What's new

Cảm xúc qua những chuyến đi ngắn đầu Xuân! Hành trình tháng Giêng!

Những chuyến đi xa, dài ngày vi vu hàng trăm, hàng nghìn cây số qua những con đuờng thênh thang đầy gió hay đi trên con đường đất đầy bùn lầy, những con đuờng trong mây mờ suơng luôn đọng lại trong tôi những cảm xúc thật khó diễn tả bằng lời!
Vậy thì có khi nào đó bạn dành thời gian để đi thật ngắn, nhìn, ngắm, nghĩ, ngợi ...Về vùng, miền và những con đường nho nhỏ chứa chan đầy kỷ niệm của tuổi thơ, của một thời ký ức đong đầy! Đặc biệt những ngày nghỉ Tết rất ư là thích hợp với những chuyến đi như thế!
Mời bạn đi dạo cùng tôi nhé !

8_zps8030681c.jpg


Trưa mùng 3 Tết, Làm cơm cúng đưa tiễn cầu mong ông bà, cha mẹ ...Và người vợ yêu bảo trợ cho tôi trên những chặng đường đời!

10_zpsa1d423d4.jpg


dongduong3.jpg


Đường cày mùa Xuân!

dongduong1.jpg


dongduong.jpg


doctranh2.jpg


Xuôi về Hà Lam - Thăng Bình

46_zps0e275386.jpg


Ghé thăm hai ông anh ....Nghe lại cung đàn Xuân !
 
Last edited:
Re: Cảm xúc qua những chuyến đi ngắn đầu Xuân! Hành trình tháng Giêng!

151_zps4f0fd6d0.jpg


Vết thương chiến tranh ư ! Không đâu...."Địa tặc" lấy đất núi lấp đầy chỗ trũng nơi có thể bán được tiền, vàng ...!

150_zps51a7b752.jpg


14 Tết đã nhổ sắn(củ Mì) bán cho đầu nậu thu mua!

149_zps1662d7bc.jpg


Em thu mua có cái đầu đỏ đẹp ghê hè !

148_zpsbc1b6efa.jpg


146_zpse3ac7e67.jpg


Trà lúa Đông Xuân!

145_zpse87528c6.jpg


Hòn Lạc Sơn! thuộc xã Bình Lâm Hiệp Đức

144_zps2ee58dfb.jpg


Hòn Chiêng! xã Sơn An, nay là Quế An

Mất các cao điểm chiến thuật: Hòn Chiêng, Bàng Thùng, Đồng Mông - Đá Hàm, Châu Sơn thì toàn bộ căn cứ Cấm Dơi - Chi khu quận lị Quế Sơn, nằm trong tầm ngắm của pháo 130mm, hỏa tiển B72 có điều khiến, cao xạ 37 của sư đoàn 711 và Quân khu V!
 
Re: Cảm xúc qua những chuyến đi ngắn đầu Xuân! Hành trình tháng Giêng!

143_zps7dba1626.jpg


"18/8/1972 5 giờ 10 phút, trung đoàn 31 nổ súng làm lệnh đánh chiếm núi Bàng Thùng, tiếp đến là trung đoàn 38 nổ súng tiến công điểm cao Hòn Chiêng; trung đoàn 9 tiêu diệt Đồng Mông - Đá Hàm. Tiếng nổ của các loại vũ khí của bộ đội ta ầm vang, ánh chớp sáng lòe các hướng tựa như một chuỗi hợp xướng âm thanh sắc lạnh giáng xuống các ngọn đồi chẳng còn lấy 1 cây xanh.

Sau 30 phút, trung đoàn 38 đã diệt gọn đại đội 2, tiểu đoàn 2 của trung đoàn 6 VNCH, làm chủ hoàn toàn núi Hòn Chiêng; cứ điểm cao nhất và khó khăn, lại là nơi diệt địch nhanh nhất. Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Trí báo cáo về sư đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ, giết 120 lính và bắt sống 8."

