What's new

[Chia sẻ] Campuchia: Ghi chép, tổng hợp và cảm nhận

FLOWERINTHEPARK5.jpg

Hoa muống tím - Ream national park, Sihanoukville

Cuộc sống luôn có một chữ duyên! Tôi chắc là thế. Lần đầu tiên đến Campuchia với tâm thế của một người đi công tác, tôi vốn dĩ không hề nghĩ rằng rồi mình sẽ có nhiều lần quay trở lại. Nhưng giờ đây tôi ngồi viết những dòng chữ này để tỏ lòng cảm ơn đến miền đất này – nơi đã cho tôi có thêm nhiều yêu thương với những vùng đất mới.

Bài viết có sử dụng thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều nhất từ “Ký sự Campuchia” của tác giả Binh Nguyên, báo Tuổi trẻ và “Mekong ký sự “ của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Nhân đây cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các tác giả!


01.07.2009 – CÂU CHUYÊN MỘT ĐÊM MƯA

Chiếc xe tuk tuk chạy lòng vòng hơn 30 phút qua những con đường nhỏ tối sẫm trong màn mưa. Anh chàng tài xế với thân hình cao béo và gương mặt phúc hậu đưa tay gạt những hạt mưa đang tuôn từ trên trán xuống và miệng không ngừng nói thứ tiếng Anh đặt sệt Khmer để trấn an chúng tôi rằng anh đang cố tìm ra đường về khách sạn.

Chiều này chúng tôi chỉ mất khoảng hơn 15 phút để đi từ khách sạn đến trung tâm mua sắm Sorya thế mà giờ đây chúng tôi vẫn còn ở trên những con đường vắng lặng chỉ có tiếng gió rít qua những tán cây.

Tôi và cô bạn đi cùng đâm ra cáu bẳn vì lúc lên xe anh chàng cứ gật đầu liên tục và nói Yes yes rằng biết khách sạn nơi chúng tôi ở . Chợt trong đầu thoáng qua ý nghĩ chắc là thằng cha này muốn làm tiền mình đây

Không chịu được nửa, chúng tôi ngồi từ phía sau mà nói vọng ra như đang thét
vào tai anh rằng hãy tìm nhà người dân mà hỏi và tụi tao chỉ trả 2USD như đã thỏa thuận thôi.

Một nhà, hai nhà rồi đến nhà thứ ba. Trời ạ! Hóa ra khách sạn mà chúng tôi đang ở chẳng có mấy người biết tới nó. Đưa danh thiếp khách sạn viết toàn bằng tiếng Anh ra mà mấy người Khmer cứ nhìn tới nhìn lui rồi gật gù chẳng biết trả lời hoặc có trả lởi chỉ dẫn thì cũng sai bét nhè.

Gọi điện về khách sạn nhờ một tiếp tân chỉ đường nhưng mãi đến hai lần chúng tôi mới về được nơi mình mong mỏi tới. Đồng hồ chỉ đã hơn 10 giờ. Thật hú hồn!

Chúng tôi rút ra 2USD trả cho một cuốc chạy bằng tuk tuk với gần một tiếng đồng hồ, rồi chạy vụt vào khách sạn.
Và đêm ấy tôi đã trằn trọc vì nhớ về nụ cười hiền hậu và tấm lưng ướt đẫm của người tài xế nghèo lúc chào chúng tôi ra đi. Anh đã không hề đòi them bất cứ khoản tiền nào dù rằng anh đã thực hiện tới mấy cuộc gọi và đã đốt biết bao nhiêu xăng trong cơn mưa lạnh buốt đêm đó. Vậy mà chúng tôi, những người khách lần đầu tiên từ Việt Nam sang lại đem lòng nghi ngờ anh và đã cư xử với anh chẳng mấy gì tốt.

Đem câu chuyện về một tiếng đồng hồ cho một cuốc tuk tuk từ Sorya về khách sạn, người tiếp tân cho biết rằng trước chúng tôi đã có nhiều trường hợp như vậy. Nguyên đây là một khách sạn nằm xa khu Tây balô ít người biết đến và rằng đường xá Phnom Penh phần lớn được đánh số nên những người lái xe tuk tuk nếu chưa từng qua đây thì thế nào cũng sẽ mò mẫm dò đường.

