Du lịch giá rẻ tại Hà Nội - địa điểm khó bỏ qua
Hà Nội thành phồ ồn áo, nào nhiệt và đắt đỏ là vậy. Bạn tự hỏi với một khoản chi phí nhỏ liệu có thể đi được đâu không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Chỉ cần bỏ 1 chút thời gian tìm hiểu bạn sẽ có trong tay những địa điểm du lịch giá rẻ tại Hà Nội. Chúng tôi xin được gới thiệu cho các bạn 1 vài địa điểm thăm quan du lịch giá rẻ tại Hà Nội mà bạn nên đưa vào danh sách các điểm đến của bạn.
1. Khu phố cổ Hà Nội
Khu phố cổ Hà Nội, hình thành từ thời Lý – Trần, nơi đây từng được các du khách phương Tây ví với thành Venice cổ kính, cho đến hôm hay vẫn là khu phố cổ xưa độc đáo ở Việt Nam.
Hà Nội xưa phân chia thành hai khu vực rõ rệt: khu thành cấm dành cho vua chúa, quan lại và khu buôn bán dành cho dân chúng - chính là khu phố cổ ngày nay. Thời trước, khu phố cổ được hình thành từ một mạng lưới giao thông đường sông với hệ thống kênh rạch tạo bởi các nhánh của sông Hồng và sông Tô Lịch. Những thợ thủ công lành nghề được triều đình tuyển chọn đã lập ra các làng nghề ngay gần khu vực các cổng hoàng thành. Thế kỷ XI, đây đã trở thành một khu phố buôn bán sầm uất với những phường thợ tách biệt chuyên làm một loại mặt hàng. Chính vì vậy, đến ngày nay, thành phố vẫn thường được gọi là Hà Nội - 36 phố phường. Mỗi phường bắt đầu bằng chữ "Hàng" như Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hàng Giấy, Hàng Mã, Hàng Giầy... “Hàng” tiếng Việt cổ có nghĩa là hàng hóa, và các khu phố được đặt tên theo loại mặt hàng bán nhất định. Một vài khu phố ngày nay vẫn bán những mặt hàng truyền thống đó.
Phố cổ thực sự là khu vực rất hấp dẫn để du khách khám phá. Những ngôi nhà “ống” trong khu vực này là những ngôi nhà bề ngang hẹp và kéo dài về phía sau. Để thấy độ sâu của chúng, có thể xuôi theo những ngõ hẻm giữa các tòa nhà hoặc thăm một trong những cửa hàng trên phố Hàng Gai.
Trong khu phố cổ Hà Nội, xen lẫn các ngôi nhà truyền thống là các công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo và các nhà hàng ẩm thực. Khu phố cổ còn giữ được dáng vẻ kiến trúc của dân tộc Việt Nam và châu Á - tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo - nhà cửa san sát, phố xá tấp nập. Nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của người dân đô thị diễn ra tấp nập: sinh hoạt, bán hàng, sản xuất, vui chơi, nghỉ ngơi, lễ hội, tạo nên sức sống mãnh liệt để khu phố tồn tại và phát triển liên tục.
Cuộc sống trên phố cổ hiện tại vẫn diễn ra sôi động. Ngay từ sáng sớm, đường phố đã đông người: người đi làm, người bán hàng, người đi chơi... Những người đàn ông làm những nghề do cha ông truyền lại, các cụ bà trông coi nhà thờ họ, trông cháu hay bán thuốc lá, trông coi nhà cửa... Thậm chí trong những đêm đông giá lạnh, người Hà Nội vẫn có thói quen tụ tập, cùng nhau thưởng thức món ăn.
Phố cổ Hà Nội đang đứng trước những biến động to lớn và phức tạp của sự thích ứng với đời sống xã hội phát triển, làm cho một số ngôi nhà, đoạn phố bị thay thế bởi những khối kiến trúc mới, hiện đại. Song phố cổ vẫn còn đầy vẻ quyến rũ với những ngôi nhà ống nhỏ nhắn, xinh xắn và rêu phong, thấp thoáng ẩn mình trong màu xanh mượt mà và ngọt ngào hương hoa của cây lá. Phố cổ không bao giờ phai mờ vẻ đẹp thuần khiết, thanh tao.