142_zpsee9ef983.jpg


141_zps0bb72069.jpg


140_zpscc51e211.jpg


139_zps27e15589.jpg


138_zps51600cac.jpg


137_zps39bccb76.jpg


Hòn Chiêng ngày Xuân 14 Tết Quý Tỵ!
 
Re: Cảm xúc qua những chuyến đi ngắn đầu Xuân! Hành trình tháng Giêng!

136_zps4e82a767.jpg


135_zpsb63ef456.jpg


133_zps4eef01dd.jpg


132_zpsf740e744.jpg


131_zpsbaf65942.jpg


130_zpsa92aac7c.jpg


129_zps81c83acb.jpg


Máu xương thấm đẫm đất này
Hoa đồng cỏ nội tươi ngày xanh đêm!
 
Re: Cảm xúc qua những chuyến đi ngắn đầu Xuân! Hành trình tháng Giêng!

128_zps2b1d1043.jpg


127_zps7802610e.jpg


126_zps3f4b7a27.jpg


125_zpsd305b5b2.jpg


124_zps2efee9cb.jpg


Những nấm mộ tập thể to đùng ven đường, cách vị trí Hòn Chiêng không xa ...Mả hoang không ai hương khói lạnh lẽo tê tái hồn người! Tôi hỏi, hầu như ai cũng né tránh câu trả lời ......!
Con đường máu DT 611 - 611B những cái chết mục rữa không được thừa nhận, người dân chỉ biết tấp vội vào những hố đào nông vên lộ! Hồn ai ....Ai oán thương, hờn tủi vong thân cho kiếp làm người!

123_zps351570b6.jpg


122_zps75cf3a96.jpg


Đỉnh núi Hòn Tàu!
Một ngày leo dốc lên đỉnh Hòn Tàu gặp lại dấu xưa và lịch sử bi tráng quê nhà...
ĐƯỜNG mòn lên đỉnh gập ghềnh, lởm chởm đá, nhiều đoạn dốc đứng. Trên con đường qua những cánh rừng xanh thâm u đầy tiếng chim và suối róc rách, có thể ghé hang Dẻ, Ôtô hay bàn tròn đá - nơi diễn ra các cuộc họp bí mật thời chống Mỹ, nơi đơn vị công trường 31 (thuộc Sư đoàn 2, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam) từng đóng quân. Leo đến độ cao khoảng 800m, bước ra từ những tán cây rừng rậm rạp, đã nhìn thấy ngọn núi Hòn Tàu trước mặt, như bước vào một thế giới khác. Trời cao xanh, thoáng đãng. Chỉ cần thêm chút sức, băng qua đám cỏ tranh, là đã đặt chân trên đỉnh rộng và bằng phẳng ngoài trí tưởng tượng. Nơi ấy, bạn đã có thể đi trên mặt đất từng làm sân bay dã chiến, có thể chạm tay vào cột mốc tọa độ 953m.
Đỉnh Hòn Tàu gió lạnh như ở vùng ôn đới. Những đám mây trắng trôi bồng bềnh, đến nỗi tưởng đưa tay lên là có thể chạm vào không gian mượt như tơ ấy. Từ đây, có thể phóng tầm mắt nhìn về trời mây, non nước bao la phía Duy Xuyên; trước mặt là đỉnh núi Hòn Quắp uy nghiêm, sừng sững. Xa xa, dòng sông Thu Bồn xanh ngắt đang lượn lờ chảy giữa thung lũng Mỹ Sơn với bạt ngàn xanh màu cây cỏ và những con đường trông như những dải lụa mềm mại uốn lượn, quanh co qua những xóm làng trù phú, những ô ruộng vuông vức mơn mởn xanh nối tiếp nhau trông như một bàn cờ...
Hòn Tàu là một cụm núi nằm ở ranh giới hai huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, cao 953m so với mực nước biển. Để lên đến đỉnh Hòn Tàu, có thể đi từ chân núi ở phía thôn Lộc Đại (xã Quế Hiệp, Quế Sơn) và ít nhất là mất 4 giờ để chạm chân đến đỉnh núi.
AN TRƯỜNG

