onlydalat
Phượt quái
Đỉnh Lang Bian
Ðến Ðà Lạt, nhiều du khách không khỏi kinh ngạc trước vẻ đẹp của đồi núi chập chùng, đặc biệt là đỉnh Lang Bian hùng vĩ (còn gọi là Núi Bà) cao 2.169m, cùng rặng BiÐúp, mặc dù ngày nay Lang Bian thuộc về huyện Lạc Dương.
Trong các truyền thuyết, thần thoại của các dân tộc thiểu số ở Ðà Lạt 3 rặng núi : Lang Bian, núi Khổng lồ (Nhút), và BiÐúp có mối quan hệ mất thiết với nhau
và thường là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều văn nghệ sĩ. Riêng ngọn Lang Bian là hiện thân của mối tình trong trắng, thủy chung của một đôi uyên ương dân tộc thiểu số bản địa. Họ quyết định chọn cái chết để phản đối luật tục khắc khe và đi đến thống nhất các bộ tộc Lạch, Chil, Srê... thành dân tộc K’Ho.
Chuyện kể rằng (*) : Ngày xưa, xưa lắm, vùng La Ngư Thượng tức Ðà Lạt bây giờ đất đai phì nhiêu, cây cỏ tốt tươi, quanh năm khí hậu ngọt ngào như mùa thu. Thuở ấy, các bộ tộc ít người còn sống riêng rẽ và thỉnh thoảng vẫn xảy ra những cuộc tranh chấp về vùng đất, vùng đồi hoặc phong tục. Trên vùng Cao nguyên xinh đẹp này có 2 bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng khỏe mạnh, đẹp trai, giàu lòng thương người và có tài chinh phục thú rừng, đó là chàng Lang. Một hôm, trong bản làng có hai con voi đi lạc từ vùng La Ngư Hạ lên, rất hung dữ. Hàng chục người Lạch vây hãm mà vẫn không triệt hạ nổi. Khi Lang từ rẫy về, thấy vậy vội ra hiệu cho họ nghỉ tay, một mình chàng tìm cách chinh phục đôi voi. Sau một hồi giao đấu, Lang nắm được đuôi hai con voi liền cột chặt vào nhau làm chúng không đủ sức kháng cự nữa. Chàng bắt cả 2 quỳ xuống hàng phục. Lang không đánh đập khi chúng đã thua mà tìm lời ngọt ngào khuyên nhủ:
- Ta tha chết cho 2 ngươi... bây giờ phải về làng cũ kẻo dân làng mong tìm. Từ đây không được phá phách nữa.
Hai con voi cảm động rơi nước mắt, lặng lẽ bước đi ngoan ngoãn. Từ đó Lang nổi tiếng là một dũng sỹ nhân ái được cả cầm thú và bộ tộc thương yêu, kính trọng.
Năm tháng dần trôi, Lang đã 20 tuổi mà vẫn chưa có vợ vì không có một thiếu nữ nào trong buôn làng cảm thấy xứng đáng bắt Lang làm chồng. Hơn nữa, Lang đang gởi trái tim mình cho một người con gái của bộ tộc khác là nàng Bian kiều diễm, con gái của tù trưởng KZềnh, thuộc bộ tộc Srê. Bian xinh đẹp thông minh và khiêm tốn. Những ngày vào rừng hái trái, kết hoa thì thiên nhiên, cây cỏ dường như tươi vui, thắm thiết hơn, chim rừng xôn xao hót líu lo. Những con thú hiền lành quây quần săn đón nàng. Các loài thú dữ thường lẫn tránh. Tuy nhiên, cũng chính vì vẻ đẹp rực rỡ đó mà hai con rắn hổ tinh đem lòng ghen ghét, tìm cách mưu hại Bian.
Một hôm nọ, lũ làng Srê theo Bian đi hái quả, khi đến thác Ða Tanla - nơi các tiên nữ thường hay xuống tắm, 2 con rắn hổ tinh liền chặn đoàn người lại và tấn công, dưới sự giúp sức của 2 con cáo già và 7 con chó sói! Trong lúc Bian và lũ làng sắp bị chúng làm hại thì dũng sĩ Lang xuất hiện:
- Hỡi bọn độc ác, các người không được hại người lương thiện.