Trở lại campuchia đã biết bao nhiêu lần, tôi cứ mong mỏi rằng sẽ lại gặp được anh, người tài xế với tấm lưng ướt đẫm và nụ cười hiền hậu. Nhưng có phải tôi bị trừng phạt chăng khi cho đến tận giờ tôi vẫn mang mãi cảm giác nợ một lời xin lỗi chân thành với một người đã dạy cho mình phải biết tin vào thế giới này – một thế giới mà người tốt chắc chắn là nhiều hơn những kẻ xấu!


NHỮNG NGƯỜI TRẺ

MOLIDENGUESTHOUSEFLOWER.jpg

Moliden tiền sảnh

MELEDANKAMPOTICECREAM.jpg

Kem dâu Moliden

Là một trong những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ hàng trăm USD, cuộc sống với người Campuchia là những tháng ngày lao động và du lịch là một cái gì đó xa vời với số đông quần chúng.

Thế mà đất nước này lại còn là một trong những nước có tình trạng tham nhũng tồi tệ nhất thế giới.. Hẳn ai đã từng đi qua các cửa khẩu Bavet, Prek Chak, đặc biệt là Poi Pet đều biết được điều này. Những người hải quan ăn tiền một cách trắng trợn, và có lúc đã làm cho tôi phát xùng lên


Còn với khá nhiều người Việt nam mà tôi tiếp xúc khi được hỏi sao không du lịch sang Campuchia, họ đã trả lời một cách “giản dị” rằng Campuchia thì có cái gì mà xem?! Qua bển gặp Khmer đỏ hả?! người Campuchia đi ăn xin đầy đường, nghèo thấy mồ…

Nhưng rồi trong những chuyến hành trình trên vùng đất này, tôi đã nhận ra rằng nó đã và đang thay đổi, ít nhất tôi thấy được điều đó từ những người trẻ mà tôi đã được gặp ở nhiều nơi trên đất nước này.

Và đây là câu chuyện về một người trẻ ở vùng quê nghèo Kampot

Câu chuyện bắt đầu vào một sáng thứ bảy khi tôi đạp xe trên con đường song song với dòng Kampong Bay thì lập tức bị cuốn hút bởi một nhà nghỉ được làm toàn bằng gỗ với khuôn viên bên ngoài đầy cây xanh bóng cả và những chiếc ghế cây mộc mạc – một phong cách hoàn toàn Tây. Gía mỗi phòng từ 30USD trở lên.

Dừng xe vào thăm, một thiếu niên chỉ mới 16 tuổi nói tiếng Anh khá tốt, đón tiếp và đưa tôi tham quan một loạt các căn phòng. Trong cuộc trò chuyện sáng ấy tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng Giám đốc điều hành của nhà nghỉ có tên Moleden này chỉ mới 22 tuổi và sáng nay anh đang bận học đại học!

Hôm sau tôi phải về Việt Nam, sẽ là rất tiếc nếu không gặp được người giám đốc trẻ đó. Thế là tôi quyết định đến chiều nhất định phải quay lại.

Mặt trời khuất dần sao dãy núi Tượng và dòng Kampong Bay thật êm đềm. Bước vào Molenden ngồi xuống và gọi một ly kem, một anh chàng ăn vận rất giản dị với áo sơmi tay dài, quần jean rất thân thiện, niềm nở mang ly kem lên. Hóa ra đó chính là người mà tôi muốn tìm! Và đúng thật như cậu thiếu niên tiếp tân đã nói anh chỉ mới 22 tuổi và đang học thêm chuyên ngành luật.

Chúng tôi đã có cuộc nói chuyện thú vị hơn 30 phút về nhiều vấn đề. Anh luôn tỏ ra là một người bặt thiệp, đầu óc khá nhạy việc kinh doanh và “già” hơn nhiều so với cái tuổi 22 mà nhiều người trong định hướng vẫn còn hết sức mơ hồ chứ đừng nói gì tới thực hiện hoài bão.