Đèo Le dài 8km, băng qua dãy núi Hòn Tàu, nối hai huyện Quế Sơn và Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nguyên là một đường mòn xuyên rừng hẹp, có nhiều cây le mọc, đi lại rất khó khăn. Năm 1937, các nhân sĩ ở Quế Sơn như Nguyễn Đình Hiến, Lâm Xuân Quế, ..đã đứng ra vận động nhân dân mở con đường đèo Le, về sau trở thành tỉnh lộ. Công trình hoàn thành năm 1939.
 
Re: Cảm xúc qua những chuyến đi ngắn đầu Xuân! Hành trình tháng Giêng!

121_zps568399fe.jpg


120_zps85307f37.jpg


118_zpsf9bc9feb.jpg


Hòn Tàu(núi Tàu)

119_zps765eda09.jpg


Hòn Chiêng nhìn từ phía sông Ly Ly!

115_zps6cc3d303.jpg


Cầu Liêu bắc qua sông Ly Ly

114_zpsd71dc381.jpg


113_zpsdfe53b4d.jpg


Quế Sơn là huyện trung du với địa hình sơn thuỷ hữu tình, có hình sông, thế núi trầm mặc, hùng vĩ ẩn chứa nhiều tiềm năng du lịch phong phú đa dạng. Với những thế mạnh về tài nguyên du lịch mà thiên nhiên ban tặng, Quế Sơn hiện tại và tương lai có ưu thế phát triển các loại hình du lịch tham quan - nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - làng nghề cùng với văn hóa ẩm thực độc đáo của một vùng quê bán sơn địa.
Đến với Quế Sơn hôm nay, đi dọc chiều dài của huyện từ đông sang tây mọi người sẽ được khám phá nhiều điều kỳ thú mới lạ. Du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi khung cảnh thiên nhiên kỳ bí, hùng vĩ của một Suối Tiên hoang sơ, một Cấm Dơi oai hùng, một Suối mát-Đèo Le bồng bềnh sương khói trong những đêm trăng, một Hòn Chiêng, Hòn Tàu huyền bí, một Hồ Giang thanh bình yên ả…
Từ Quốc lộ 1A đi dọc theo tỉnh lộ 611 về phía tây khoảng 15km, du khách sẽ đến với khu du lịch đầu tiên của huyện tại xã Quế Hiệp: Suối Tiên được xem là một trong những con suối đẹp nhất miền trung với hệ thống 14 thác nước, những ngọn thác trắng xoá ào ào tuôn chảy như một dải lụa trắng giăng thả giữa đại ngàn. Mười bốn ngọn thác với 14 vẻ đẹp riêng để cho du khách mặc sức đắm mình, mơ mộng, khám phá. Dưới chân Suối Tiên là một hồ nước nhân tạo được xây dựng để vừa là hồ thủy lợi phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, vừa là hồ sinh thái phục vụ du lịch. Phong cảnh nơi đây hết sức thơ mộng, với làn nước trong xanh, mặt hồ phẳng lặng soi dáng những hàng cây, in hình bóng núi tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình vô cùng quyến rũ.

Du khách tiếp tục đi về phía tây, vượt qua đèo Đá Trắng là đến Hồ Giang, Suối Nước Mát – Đèo Le với vẽ đẹp vừa thơ mộng vừa hùng vĩ. Hồ Giang, một hồ nước nhân tạo nằm dưới chân Đèo Le. Ở đây, du khách có thể cảm nhận được nét độc đáo qua từng thời khắc trong ngày. Buổi sớm, không khí trong lành, mát mẻ, ánh mặt trời lên qua từng kẽ lá chiếu xuống con đường gập ghềnh đá. Ban trưa nắng, gió miên man đuổi nhau lấp lóa trãi dài trên tấm thảm nhung của những cánh rừng. Chiều muộn, gió hơi se lạnh, cảm giác thư thái, bay bổng giữa trời nước mênh mông làm cho du khách quên hết những nhọc nhằn của những ngày làm việc căng thẳng.