Thế rồi, Lang nhảy vào vòng chiến. Bầy chó sói và rắn tinh quây quanh chàng. Cuộc chiến đấu mỗi lúc một ác liệt. Cuồng phong nổi lên dữ dội. Cây rừng gãy đổ ào ào. Mặt trời chệch về hướng Tây, xuyên qua kẻ lá làm nổi bật hai cánh tay rắn chắc của người dũng sĩ. Khi hai con rắn tinh lè lưỡi, nhanh như chớp dũng sĩ Lang dùng xà gạc phớt nhanh vào đó, chúng rú lên thảm thiết. Cuối cùng, chàng đã dùng cung tên bắn vào bầy dã thú, chúng kêu lên đau đớn và bỏ chạy hoảng loạn làm náo động cả một khu rừng.
Lang đi gọi đoàn Srê và nàng Bian đến. Nàng e lệ cảm ơn chàng. Từ đó dũng sĩ Lang và nàng Bian xinh đẹp, dịu hiền yêu mến nhau, cho dù khác bộ tộc và họ ở cách xa nhau mấy con suối! Có những đêm trăng sáng hai người hẹn gặp và sánh vai nhau đi dạo trên những quả đồi ở vùng La Ngư Thượng. Mỗi lần như vậy Bian thường nhắc đến buổi gặp gỡ ở thác Ða Tanla. Tin Bian yêu thương dũng sĩ Lang lan truyền rất nhanh trên Cao nguyên. Chỉ mấy lần trăng tròn, các bộ tộc vùng La Ngư Thượng đều hay tin con gái của tù trưởng KZềnh sẽ bắt chồng là tù trưởng của bộ tộc Lạch, nhưng đám cưới của Lang và Bian không thành vì ông KZềnh nói:
- Bạp (cha) không chấp nhận. Tục lệ của bộ tộc ta không cho phép bộ tộc người Lạch được nhận vào người Srê.
Bian nài nỉ:
- Bạp là tù trưởng, Bạp có thể thay được tục lệ mà. Người Lạch cũng là người, sao không bắt chồng được?
Ông KZềnh cương quyết:
- Trước đây người Lạch và Srê có thù oán, cho nên con gái Srê không bắt chồng người Lạch. Yàng (Trời) đã ghi trong luật tục. Bạp không có quyền thay đổi.
Bian khóc nức nở:
- Thế thì Bian không bắt ai làm chồng nữa đâu. Bian sẽ trọn đời mang chiếc vòng cầu hôn của Lang.
Ngày hôm sau, Bian vượt qua nhiều cánh rừng để báo tin cho Lang biết, đám cưới của họ không thành. Lang buồn rầu nói:
- Ta biết hiện nay giữa các bộ tộc có nhiều luật tục vô lý mà. Chúng ta phải chống lại kẻ độc ác và những oan nghiệt ấy, Bian ạ vì nó đã làm cho ta đau khổ.
Bian im lặng, cúi đầu. Nước mắt nàng tuôn trào hòa vào con thác, dòng suối trên Cao nguyên khiến chúng gầm réo suốt ngày đêm như khóc than cho mối tình tuyệt vọng của hai người.
Lang và Bian ngồi yên lặng bên nhau trên đỉnh núi, hết ngày này sang ngày khác, mặc cho đêm xuống, nắng lên, sương tan, bóng xế. Họ quyết định ở bên nhau cho đến chết. Thế rồi, sau một đêm mưa gió bão bùng cả hai người đã qua đời. Tin chàng Lang và nàng Bian gục chết bên nhau để phản đối lại luật tục khắc khe, sự thù oán vô cớ giữa hai bộ tộc Lạch và Srê chẳng mấy chốc được lan truyền khắp núi rừng vùng La Ngư Thượng. Cái chết của chàng Lang và nàng Bian khiến các bộ tộc đều xót thương. Họ kéo nhau đi thành đoàn dài từ thung lũng này sang thung lũng nọ. Ông KZềnh vô cùng ân hận, bèn đứng ra kêu gọi bộ tộc Lạch, Chil, Srê hợp nhất thành dân tộc K'Ho, xóa bỏ mọi hiềm khích trước đây và cho phép con trai, con gái giữa các tộc họ được lấy nhau để sinh con đẻ cái. Mọi người quyết định lấy ngọn núi cao nhất vùng Cao nguyên xinh đẹp này để chôn cất hai người và đặt tên là Lang Bian. Từ đó, mỗi năm các bộ tộc lại tụ họp về đây để cúng tế ăn trâu, uống rượu cần và đắp mộ cho hai người. Do đó, ngọn Lang Bian mỗi ngày một cao thêm và là biểu tượng cho sự hòa hợp, thống nhất giữa các tộc dân vùng La Ngư Thượng.
