What's new

Cái chết nàng Tô Thị, nỗi oan người lính già

Suy nghĩ mãi cũng không biết nên post bài này ở đâu. Thôi thì cứ post ở đây, dù sao đi nữa đây cũng là cái kết của một chuyến đi. Mỗi chuyến đi mỗi người sẽ đều có những trải nghiệm riêng, vui có buồn có. Hắn cũng vừa đi xong, một chuyến đi ngoài dự kiến nhưng khiến cho nó nhiều trăn trở và muốn được chia sẻ cùng các bạn.

Là dân phượt chắc ai cũng biết đến Nàng Tô Thị ở Lạng Sơn. Nó cũng thế, nó cũng đã nghe nói đến nàng và lần này quyết tâm diện kiến nàng. Với tất cả sự tôn kính nó tìm đến chân nàng. Nhưng hỡi ôi, cái tuyệt tác của thiên nhiên bây giờ còn lại như thế này đây các bạn ạ, một bức tượng được chắp vá từ những mảnh đá nhỏ, và xi măng

P1020399.jpg


Tớ muốn hỏi các bạn, bức tượng thật ở đâu? Nếu bạn nào biết hãy trả lời và mình sẽ tiếp tục câu chuyện.
 
Một vài hình ảnh hiện tại của nàng Tô Thị







Cảm ơn bạn dangkhoaquan về những thông tin đó. Vậy nguyên nhân tượng Tô Thị bị sập có thể chỉ là một hiện tượng bình thường của tự nhiên. Thiên nhiên đã tạo ra Tô Thị và cũng đã phá hủy Tô Thị. Nếu như đúng như vậy thì chúng ta sẽ bớt xót xa hơn rất nhiều đúng không.

Theo bạn nguyên nhân là do con người hay do thiên nhiên?
 
Cảm ơn thông tin của DangkhoaQuan, tôi là người sống ở chân Núi Tam Thanh khi Nàng Tô xuống núi, tôi cũng đã đến xem thực tế khi ngay sau đấy. Thực sự mà tôi thấy đúng là như ThS Trương hoàng Phương nhận định. Có một vết trượt hoàn toàn do tự nhiên nghiêng vát 45 độ. Mấy hôm đó trời mưa bão. Nàng Tô đã bị trượt xuống, để khi tôi lên còn thấy trên mạch vết nứt nhiều chỗ đã có lớp đất đỏ len vào tạo thành một lớp dày chừng hơn 1mm tương đối cứng chứ không phải như lớp đất mới trôi đến. Còn ong Quyết, tôi cũng biết, thực ra khi đó ong ấy cũng có khai thác đá nung vôi ngay gần đó. Khai thác thủ công bằng xà beng bẩy tay, không phải nổ mìn như nhiều nguồn tin đã đưa. Nên mấy ông sở Văn hóa khi đó chưa chắc đã biết có chuyện khai thác ấy. Đến khi xảy ra chuyện thì phải có người chịu tội thôi. Giám đốc sở Hoàng văn Tranh khi đó cũng bị nghỉ hưu sớm.

Mr Truong nói cũng đúng, Nàng Tô đã tân trang đầu mới một lần năm 1979. Pháo hay là phá thì không rõ. Nhưng nếu pháo thì dấu tích phải lớn hơn nhiều những gì sau đó chúng tôi thấy.

Quanh khu vực Tam Thanh tôi chưa biết có vụ nào nổ mìn phá đá cả. Toàn thấy khai thác thủ công. Vụ nổ lớn nhất là vào hè năm 1984-85 gì đó, khi 7 em học sinh vào hang Tam thanh chơi rồi phá dỡ thuốc nổ quân sự còn xót lại sau chiến tranh biên giới, kết quả 6 em bị chết mất xác, xót lại 1 em vì nhát sợ nên chạy về trước. Khi đó mấy nhà ven núi cũng bị rung chuyển nứt hết tường, bay cả ngói. Có lẽ bây giờ vẫn còn dấu tích.
 
Last edited:
Năm 1991, khi đó em đang là sinh viên nên cũng hay đọc báo Tiền Phong. Hồi đó vụ này làm rùm beng lắm. Bản chất sự việc lúc đó thế nào không biết nhưng họ đổ cho việc khai thác đá nung vôi và trách nhiệm của ngành văn hóa trong việc bảo vệ di tích. Sau có bài thơ này của Nguyễn Duy bọn sinh viên hay chuyền tay nhau đọc-càng thêm xót xa:( Em thì em đau nhất câu cuối: Người xưa hoá đá người nay hoá gì ?...

VỌNG TÔ THỊ​

Nàng Tô Thị xứ Lạng Sơn bị hạ sát tại quê nhà
đêm rằm, rạng ngày 16 tháng sáu (âm lịch) năm Tân Mùi, 1991.
Có thơ vọng rằng..​
.

Leo lên xứ Lạng quờ tay
người xưa dứt bóng người nay đâu rồi

Vành sa trắng chít ngang trời
một vùng biên ải mấy thời binh đao

Tình tang tan tự thuở nào
hồn ai rỏ máu hoa đào đó ư
Siêu nhiên goá bụa nhân từ
đá mồ côi đá vọng phu với người


Người hoá đá đá hoá vôi
vôi ma quái bạc mái đời phù vân

Nàng Tô Thị của nghìn năm
hai lần hoá kiếp hai lần vọng ai

Chân ai thậm thịch dặm dài
lòng ai nuốt mảnh tượng đài nàng đây

Vọng chi ở phía chân mây
người xưa hoá đá người nay hoá gì ?...



Tháng 8.1991
Trích trong tập thơ: Về, 1994​


Giờ nếu biết thêm thông tin là có ai bị oan trong vụ này thì hay biết mấy.
 