Con đường giờ đã lên đèn, tôi ngồi đó rồi chợt nghĩ về một ông chủ trẻ của một nhà hàng với trang trí nội thất theo gu Tây bên dòng Mekong của tỉnh lị Kampong Cham. Nếu tôi nhớ không lầm 19 tuổi anh đã bắt đầu kinh doanh và đi đến nhiều nước trong khu vực…​

KAMPOTHONGHN1.jpg

Hoàng hôn khuất dần sau dãy núi Tượng

TBC
 
Last edited:
KAMPONG THOM - ISANAPURA VÀ SAMBOR PREI KUK

Chuyến xe sớm Siêm Riệp - Phnom Penh dừng lại giữa chặng đường. Anh chàng tài xế người Khmer lặp lại câu hỏi đúng hai lần trước khi quay bánh xe đi. Kampong Thom là đây, nôi tôi đã có vài chục lần qua qua lại lại. Anh chàng tài xế kia chắc là không hiểu vì sao vị du khách là tôi lại dừng ở nơi hiếm du khách nào ghé thăm này.

Dòng Stung Sen với màu nước đỏ ngầu phù sa nhưng dường như chẳng lấy gì buồn trôi. Chiếc cầu cũ hàng ngày đưa bao du khách về Siêm Riệp rồi lại thở dài bên công viên vắng lặng trong nắng sớm. Chợ trung tâm Kampong Thom cũng chẳng đông đúc gì... Có chăng là những quán ăn gần khách sạn Mittapheap còn đông đông những người dân địa phương dùng điểm tâm sáng. Một thoáng nhìn đã hết vùng trung tâm.

Người ta vội đi tìm hình bóng Angkor mà quên hoặc hững hờ với Isanapura, kinh đô của đế chế Chân Lạp ngày nào, ở cách Kampong Thom chỉ khoảng 30km. Thời vàng son dưới sự trị vì của đức vua Ishanavarman I, Isanpura từng là trung tâm quyền lực, tín ngưỡng cho cả một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần lớn diện tích Campuchia, Nam Lào và Tây Thái Lan ngày nay...

Tôi không có nhiều thời gian ở Kampong Thom vì đang trên đường công tác. Xe vừa dừng là tôi chạy vội đến Mittapheap để quăng hành lý vào phòng với giá 5USD/đêm và leo lên xe honda có giá 7USD cho hai chiều đi về Isanpura. Điểm đến chính của kinh thành ngày nào là quần thể đền tháp bằng gạch Sambor Prei Kuk.

Mittapheap, khách sạn to đùng, gần chợ trung tâm Kampong Thom. Giá phòng nghỉ 5USD/đêm với thang máy.
KAMPONGTHOMPHONG.jpg


Từ chợ trung tâm, theo quốc lộ số 6 đi về hướng Siêm Riệp khoảng 5km, xe quẹo vô một con đường đất đỏ lớn rồi chuyển dần sang đường ruộng. Con đường nhỏ lầy lội với những ổ voi khiến xe phải nhích từ từ, có lúc có cảm giác như sắp bị té xuống ruộng. Một thế giới nông thôn Campuchia điển hình với những hàng cây chạy dài theo bờ ruộng xanh mướt, những đàn bò chậm chậm đi giữa đường, vài anh chàng nông dân da đen nhẽm bủa lưới, câu cá...

Trong một phút "buồn ngủ" tôi đã xóa một loạt những hình ảnh trên đoạn đường này để rồi cứ mãi tiếc nuối. Hình ảnh về nông thôn Campuchia thì có nhiều nhưng hình ảnh về những bàn chân trần khất thực lắm lem bùn đất đỏ bên một ngôi làng nghèo ven đường sáng hôm ấy đã để lại những ấn tượng đẹp khó tả. Tôi đã từng đến Luang Phrabang rồi những vùng đất trên nước bạn Lào, từng gặp nhiều cảnh khất thực ở Campuchia và Thái Lan nhưng không hình ảnh khất thực nào làm tôi xúc động như sáng hôm ấy. Làm sao tôi có thể quên được hình ảnh con đường làng đất đỏ nho nhỏ, những hàng rào xanh mướt và phút giây linh thiêng đến lặng câm khi những cụ già nghèo với bộ quần áo bạt màu, tay run run mút từng muỗng cháo cho các sư. Ở đó, không có xôi nếp, ở đó không có sự hiện diện của nhóm du khách bi bô, ở đó không có một lối sống thành thị, ở đó không có sự sắp đặt, mà ở đó chỉ có một tấm lòng và sự thành kính!