Phía trên Hồ Giang là khu du lịch sinh thái Suối Nước Mát – Đèo Le. Một khu du lịch được thiên nhiên ưu đãi với thắng cảnh hùng vĩ, thơ mộng và đầy bí ẩn luôn thôi thúc sự khám phá trong mỗi du khách. Suối Nước Mát bắt nguồn từ đỉnh Hòn Tàu, len qua nhiều vách núi, hiền dịu, róc rách đổ về Đèo Le tạo nên một cảnh trí nên thơ, tình tứ đem lại cho du khách một cảm giác thư thái và dễ chịu khi đặt chân đến đây. Con đường đèo uốn lượn, quanh co, luồng gió mát rượi từ hai sườn núi thổi về, cùng với cái mát lạnh khi du khách dừng chân, khoát tay vào dòng nước bất tận. Du khách có thể dừng lại tắm rửa, nghỉ ngơi ngay trên lưng đèo. Là vùng đất hoang sơ, nay có thêm bàn tay tô điểm của con người, nơi đây trở nên đẹp và hấp dẫn hơn. Đó là hàng trăm bậc tam cấp bằng đá được xây thành hai đường về hai phía đi lên hồ tắm và đầu nguồn suối Mát. Đó là những tảng đá lớn với nhiều hình khối khác nhau được xếp tự nhiên và đẹp mắt. Đó là hồ tắm nhân tạo rộng và độc đáo; những nhà hàng, quán bar, nhà nghỉ được xây dựng bên suối ẩn khuất sau bóng mát của cây rừng.

Gắn với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng là lịch sử oai hùng của Hòn Tàu, Bàng Thùng qua các thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Đây là căn cứ cách mạng trong các cuộc kháng chiến, từng hứng chịu không biết bao nhiêu bom đạn của kẻ thù nhưng Hòn Tàu, Bàng Thùng như tấm lòng của mẹ, đã kiên trung, dũng cảm bảo bọc, chở che cho nhiều cơ quan, tổ chức đảng của cách mạng.

Đến Quế Sơn ngoài việc tham quan những thắng cảnh nổi tiếng du khách còn được đến thăm các di tích lịch sử với nhà tưởng niệm cụ Đỗ Quang, người thanh niên Cách mạng đồng chí hội đầu tiên của tỉnh Quảng Nam, tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam; nhà thờ tiến sĩ Phan Quang, một trong Ngũ phụng tề phi của đất Quảng; đặc biệt là cụm di tích chiến thắng Quế Sơn nằm ở ngay trung tâm huyện. Đây là cụm di tích tổng hợp với công viên văn hoá, hồ nước, Tượng đài chiến thắng, Quảng trường 26/3 và Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Hiện nay di tích đang được UBND huyện Quế Sơn tiến hành các thủ tục đề nghị nâng cấp từ di tích cấp tỉnh lên cấp quốc gia. Đến đây du khách có thể tham quan Tượng đài chiến thắng, thăm Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ để hoài niệm về một thời hào hùng, dâng một nén hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã nằm xuống để đem lại sự bình yên cho hôm nay. Du khách cũng có thể thả bộ thư giãn trong công viên ngắm cảnh hồ nước trong xanh phẳng lặng lúc bóng xế chiều buông.