Người Lạch còn kể thêm rằng : Yàng cảm thương sự chung thủy của Lang và Bian nên cử một vị thần xuống trần gian chăm sóc cho hai ngọn núi nói trên. Và thần này được đặt tên là thần Lơm Biêng. Thần Lơm Biêng đắp cao ngọn Lang Bian làm trụ trời. Ðây cũng chính là nơi định cư cho dân tộc Kho Lạch. Ngày nay, nhiều già làng người Lạch kể về sự tích núi Lang Bian thường kể về phần hai, tức là phần thần Lơm Biêng xây trụ trời.… Thần Lơm Biêng khi xây có nhờ hai người bạn giúp sức: đó là ông Khổng lồ (Nhút) - cũng là tên rặng núi tiếp với Lang Bian (phía trái nhìn từ Ðà Lạt - Lạc Dương) và BiÐúp. Nhưng ông này keo kiệt, tham ăn nên bị thần Lơm Biêng cho một đạp té xuống gần biển. BiÐúp theo tiếng người thiểu số có nghĩa là té ngữa.
Ba dãy núi Lang Bian, Khổng lồ, BiÐúp tuy ngày nay không nằm trong địa phận thành phố, nhưng lịch sử của nó gắn liền với lịch sử phát triển của Ðà Lạt và các dân tộc thiểu số của vùng cao nguyên tươi xanh này. Nếu có dịp du khách đứng trên Lang Bian sẽ nhìn thấy các buôn làng người Chil, người Lạch đang âm thầm, lặng lẽ bên dòng sông hay giữa các thung lũng ven những dòng suối nhỏ. Và cũng từ đây nhìn về thành phố, du khách sẽ thấy Ðà Lạt chập chùng những biệt thự, trường học, nhà thờ với tháp chuông cao vút. Cho tới hôm nay, cũng có lẽ mãi mãi về sau, Lang Bian hay núi Bà vẫn là hình ảnh sống động trong lòng các dân tộc của thành phố Ðà Lạt cũng như du khách dù chỉ là một lần chiêm ngưỡng.
Ðến Ðà Lạt, nhiều du khách không khỏi kinh ngạc trước vẻ đẹp của đồi núi chập chùng, đặc biệt là đỉnh Lang Bian hùng vĩ (còn gọi là Núi Bà) cao 2.169m, cùng rặng BiÐúp, mặc dù ngày nay Lang Bian thuộc về huyện Lạc Dương.
Trong các truyền thuyết, thần thoại của các dân tộc thiểu số ở Ðà Lạt 3 rặng núi : Lang Bian, núi Khổng lồ (Nhút), và BiÐúp có mối quan hệ mất thiết với nhau
và thường là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều văn nghệ sĩ. Riêng ngọn Lang Bian là hiện thân của mối tình trong trắng, thủy chung của một đôi uyên ương dân tộc thiểu số bản địa. Họ quyết định chọn cái chết để phản đối luật tục khắc khe và đi đến thống nhất các bộ tộc Lạch, Chil, Srê... thành dân tộc K’Ho.
Chuyện kể rằng (*) : Ngày xưa, xưa lắm, vùng La Ngư Thượng tức Ðà Lạt bây giờ đất đai phì nhiêu, cây cỏ tốt tươi, quanh năm khí hậu ngọt ngào như mùa thu. Thuở ấy, các bộ tộc ít người còn sống riêng rẽ và thỉnh thoảng vẫn xảy ra những cuộc tranh chấp về vùng đất, vùng đồi hoặc phong tục. Trên vùng Cao nguyên xinh đẹp này có 2 bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng khỏe mạnh, đẹp trai, giàu lòng thương người và có tài chinh phục thú rừng, đó là chàng Lang. Một hôm, trong bản làng có hai con voi đi lạc từ vùng La Ngư Hạ lên, rất hung dữ. Hàng chục người Lạch vây hãm mà vẫn không triệt hạ nổi. Khi Lang từ rẫy về, thấy vậy vội ra hiệu cho họ nghỉ tay, một mình chàng tìm cách chinh phục đôi voi. Sau một hồi giao đấu, Lang nắm được đuôi hai con voi liền cột chặt vào nhau làm chúng không đủ sức kháng cự nữa. Chàng bắt cả 2 quỳ xuống hàng phục. Lang không đánh đập khi chúng đã thua mà tìm lời ngọt ngào khuyên nhủ:
- Ta tha chết cho 2 ngươi... bây giờ phải về làng cũ kẻo dân làng mong tìm. Từ đây không được phá phách nữa.
