe máy, thì việc lưu thông là rất thoải mái. Đến các thành phố khác, nơi xe máy vẫn lưu hành thì thấy lộm nhộm ngay. Nói vậy không có nghĩa tôi ủng hộ việc cấm lưu thông xe máy, nhưng thực sự khi số lượng xe máy giảm, và cơ sở hạ tầng phát triển thì việc lưu thông trên đường sẽ rất dễ chịu. Tại Myanmar, khi chưa có bus, metro, hay các phương tiện công cộng thay thế khác thì bà con tạm chịu khó đi xe 5 tạ hóan cải. Cái này chắc là Chính Phủ Myanmar có tham khảo đề xuất của ông Tuyên, Đường Láng, Hà Nội.

IMG_3701.JPG

Ở trên, tôi nói Xe ở Myanmar có một đặc điểm khá chung là cũ, nói khá chung vì thỉnh thoảng vẫn thấy xe mới. Brand tôi để ý thấy nhiều nhất của cả xe cũ lẫn mới là Toyota. Xe cũ được chuộng nhất có lẽ là Toyota Corolla, còn xe mới tôi thấy được bà con chuộng là Toyota Land Cruiser/Prado (dòng 2007/2008). Thỉnh thoảng cũng thấy có xe Sport kiểu Nissan Z350 hay Audi (cái này nghe nói lại chứ tôi chưa tận mắt thấy). Xe sang kiểu Roll Royce, Mayback, Bentley hay siêu xe như Ferrari, Lamborghini, Aston Martin, Bugatti,… thì tuyệt nhiên không thấy dáng.

105a.jpg


IMG_3338.JPG


 
Anh ơi cho em hỏi 1 tí là em qua đó có nên mua thẻ sim không anh? và mua thì giá như thế nào không anh.
Em tính mang theo laptop mà sợ di chuyển nhiều không biết là để ở khách sạn có tiện không anh?
Cảm ơn anh nhiều...
 
Tùy nhu cầu thôi em. Thực ra cũng chả cần thiết lắm.

Laptop mang thì mang, nhưng ngoài chức năng copy ảnh thì có lẽ hơi ít sử dụng. Vì internet ở Myanmar không phải KS nào cũng có và tốc độ thường rất chậm. Nhưng tùy nhu cầu thôi :D
 
@Cold Cold Heart: Dạ em cảm ơn anh nhiều nha, tụi em sẽ đi du lịch Myanmar vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2012 này nè. Chắc đúng ngay mùa du lịch luôn.
 
Last edited by a moderator:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,063
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top