Last edited:
Cảm ơn thông tin của DangkhoaQuan, tôi là người sống ở chân Núi Tam Thanh khi Nàng Tô xuống núi, tôi cũng đã đến xem thực tế khi ngay sau đấy. Thực sự mà tôi thấy đúng là như ThS Trương hoàng Phương nhận định. Có một vết trượt hoàn toàn do tự nhiên nghiêng vát 45 độ. Mấy hôm đó trời mưa bão. Nàng Tô đã bị trượt xuống, để khi tôi lên còn thấy trên mạch vết nứt nhiều chỗ đã có lớp đất đỏ len vào tạo thành một lớp dày chừng hơn 1mm tương đối cứng chứ không phải như lớp đất mới trôi đến. Còn Quyết, tôi cũng biết, thực ra khi đó cậu ấy cũng có khai thác đá nung vôi ngay gần đó. Khai thác thủ công bằng xà beng bẩy tay, không phải nổ mìn như nhiều nguồn tin đã đưa. Nên mấy ông sở Văn hóa khi đó chưa chắc đã biết có chuyện khai thác ấy. Đến khi xảy ra chuyện thì phải có người chịu tội thôi. Giám đốc sở Hoàng văn Tranh khi đó cũng bị nghỉ hưu sớm.
Mr Truong nói cũng đúng, Nàng Tô đã tân trang đầu mới một lần năm 1979. Pháo hay là phá thì không rõ. Nhưng nếu pháo thì dấu tích phải lớn hơn nhiều những gì sau đó chúng tôi thấy.
Quanh khu vực Tam Thanh tôi chưa biết có vụ nào nổ mìn phá đá cả. Toàn thấy khai thác thủ công. Vụ nổ lớn nhất là vào năm hè 1984-85 gì đó, khi 7 em học sinh vào hang Tam thanh chơi rồi phá dỡ thuốc nổ quân sự còn xót lại sau chiến tranh biên giới, kết quả 6 em bị chết mất xác, xót lại 1 em vì nhát sợ nên chạy về trước. Khi đó mấy nhà ven núi cũng bị rung chuyển nứt hết tường, bay cả ngói. Có lẽ bây giờ vẫn còn dấu tích.

Năm 1991, khi đó em đang là sinh viên nên cũng hay đọc báo Tiền Phong. Hồi đó vụ này làm rùm beng lắm. Bản chất sự việc lúc đó thế nào không biết nhưng họ đổ cho việc khai thác đá nung vôi và trách nhiệm của ngành văn hóa trong việc bảo vệ di tích. Sau có bài thơ này của Nguyễn Duy bọn sinh viên hay chuyền tay nhau đọc-càng thêm xót xa:( Em thì em đau nhất câu cuối: Người xưa hoá đá người nay hoá gì ?...

Giờ nếu biết thêm thông tin là có ai bị oan trong vụ này thì hay biết mấy.

Thực tế chuyện này đã nhiều năm về trước, lúc đó em mới có 5 tuổi tất nhiên là chưa biết gì. Nhiều năm sau, sau bao năm ao ước được gặp nàng Tô Thị, cuối cùng em cũng đã được gặp nàng, nhưng... Em cũng đã tìm hiểu, và trong câu chuyện này thực sự là còn nhiều uẩn khúc. Nhưng ít ra em cũng vui vì nàng Tô Thị chết không phải vì ý thức kém của con người.
 
Ôi tất cả cũng chỉ là thêu dệt thôi mừ các bác , lịch sủ hay hiện tại , tất cả đều là nhiệm vụ của hệ thống chính trị =))
 
Thực tế chuyện này đã nhiều năm về trước, lúc đó em mới có 5 tuổi tất nhiên là chưa biết gì. Nhiều năm sau, sau bao năm ao ước được gặp nàng Tô Thị, cuối cùng em cũng đã được gặp nàng, nhưng... Em cũng đã tìm hiểu, và trong câu chuyện này thực sự là còn nhiều uẩn khúc. Nhưng ít ra em cũng vui vì nàng Tô Thị chết không phải vì ý thức kém của con người.

Bạn có thể nói rõ hơn về "... nỗi oan của người lính già" !
Còn mình thì nhắc lại với bạn một thông tin chuẩn xác rằng: Cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung kéo dài gần chục năm suốt từ năm 1979, và nàng Tô Thị cũng là nạn nhân của cuộc chiến đó như mình đã nói ở trên, thông tin này là chính xác vì những năm 80 mình đã là lính chiến đầu ở biên giới phía bắc rồi và cũng có nhiều người bà con ở Lạng Sơn, Cao Bằng...
Thời điểm đó còn rất mông muội nên ko ghi hình lại được, chính mắt mình đã nhìn thấy nàng mất đầu!
Chỉ có điều không biết có tài liệu nào ghi lại hay ko
 
hehheheh. lên gút-gồ tìm đủ thứ thông tin linh tinh không chọn lọc, bây giờ một cựu chiến binh xuất hiện và khẳng định ngược lại. heheee ;) chắc là phạt gút gồ làm việc chuyên nghiệp, chứ không thể phạt bọn ngưởi trẻ háo thắng được...=))
 
hehheheh. lên gút-gồ tìm đủ thứ thông tin linh tinh không chọn lọc, bây giờ một cựu chiến binh xuất hiện và khẳng định ngược lại. heheee ;) chắc là phạt gút gồ làm việc chuyên nghiệp, chứ không thể phạt bọn ngưởi trẻ háo thắng được...=))

Em đề nghị bác nói rõ hơn, long bong kiểu này ai mà hiểu chứ
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,774
Bài viết
1,137,874
Members
192,684
Latest member
bigwin29com
Back
Top