Du khách còn có thể tham quan các làng nghề truyền thống của đất Quế. Đó là làng nón Quế Minh nằm ở tả ngạn sông Ly Ly, du khách sẽ không khỏi trầm trồ thán phục trước những bàn tay điệu nghệ với đường kim thanh thoát nhanh nhẹn của những “nghệ nhân” một nắng hai sương để kết nên những chiếc nón trắng nõn nà, tròn trĩnh . Đối diện với làng nón Quế Minh, ở phía hữu ngạn sông Ly Ly là làng Phở Sắn Đông Phú. Dù chất lượng cuộc sống đã được nâng cao, nhiều món ăn ngon hơn, bổ dưỡng hơn đã hiện hữu trong mâm cơm của mỗi gia đình, tại các lễ tiệc nhưng Phở Sắn vẫn là món khoáy khẩu của người dân Quế Sơn và cả với du khách phương xa. Phở Sắn cũng trở thành “đặc sản” khi dùng làm quà quê hương cho phố thị. Từ trung tâm huyện vượt qua cầu Liêu đi khoảng 3 km về phía tây nam, du khách sẽ đến làng gốm Sơn Thắng thuộc xã Quế An, một làng gốm nổi tiếng với những sản phẩm đặc thù hết sức phong phú đa dạng. Điều độc đáo là người thợ thủ công khi làm gốm đã không dùng bàn xoay, sản phẩm được nung chín bằng lửa rơm. Bên cạnh còn các làng Rèn Quế Châu, làng Dệt (Quế Xuân 2), làng Chổi đót, Mây tre đan (Quế Xuân 1)…

Sau một hành trình tham quan danh lam thắng cảnh, làng nghề, du khách sẽ được thưởng thức những đặc sản rất ngon như là: Phở Sắn, Mít Trộn, Đường Non, Khoai Chà, Mì Quảng và đặc biệt là Gà tre Đèo Le. Khi ra về du khách có thể mua các đặc sản này để làm quà cho bạn bè, người thân, gia đình.

Chiến tranh đã lùi xa cùng năm tháng, đất Quế Sơn ngày càng thay da đổi thịt, kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đặc biệt là hạ tầng giao thông từng bước hoàn thiện. Tuyến đường ĐT 611 được cải tao, nâng cấp rộng lớn, khang trang hơn. Đó là điều kiện thuận lợi cho du lịch Quế Sơn chuyển mình phát triển trong giai đoạn mới.

Nhận thấy được tiềm năng Du lịch to lớn của huyện nhà nên trong những năm qua các cấp chính quyền đã và đang kêu gọi đầu tư khai thác du lịch. Hiện nay 02 Khu du lịch sinh thái Suối Nước Mát – Đèo Le và Suối Tiên đã được quy hoạch chi tiết trong đó Khu du lịch sinh thái Suối Nước Mát – Đèo Le đang được công ty TNHH Thịnh Thuận đầu tư xây dựng thành một khu du lịch sinh thái tổng hợp, đa năng với số vốn lên đến 42 tỷ đồng, khu du lịch sinh thái Suối Tiên xã Quế Hiệp đang trong quá trình xúc tiến kêu gọi đầu tư. Ngoài ra tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt Tuyến du lịch dọc đường ĐT 611 từ Hội An - Suối Tiên – Cụm Di tích chiến thắng Quế Sơn - Suối Nước Mát - Đèo Le - Suối Nước Nóng Tây Viên – Làng Đại Bình – Hòn Kẽm Đá Dừng. Tuyến du lịch gồm 07 địa danh thì có đến 03 điểm nằm trên địa bàn huyện Quế Sơn. Vì vậy sự phát triển du lịch Quế Sơn sẽ góp phần đem lại hiệu quả tốt hơn cho việc khai thác trên phạm vi toàn tuyến.

Với cảnh quan thiên nhiên vẫn còn những nét hoang sơ, môi trường trong lành, những món ăn dân dã, đậm đà tình quê, những con người chân chất, hiền hoà mến khách, một vùng đất có truyền thống văn hoá và lịch sử cách mạng anh hùng… tất cả sẽ là điều kiện lý tưởng để du lịch Quế Sơn chuyển mình phát triển trong giai đoạn mới, xứng tầm với cảnh quan xinh đẹp, mê hoặc lòng người – món quà quý mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này./.

Lê Tấn Trung – PBT, Chủ tịch UBND huyện

(Theo http://queson.gov.vn)
 
Re: Cảm xúc qua những chuyến đi ngắn đầu Xuân! Hành trình tháng Giêng!