Phố cổ ngày và đêm là có những hoạt động khác nhau vì vậy nếu đi thăm quan phố cổ bạn nên đi cả ngày và đêm để thấy hết được nét đẹp của phố cổ xưa và sự nhộn nhịp của phố cổ hiện đại.
2. Đầm sen Hồ Tây
Cứ mỗi mùa sen nở các đầm sen là điểm đến thú vị dành cho nhưng bạn muốn đi đâu đó mà chủ yếu là chụp ảnh.
Các khu vực có những đầm sen thuộc Làng Nhật Tân, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ.một đoạn có tên là Đường Nhật Chiêu giáp Công viên nước. Bạn có thể đi dạo và ngắm cảnh giữa các đầm này bởi một con đường từ Khu công viên Hồ Sen của Phường Nhật Tân đến cuối đường Nhật Chiêu.
Giá vé vào cửa là 30.000 đồng/người, vé gửi xe là 10.000 đồng/xe.
Mua sen với số lượng ít từ 10 đến 20 bông thì bán với giá 10.000/bông,
Bộ quần áo yêm, váy đụp có giá thuê 100.000 đồng, áo dài 90.000/bộ, quần áo nâu 80.000/bộ. Ngoài ra, chủ đầm còn cho thuê các dụng cụ đi kèm như nón lá, gáo múc, quạt…
Chiều: 13h30 - 17h00
HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
3. Gốm Bát Tràng
Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phía Đông - Nam là làng gốm Bát Tràng, nay thuộc huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội). Là một làng gốm lâu đời và lừng danh nhất ở Việt Nam, làng gốm Bát Tràng ngày nay vẫn hoạt động và ngày càng phát triển mạnh. Tục truyền, làng ban đầu có tên là Bạch Thổ phường (phường những người thợ làm đồ đất trắng) sau đổi lại thành Bát Tràng phường (phường có lò bát).
Bạn có thể đi trong ngày, tới đây bạn có thể trải nghiệm tự tay làm các sản phẩm gốm, hay tham quan làng cổ với những nghôi nhà có những lớp mái ngói xếp tầng lên nhau do việc tôn tạo tư xưa, chợ gốm ở đây là địa điểm không thể bỏ qua ở đây, các sản phẩm của làng hầu hết được trưng bày ở đây rất đa dạng, phong phú và đẹp nữa.
4. Làng Cổ Đường Lâm
[img=center]http://media.bizwebmedia.net/sites/75419/data/Upload/2014/9/971076_502135856557412_1071757866_n.jpg[/img]
Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.
Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.
Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.
Làng cổ Đường Lâm là một trong những quần thể kiến trúc mang đậm nét văn hóa Việt Nam, đây là ngôi làng cổ nhất ở miền Bắc với lịch sử hơn nghìn năm phát triển. Vì vậy chuyến thăm làng cổ Đường Lâm cũng là hành trình tìm về với nguồn gốc văn hóa và truyền thống của Việt Nam. Đây cũng là dịp để Quý khách chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà cổ, hoài niệm về một ngôi làng Việt Nam còn nguyên dáng dấp thuở ban sơ với những con hẻm nhỏ quanh co, thăm đền thờ của hai vị vua sinh ra từ làng cổ Đường Lâm, và trò chuyện với người dân địa phương trong chính ngôi nhà cổ của họ. Để vào làng cổ, du khách sẽ đi qua cánh cổng được làm bằng gỗ đặc trưng của làng quê bắc bộ với mái cổng được lợp mái cong.
Đến với Đường Lâm, du khách còn được thưởng thức món tương bần - một trong những món ăn truyền thống của người Việt Nam và kẹo lạc. Tương bần ở Đường Lâm dùng để kho cá hoặc thịt sẽ tăng thêm hương vị bùi bùi, béo béo cho món ăn.
Nếu bạn muốn có 1 chuyến đi thư thái, yên bình, tĩnh lặng thì đây có thể là 1 sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
5. Cổ Loa
Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên.
Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng, thuộc địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17km về hướng Tây Bắc. Đây là thủ đô thứ 2 của Việt Nam sau Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay) là thủ đô thời các vua Hùng.
Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa, những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình.
Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương, theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Qua cầu là thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi 5km đến ngã rẽ vào Cổ Loa. Khoảng cách quốc lộ 3 đến Cổ Loa là 2km.
Trạm xe buýt Long Biên, các xe đi Phù Lỗ, Đa Phúc đều có chạy ngang Cổ Loa.