Kết thúc 5km đường êm ái
SAMBORPREIKUKNGARE1.jpg


Từ đường đất đỏ lớn sang đường đất đỏ nhỏ
SAMBORPREIKUKDUONG1.jpg


SAMBORPREIKUKDUONG3.jpg
 
Last edited:
SAMBOR PREI KUK

Tôi đứng đây giữa một kinh đô huy hoàng ngày nào giờ chỉ còn lại những vết tích chân tường (?) và những toà tháp gạch mà thời gian, sự xâm thực và thờ ơ của con người đang dần khép lại những gì cuối cùng của vương quốc. Angkor, ở một mức độ nào đó, có thể nói đã được tái sinh, ít nhất là trong lòng du khách. Quần thể tháp Chăm miền Trung Việt Nam dẫu có hư hại xuống cấp nhưng cũng không tàn tạ như Sambor Prei Kuk hiện giờ...

SAMBORPREIKUKVETTICHCHANTUONG.jpg


SAMBORPREIKUKVETTICHCHANTUONGCHON.jpg


Nơi đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ
SAMBORPREIKUKDENVABOCHON.jpg


Nơi sự xâm thực đã nuốt chọn toàn bộ ngôi đền. Nhìn từ xa chỉ thấy cây là cây.
SAMBORPREIKUKCAYNUOTDENDEP.jpg


SAMBORPREIKUKCAYNUOTDENDEP8.jpg


TBC
 
Last edited:
SAMBOR PREI KUK

Cây hay đền tháp? Phấn lớn các đền tháp Hindu có cửa chính hướng đông. Chụp chính diện nên bị chói lóa trong nắng trưa. Tứ hướng này chỉ thấy đây là cái cây mà chẳng thấy đền tháp đâu cả.
SAMBORPREIKUKCAYNUOTDEN1.jpg


Bộ rễ cây không to bằng bộ rễ cây ở đền tháp Taphrom nhưng vô cùng ấn tượng bởi nó tạo thành một mạng nhện dày đặt bao phủ toàn bộ đền
SAMBORPREIKUKCAYNUOTDENPHUDIEU3.jpg


SAMBORPREIKUKCAYNUOTDENPHUDIEU.jpg


Cận cảnh: rễ cây che khuất lối vào, bên trong chính điện cũng toàn rễ với rễ
SAMBORPREIKUKCAYNUOTDEN4.jpg


SAMBORPREIKUKCAYNUOTDEN2.jpg
 
Last edited:
SAMBOR PREI KUK

CHUYỆN CỦA NHỮNG VIÊN GẠCH

Thời gian ngót nghét đã 14 thế kỷ. Những tòa tháp đứng đó chơ vơ cùng nắng mưa. Phần lớn trong tình trạng xuống cấp tàn tạ hoặc đã đỗ vỡ. Chỉ số ít còn khá nguyên vẹn nhưng công tác bảo tồn xem ra chưa được chú ý. Với các công trình bằng đá như Angkor, người ta có thể phần nào đó phục hồi nhưng với Sambor Prei Kuk chỉ có thể bảo vệ chống sụp đỗ bằng các hệ thống giá đỡ. Điều này cũng không khác gì với các đền tháp Chăm ở miền Trung Việt Nam. Chung quy cũng bởi vì người ta vẫn chưa tìm đâu ra cách để bảo tồn, phục hồi các tòa tháp xây bằng... những viên gạch "bí ẩn".

Theo quan sát, các viên gạch xây nên Sambor Prei Kuk đã tồn tại trong điều kiện mưa nắng và sự bỏ mặc của con người trong một thời gian dài nhưng vẫn bền chặt và vẫn một màu đỏ tươi nguyên, không rêu móc. Và tôi thiết nghĩ các viên gạch Sambor Prei Kuk cũng giống như các viên gạch Chăm có đặt tính rút nước nhanh giúp cho toàn bộ đền tháp chóng khô sau những cơn mưa, một trong những yếu tố quyết định đối với sự tồn tại của các đền tháp trong thời gian dài.

Giữa các viên gạch không có mối hở. Chúng khít nhau như là một khối. Điều này cũng đặt ra câu hỏi hóc búa đâu là chất kết dính ưu việt đã liên kết chúng lại với nhau? Người ta đã từng đề cập đến "keo thực vật" như nhựa cây dầu rái, nhựa cây ô dước, xỉ mật trộn vôi và kỹ thuật mài chập... như là những cách để liên kết các viên gạch Chăm. Còn Sambor Prei Kuk, tôi tìm mãi vẫn chưa thấy một đề cập nào. Có lẽ nguồn thông tin về chúng thật quá hiếm hoi.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các tháp Chăm được xây dựng theo dạng từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài và xây đến đâu trang trí đến đó. Vậy ở Sambor Prei Kuk quá trình đó có diễn ra tương tự?

Cũng giống như các tháp Chăm, Sambor Prei Kuk là những đền tháp "đặc ruột". Các bức tường dày và phần trong điện thờ cúng chỉ vừa đủ để đặt bệ thờ và một vài người vào thực hiện nghi thức cúng bái. Vậy sức nặng dồn lên toàn bộ chân tháp là rất lớn. Thế nhưng nhiều tòa tháp đã tồn tại 14 thế kỷ mà không hề thấy hiện tượng từ biến thể hiện ra ngoài ở sự nghiêng lún hay tróc móng. Rõ ràng các chuyên gia xây đền tháp Sammbor Prei Kuk đã tính những phép toán có giá trị vài ngàn năm. Có phải họ cũng tạo nên những khối đá tảng nhân tạo làm chân móng bởi lẽ một toà kiến trúc dù có nặng nề đến mấy đặt trên khối đá tảng này thì khó mà xảy ra hiện tượng từ biến? Có phải họ cũng sử dụng hệ thống trợ lực bó chân tháp như ơ một số tháp Chăm?


Hệ thống giá đỡ cửa chính tháp
SAMBORPREIKUKDENCHON1.jpg


Gạch vẫn màu đo tươi nguyên sau 14 thế kỷ. Đâu là chất kết dính?
SAMBORPREIKUKDENCHON4TUONG.jpg


Một đến tháp bát giác hình linga còn nguyên vẹn
SAMBORPREIKUKDENCHON2.jpg


SAMBORPREIKUKDENVANANG.jpg



TBC
 
Last edited:
SAMBOR PREI KUK

Thời gian đã xóa mờ các hình tượng trang trí, phù điêu được tạo tác trực tiếp trên gạch. Đây đó thoáng hiện hình ảnh những đóa hoa sen, thần điểu Garuda, tu sĩ cầu nguyện... Đơn giản và không sắc nét, song rõ ràng đây là nền tảng kinh nghiệm để tạo dựng nên một Angkor rực rỡ huy hoàng sau đó hai thế kỷ.

Theo đánh giá, Sambor Prei Kuk là cụm đền tháp Hindu lớn nhất trên đất nước Campuchia thời tiền Angkor. Hiện nay cụm đền tháp này còn khoảng 200 tháp nằm rải rác trong một khu rừng rậm rạp rộng 30 km2...


SAMBORPREIKUKPHUDIEUTUSICHON.jpg


SAMBORPREIKUKPHUDIEUCHON.jpg


SAMBORPREIKUKPHUDIEU2.jpg


SAMBORPEIKUKPHUDIEUHOASENVACARO.jpg


SAMBORPREIKUKPHUDIEUHOASENCHON.jpg


TBC
SAMBORPREIKUKPHUDIEU1.jpg
 
Last edited:
KAMPONG THOM - PHNOM SANTUK

Nằm cách trung tâm Kampong Thom khoảng 20km về phía Nam là ngọn núi thiêng Santuk, nơi trên đỉnh tọa lạc một quần thể chùa với nhiều tượng Phật được tạc trực tiếp vào trong các khối đá tự nhiên. Người dân trong vùng thường đến cúng bái và hôm ấy tôi đã gặp hai bạn quân nhân trẻ vui tính trước khi lên đường đi Kampong Cham làm công tác đã đến đây để "giã từ" quê nhà...

Điểm thu hút của Santuk là hơn 800 bậc thang uốn lượn quanh núi dẫn lên tận đỉnh trong một màu xanh mướt của cây cối và không khí trong lành. Hai bên là hai hàng nam nữ trong tư thế kéo rắn thần Naga diễn tả sự tích "Khuấy biển lấy thuốc trường sinh Amrita". Gần đỉnh núi có khá nhiều khỉ hoang.

Đường đến Santuk từ trung tâm Kampong Thom đi qua làng Samnak nôi tiếng với nghề tạc tượng Phật. Đá được lấy từ chân núi Santuk.

KAMPONGTHOMTACTUONGCHON.jpg


KAMPONGTHOMTACTUONG8.jpg


KAMPONGTHOMTACTUONG4.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,674
Bài viết
1,171,061
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top