112_zpscef8df73.jpg


111_zps274a6e7c.jpg


110_zpsc23e5b7d.jpg


Thị trần Đông Phú

109_zpscd1cffec.jpg


108_zps940ef158.jpg


106_zps050120f4.jpg


105_zps1ae4a015.jpg


Khu tưởng niệm ......!!!!!
 
Re: Cảm xúc qua những chuyến đi ngắn đầu Xuân! Hành trình tháng Giêng!

85_zps9c802ad9.jpg


84_zps47d90636.jpg


83_zps257f0ecf.jpg


Vết đạn pháo 130mm trên đá!

82_zps059811a0.jpg


81_zps173d9449.jpg


80_zps0a79ffeb.jpg


79_zpsbb435680.jpg


CHIẾN THẮNG CẤM DƠI - QUẾ SƠN
Trích từ cuốn hồi ký " Chỉ có một con đường " của Trung tướng Nguyễn Huy Chương
Căn cứ Cấm Dơi còn có tên là căn cứ Roos, nguyên là căn cứ của lữ đoàn 173 thủy quân lục chiến Mĩ. Khi quân Mĩ rút đi, căn cứ này được giữ nguyên và bàn giao cho quân ngụy. Căn cứ Cấm Dơi nằm cách chi khu quận lị Quế Sơn chừng 2km và nằm sát đường 105. Đây là một căn cứ phòng thủ rộng và vững chắc. Quân địch dồn về đây 2 trung đoàn 5 và 6, thuộc sư đoàn 2 bộ binh và quân ngụy, 1 trung đoàn thiết kị, 1 chi đoàn xe bọc thép, 7 trận địa pháo binh và 50 khẩu từ 105mm đến 115mm, rải từ núi Quế đến Tuần Dưỡng sẵn sàng chi viện khi Cấm Dơi bị tấn công. Đó là chưa kể đến tiểu đoàn 37 biệt động quân cơ động, 2 liên đoàn bảo an, 2 tổng đoàn dân vệ và gần 2. 000 tên tề ngụy vũ trang tại chỗ, phần lớn là bọn quốc dân đảng địa phương. Có thể nói, căn cứ Cấm Dơi là một căn cứ mạnh về nhiều mặt, sau giai đoạn Mĩ rút quân là căn cứ duy nhất ở miền Trung có hệ thống công sự 3 tầng: Tầng ngoài là công sự chiến đấu, tầng giữa là lô cốt xen kẽ nhà hầm, tầng trong có nhiều hang đá lập thành khu cố thủ có xe tăng bố trí xen kẻ. Bao quanh căn cứ Cấm Dơi là 12 lớp rào, chủ yếu là kẽm gai bùng nhùng 3 khoanh. Từ hàng rào ngoài cùng vào đến hàng rào trong là 110 mét, giữa các hàng rào chúng gài mìn sáng, mìn Claymo. Trong 12 lớp rào có 3 đường xe chạy và quân bộ tuần tra. Căn cứ Cám Dơi và chi khu quận lị Quế Sơn rộng hàng ngàn ha, phía tây căn cứ có con sông Li Li chảy ngang qua đường số 1 đoạn cầu Hương An, ý đồ của quân ngụy ở đây là cố thủ, giữ cho kì được tuyến phòng thủ phía tây nam Đà Nẵng và phía tây bắc Tam Kì.

Sau khi mất các cao điểm chiến thuật: Hòn Chiêng, Bàng Thùng, Đồng Mông - Đá Hàm, Châu Sơn thì toàn bộ căn cứ Cấm Dơi - Chi khu quận lị Quế Sơn, như một con tàu bị mắc cạn nằm trong tầm ngắm của pháo 130mm, hỏa tiển B72 có điều khiến, cao xạ 37 của sư đoàn và Quân khu đang sẵn sàng băm nát căn cứ địch khi có lệnh.