Hai con voi cảm động rơi nước mắt, lặng lẽ bước đi ngoan ngoãn. Từ đó Lang nổi tiếng là một dũng sỹ nhân ái được cả cầm thú và bộ tộc thương yêu, kính trọng.
Năm tháng dần trôi, Lang đã 20 tuổi mà vẫn chưa có vợ vì không có một thiếu nữ nào trong buôn làng cảm thấy xứng đáng bắt Lang làm chồng. Hơn nữa, Lang đang gởi trái tim mình cho một người con gái của bộ tộc khác là nàng Bian kiều diễm, con gái của tù trưởng KZềnh, thuộc bộ tộc Srê. Bian xinh đẹp thông minh và khiêm tốn. Những ngày vào rừng hái trái, kết hoa thì thiên nhiên, cây cỏ dường như tươi vui, thắm thiết hơn, chim rừng xôn xao hót líu lo. Những con thú hiền lành quây quần săn đón nàng. Các loài thú dữ thường lẫn tránh. Tuy nhiên, cũng chính vì vẻ đẹp rực rỡ đó mà hai con rắn hổ tinh đem lòng ghen ghét, tìm cách mưu hại Bian.
Một hôm nọ, lũ làng Srê theo Bian đi hái quả, khi đến thác Ða Tanla - nơi các tiên nữ thường hay xuống tắm, 2 con rắn hổ tinh liền chặn đoàn người lại và tấn công, dưới sự giúp sức của 2 con cáo già và 7 con chó sói! Trong lúc Bian và lũ làng sắp bị chúng làm hại thì dũng sĩ Lang xuất hiện:
- Hỡi bọn độc ác, các người không được hại người lương thiện.
Thế rồi, Lang nhảy vào vòng chiến. Bầy chó sói và rắn tinh quây quanh chàng. Cuộc chiến đấu mỗi lúc một ác liệt. Cuồng phong nổi lên dữ dội. Cây rừng gãy đổ ào ào. Mặt trời chệch về hướng Tây, xuyên qua kẻ lá làm nổi bật hai cánh tay rắn chắc của người dũng sĩ. Khi hai con rắn tinh lè lưỡi, nhanh như chớp dũng sĩ Lang dùng xà gạc phớt nhanh vào đó, chúng rú lên thảm thiết. Cuối cùng, chàng đã dùng cung tên bắn vào bầy dã thú, chúng kêu lên đau đớn và bỏ chạy hoảng loạn làm náo động cả một khu rừng.
Lang đi gọi đoàn Srê và nàng Bian đến. Nàng e lệ cảm ơn chàng. Từ đó dũng sĩ Lang và nàng Bian xinh đẹp, dịu hiền yêu mến nhau, cho dù khác bộ tộc và họ ở cách xa nhau mấy con suối! Có những đêm trăng sáng hai người hẹn gặp và sánh vai nhau đi dạo trên những quả đồi ở vùng La Ngư Thượng. Mỗi lần như vậy Bian thường nhắc đến buổi gặp gỡ ở thác Ða Tanla. Tin Bian yêu thương dũng sĩ Lang lan truyền rất nhanh trên Cao nguyên. Chỉ mấy lần trăng tròn, các bộ tộc vùng La Ngư Thượng đều hay tin con gái của tù trưởng KZềnh sẽ bắt chồng là tù trưởng của bộ tộc Lạch, nhưng đám cưới của Lang và Bian không thành vì ông KZềnh nói:
- Bạp (cha) không chấp nhận. Tục lệ của bộ tộc ta không cho phép bộ tộc người Lạch được nhận vào người Srê.
Bian nài nỉ:
- Bạp là tù trưởng, Bạp có thể thay được tục lệ mà. Người Lạch cũng là người, sao không bắt chồng được?
Ông KZềnh cương quyết:
- Trước đây người Lạch và Srê có thù oán, cho nên con gái Srê không bắt chồng người Lạch. Yàng (Trời) đã ghi trong luật tục. Bạp không có quyền thay đổi.
Bian khóc nức nở:
- Thế thì Bian không bắt ai làm chồng nữa đâu. Bian sẽ trọn đời mang chiếc vòng cầu hôn của Lang.
