What's new

CẢNH GIÁC và LƯU Ý trên đường phượt

Hic, thế mà đợt đi Lào cách đây 1 năm, lúc về qua cửa khẩu Cầu Treo, đến cửa khẩu Cầu Treo từ 4,5h sáng phải chờ đến 7h cửa khẩu mới làm việc. Cả lũ bọn em nằm ngủ lăn quay trên xe, balô các thể loại vứt cho nhà xe giữ chứ không để bên mình, không biết có bạn nào khi về đến nhà tìm được hàng không nhỉ? Em là em nghi có 1,2 bạn đới, nhất là bạn chuyên phanh xiu pờ pho bằng môi hoặc là bạn đại bàng không trắng :LL
 
Kinh nghiệm qua ngầm khi gặp lũ.

Do có rất nhiều đường đi cắt qua suối. Ở vùng sâu, xa có ít kinh phí nên mọi người thường làm ngầm cho đỡ tốn thay vì phải xây cầu? Khi qua ngầm có rất nhiều trường hợp chủ quan, thấy nước nông nên liều phóng qua. Đã có rất nhiều người bị lũ cuốn chết vì sự chủ quan này. Khi gặp phải trường hợp này các bạn chú ý hai bên ngầm có cột báo độ sâu của nước sơn caro đỏ trắng và vạch số chỉ độ sâu (xin xem ảnh). Tuy nhiên các bạn đừng tin vào số ghi trên cột vì thường không chính xác. Hơn nữa, lũ có thể phá, tạo các ổ xoáy rất nguy hiểm trên mặt ngầm.

Tốt nhất gặp trường hợp này các bạn nên đợi hặc quay lại. đừng cố liều đi qua :LL

sieuthiNHANH200903096711zddjywywm21102216.jpeg
 
Họ phượt nữ nhà ta ơi.

Tớ vừa đọc được cái này, mọi người cảnh giác nhé.

Nữ du khách mắc lừa tên cướp galăng

"Thuận nhiệt tình dẫn hai cô gái người Hà Nội đi thăm cảnh đẹp tại khu du lịch lăng Mạc Cửu, trên núi Bình San, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang. Nhưng khi leo lên đến đỉnh núi, hắn lộ rõ là một tên cướp.

Ngày 10/3, Công an thị xã Hà Tiên đã bắt Đỗ Thành Thuận (30 tuổi, trú phường Bình San) để điều tra hành vi cướp tài sản.

Theo kết quả xác minh, tại núi Bình San, Thuận làm quen với hai nữ du khách đến từ Hà Nội. Anh ta nhận thông thạo khu du lịch, săng sái dẫn họ đi thăm quan, chụp ảnh tại nhiều nơi có cảnh đẹp. Khi lên đến đỉnh núi, bất ngờ Thuận giật túi xách của một cô gái. Nữ du khách này kêu la, giằng lại liền bị hắn đánh mạnh vào mặt.

Cướp được chiếc túi đựng hơn 13 triệu đồng, điện thoại đắt tiền cùng 4 thẻ rút tiền ngân hàng và nhiều giấy tờ cá nhân... Thuận đem đi giấu. Hiện, cơ quan điều tra đã thu hồi được tang vật, trả cho bị hại".

Không biết họ phượt nam khi phượt thì mắc phải các chị như thế nào:gun:gun
 
Em viết nốt loạt bài các điểm cần lưu ý khi phượt.

Ở các vùng núi, khi đi sâu vào các bản hẻo lánh vào mùa khô thường mực nước suối không cao. Để tiện đi lại, bà con hay làm các cây cầu tạm. Khi đi qua đó các bạn đi xe máy phải kiểm tra kỹ đó là cầu dành cho người đi bộ hay xe máy có thể qua được. Cần xuống xe đẩy hay có thể phóng qua. Điều này có vẻ rất đơn giản đúng không các bạn. Nhưng mình thấy tốt nhất vẫn nên lưu ý để mọi người có được cuộc phượt an toàn.

Gửi các bạn một số loại cầu tạm mà mình đã chụp được.

sieuthiNHANH200903116911ndgzntaxyt3325659.jpeg


sieuthiNHANH200903116911yjzhmdeymw2517752.jpeg


sieuthiNHANH200903116911yzbmmme3ow2905121.jpeg
 
Ở các vùng núi, khi đi sâu vào các bản hẻo lánh vào mùa khô thường mực nước suối không cao. Để tiện đi lại, bà con hay làm các cây cầu tạm. Khi đi qua đó các bạn đi xe máy phải kiểm tra kỹ đó là cầu dành cho người đi bộ hay xe máy có thể qua được. Cần xuống xe đẩy hay có thể phóng qua.

Và còn cần lưu ý xem cầu đó có thu tiền hay không nữa nhé !
 
Và còn cần lưu ý xem cầu đó có thu tiền hay không nữa nhé !

Đúng rồi, theo kinh nghiệm của em, cái cầu nào do hộ gia đình bên suối làm thì chắc chắn là thu tiền. Cho đứa trẻ con hay ông già chắn cái sào con để người qua thì dừng lại trả tiền. Thế còn tiện hơn lột giầy, đẩy xe qua suối nhiều các bắc nhỉ :))

Những nơi cầu do dân bản, hay chính quyền địa phương làm thì không có thu tiền. Nếu qua cầu mà không có cái sào nứa hay ai trông coi thì phượt thẳng thôi các bác ạ (BB)(BB).
 
Chào các bác,

Họ phượt nhà ta đi đâu đều có phương tiện, ít ai phải lội bộ, luồn rừng. Nhưng em cũng có bài chú ý này để họ nhà ta nếu có phải phượt một đoạn rừng nào nhiều vắt thì chú ý.

Vắt rừng có hai loại chính: Vắt đất và vắt xanh(NO)

Vắt đất-mầu nâu, đen sống trên thảm rừng, vách đá...Nói chung loại này chỉ cắn từ đùi trở xuống và không độc. Chỉ cần có tất chống vắt, ủng ni nông, chằng cột đầy đủ là OK. Nếu bị cắn cũng không vấn đề gì nhiều. Hết chảy máu là khỏi. Không để lại di chứng gì(NT)
 
Cái vụ vắt xanh mới kinh. Nó xanh lè, sống ở trên các cành cây và lá hay vách đá nên mình chả nhận ra. Nếu đi qua là nó "nhảy" lên người nhé. Cái giống này nó cắn từ thắt lưng trở lên nên chả cái quần áo nào chống được nhé. Sau khi luồn vào người, nó cắn rất êm, không phát hiện được. Đến khi no, nó mới buông nhé. Thôi thế là tiêu rồi (chưa kể nó cắn vào chỗ hiểm...=)))

Tại sao tiêu? Là vì vết cắn rất lâu cầm máu và rất lâu lành. Sau đó để lại sẹo thâm. Có người ba bốn tháng sau, vết cắn còn phát ngứa, gãi thì vỡ ra và chảy máu. Nói chung rất độc.

Các bác xem cái ảnh em bị nó xơi tái hai phát nhé :T .

sieuthiNHANH200903137111mwrjmte0n2555214.jpeg


Và nó đây ạ :LL

sieuthiNHANH200903137111ytcyzju1ot572600.jpeg


Đoàn em, có khối men mà còn sợ vãi ra đấy..:help
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,170,980
Members
192,326
Latest member
buypaypalaccounts
Back
Top