Tôi còn nhớ, điều quan trọng cần phải giải quyết trước khi sư đoàn nổ súng tấn công Cấm Dơi đó là lương thực. Theo tính toán của cơ quan hậu cần sư đoàn, nếu bộ đội ăn theo tiêu chuẩn 0,5kg/1 người/ngày, thì mỗi ngày phải cần 6 tấn lương thực! Trong lúc kho của sư đoàn chỉ còn 10 ngày ăn. Quân khu đã tăng cường khẩn cấp được 100 tấn lương thực. Toàn bộ lương thực chỉ đủ cho 1/3 thời gian chiến dịch theo dự kiến. Làm thế nào để có 250 tấn lương thực cho bộ đội ăn trong suốt thời gian chiến dịch nổ ra? Chỉ còn 3 ngày nữa quân ta nổ súng tấn công căn cứ Cấm Dơi. Quả là cấp bách, ngặt nghèo, tôi được Quân khu giao nhiệm vụ họp bàn với Thường vụ huyện Quế Sơn để huy động nhân dân Quế Sơn giúp sức. Sau khi nghe tôi trình bày mục đích, các đồng chí Hồ Hoa, Bí thư huyện ủy, Phan Như Lâm, Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Ngọc Tâm trong Ban Thường vụ Huyện ủy Quế Sơn có ý kiến ngay: “Khó thì khó thật, khó vô cùng! Nhưng cấp trên quan tâm đưa quân về giải phóng quê hương Quế Sơn của chúng ta, chúng tôi xin hết lòng lo lương thực cho bộ đội”. Và Huyện ủy Quế Sơn đã tạo được cử khẩu ở xã Phú Hương, Phú Diên (vùng đông Quế Sơn) thu hút lương thực từ Quảng Đà vào, đồng thời vận động nhân dân ăn khoai sắn, nhường gạo và bắp xay cho bộ đội. Với truyền thống quân dân cá nước nặng tình lâu nay, ngay từ khi sư đoàn 711 về Hiệp Đức, Hội phụ nữ, Hội nông dân vận động hội viên đóng góp sữa, thuốc rê và đường, bồi dưỡng cho thương binh, bệnh binh, tình cảm đó được thể hiện qua ca dao kháng chiến:
Tặng anh một gánh đường đen
Đường tình, đường nghĩa. đường quen từ đầu.


Thất bại của quân ngụy ở Cấm Dơi - Quế Sơn đã được đài VOA (Đài tiếng nói Hoa Kì) ngày 21/8/1972 bình luận: “Mất Quế Sơn, một chi khu quận lị có căn cứ Cấm Dơi được bố trí mạnh bậc nhất ở miền Nam, chứng tỏ quân đội Việt Nam cộng hòa (chỉ quân đội ngụy) không đủ sức đương đầu với Cộng sản ở miền Nam”.
http://linhsuhai.blogspot.com/2012/10/chien-thang-cam-doi-que-son.html


"BÊN KIA" nói gì về trận đánh này!
 
Re: Cảm xúc qua những chuyến đi ngắn đầu Xuân! Hành trình tháng Giêng!

15, 16, 17, 18 ......Tháng Giêng Quý Tỵ!

Mênh mang với khung trời miền Tây đất Quảng, ý định sẽ vượt đèo Le, qua bến Đại Bình, nhưng các bạn Đà Lạt, Sài gòn phone đã bay ra Đà Nẵng ! "Ông" không về .....gặp! tụi tui quên luôn đó nghe !
Đi dưới đất, đường núi 150 km là cả vấn đề, đâu như các bạn muốn Phượt một phát bay ra bay vào .....Thôi thì chìu chúng vậy!

201_zpscdba39ed.jpg


202_zpsbdb56461.jpg


204_zpsbfa9264b.jpg


205_zpsaf508fd1.jpg


206_zps9c52929e.jpg


207_zpsa8b65d43.jpg


208_zps1b2f6b5f.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,732
Bài viết
1,136,632
Members
192,543
Latest member
qq88bid
Back
Top