Ngày hôm sau, Bian vượt qua nhiều cánh rừng để báo tin cho Lang biết, đám cưới của họ không thành. Lang buồn rầu nói:
- Ta biết hiện nay giữa các bộ tộc có nhiều luật tục vô lý mà. Chúng ta phải chống lại kẻ độc ác và những oan nghiệt ấy, Bian ạ vì nó đã làm cho ta đau khổ.
Bian im lặng, cúi đầu. Nước mắt nàng tuôn trào hòa vào con thác, dòng suối trên Cao nguyên khiến chúng gầm réo suốt ngày đêm như khóc than cho mối tình tuyệt vọng của hai người.
Lang và Bian ngồi yên lặng bên nhau trên đỉnh núi, hết ngày này sang ngày khác, mặc cho đêm xuống, nắng lên, sương tan, bóng xế. Họ quyết định ở bên nhau cho đến chết. Thế rồi, sau một đêm mưa gió bão bùng cả hai người đã qua đời. Tin chàng Lang và nàng Bian gục chết bên nhau để phản đối lại luật tục khắc khe, sự thù oán vô cớ giữa hai bộ tộc Lạch và Srê chẳng mấy chốc được lan truyền khắp núi rừng vùng La Ngư Thượng. Cái chết của chàng Lang và nàng Bian khiến các bộ tộc đều xót thương. Họ kéo nhau đi thành đoàn dài từ thung lũng này sang thung lũng nọ. Ông KZềnh vô cùng ân hận, bèn đứng ra kêu gọi bộ tộc Lạch, Chil, Srê hợp nhất thành dân tộc K'Ho, xóa bỏ mọi hiềm khích trước đây và cho phép con trai, con gái giữa các tộc họ được lấy nhau để sinh con đẻ cái. Mọi người quyết định lấy ngọn núi cao nhất vùng Cao nguyên xinh đẹp này để chôn cất hai người và đặt tên là Lang Bian. Từ đó, mỗi năm các bộ tộc lại tụ họp về đây để cúng tế ăn trâu, uống rượu cần và đắp mộ cho hai người. Do đó, ngọn Lang Bian mỗi ngày một cao thêm và là biểu tượng cho sự hòa hợp, thống nhất giữa các tộc dân vùng La Ngư Thượng.
Người Lạch còn kể thêm rằng : Yàng cảm thương sự chung thủy của Lang và Bian nên cử một vị thần xuống trần gian chăm sóc cho hai ngọn núi nói trên. Và thần này được đặt tên là thần Lơm Biêng. Thần Lơm Biêng đắp cao ngọn Lang Bian làm trụ trời. Ðây cũng chính là nơi định cư cho dân tộc Kho Lạch. Ngày nay, nhiều già làng người Lạch kể về sự tích núi Lang Bian thường kể về phần hai, tức là phần thần Lơm Biêng xây trụ trời.… Thần Lơm Biêng khi xây có nhờ hai người bạn giúp sức: đó là ông Khổng lồ (Nhút) - cũng là tên rặng núi tiếp với Lang Bian (phía trái nhìn từ Ðà Lạt - Lạc Dương) và BiÐúp. Nhưng ông này keo kiệt, tham ăn nên bị thần Lơm Biêng cho một đạp té xuống gần biển. BiÐúp theo tiếng người thiểu số có nghĩa là té ngữa.
Ba dãy núi Lang Bian, Khổng lồ, BiÐúp tuy ngày nay không nằm trong địa phận thành phố, nhưng lịch sử của nó gắn liền với lịch sử phát triển của Ðà Lạt và các dân tộc thiểu số của vùng cao nguyên tươi xanh này. Nếu có dịp du khách đứng trên Lang Bian sẽ nhìn thấy các buôn làng người Chil, người Lạch đang âm thầm, lặng lẽ bên dòng sông hay giữa các thung lũng ven những dòng suối nhỏ. Và cũng từ đây nhìn về thành phố, du khách sẽ thấy Ðà Lạt chập chùng những biệt thự, trường học, nhà thờ với tháp chuông cao vút. Cho tới hôm nay, cũng có lẽ mãi mãi về sau, Lang Bian hay núi Bà vẫn là hình ảnh sống động trong lòng các dân tộc của thành phố Ðà Lạt cũng như du khách dù chỉ là một lần chiêm ngưỡng.
Last edited: