What's new

CẢNH GIÁC và LƯU Ý trên đường phượt

Vậy thuốc chống vắt như nào?

Trước khi phượt em cũng có đi hỏi cái kem chống vắt (anti-leeches cream) nhưng mà HN các tiệm thuốc lớn chả chỗ nào có. Có lẽ người sống ở HN thì không có vắt, còn người trên rừng thì "đếch" sợ vắt hoặc họ có loại lá đắng :(.

Cuối cùng các bác ạ, rất đơn giản nhé. Các bác chắc ai cũng biết thuốc DEP đúng không ạ. Chả thế mà hồi sưa tụi sinh viên bọn em đều có câu ca rằng "Không ghẻ không cầm thẻ sinh viên" =)). Cái thuốc nước này chỉ có nghìn một lọ, mùi hơn khó chịu tý nhưng vắt cứ gọi gọi là cụ nhé :LL. Dính phải là đi hết mà lại rất dễ kiếm.

Các bác nào phượt rừng, có lẽ cũng nên thử một tý để biết công hiệu (NT).

Nhưng nếu phải khổ sở để có được những tấm ảnh như ông bạn em đây thì chắc cũng bõ các bác nhỉ :gun:gun

sieuthiNHANH200903137111nzq5zgfjzm1741543.jpeg
 
“Phượt” là thú “xê dịch” ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn như một cách để tự khám phá khả năng bản thân và có thêm những kiến thức về đất nước, con người ở nhiều vùng miền. Tuy nhiên, để có những chuyến đi thành công, họ còn phải gạt bỏ nhiều “cái tôi” sang một bên như anh Quang nói: “Trong chuyến đi phải đưa tinh thần đồng đội lên cao. Nhất là các bạn trẻ hiếu động, cần gạt bỏ các cảm hứng “bản năng”, đừng quá ham thể hiện mình mà làm trái các nguyên tắc. Không thể xem “phượt” như những chuyến đi chơi bình thường”.

Nguồn: Phượt không phải cứ theo bản năng

Bài tổng hợp lại một số chuyện đáng tiếc xảy ra trên đường phượt. Không biết tác giả có trong đây không mà thấy lôi ảnh mấy thành viên khá gạo cội của Phượt ra. :)
 
Mặc dù cũng sắp hết mùa lễ hội rồi, nhưng cũng tình cờ mà nhắc lại các chuyện cũ.

Các bác nào đi đền chùa, thì nên cẩn thận một số nơi. Như chùa Hương thì báo đài nói quá nhiều rồi, một nơi có phần ghê rợn không kém là chùa Thầy.

Chùa Thầy gần Hà Nội, cảnh đẹp, chùa cổ linh, nói chung là đáng đến xem.

Tuy nhiên người Sài Sơn kiếm tiền thì không đẹp tí nào. Ngay cả người đeo thẻ nhân viên di tích cũng không tin được, chứ đừng nói người dân.

Năm trước tớ đi cùng 1 anh bạn đến chùa Thầy, tớ đi mấy lần rồi nên dặn kỹ không được sờ vào cái gì, ai đưa gì đừng nhận, ai nói gì mặc kệ. Gửi xe mua vé đàng hoàng rồi, vào cửa thì thấy có 1 người đàn bà đeo thẻ cán bộ di tích, có tên họ tử tế, đứng ra giới thiệu câu này câu kia, chỗ này chỗ kia, nhà trên nhà dưới. OK, không vấn đề gì.

Xong ra ngoài, bà ta bảo bồi dưỡng một ít. Mình định lấy 10K đưa thì bà ta nói ngay là "người ta toàn đưa chị 50K". Bực mình quá, anh bạn thì đã vội lấy tiền đưa rồi, ko muốn lôi thôi nên nhịn. Nếu không phải vì tiếng dân Sài Sơn quá khiếp, thì chắc tớ cũng vặn vẹo lại, chỉ cần lôi ngược vào chùa hỏi lại cái này cái kia có nghĩa là gì, sự tích là gì thì chắc bà ta cũng vỡ mật, vì qua lúc giới thiệu cũng biết bà ấy chỉ là học thuộc lòng, chứ kiến thức ko có mấy.

Nhưng bực hơn nữa là trong khi mình đang chụp ảnh thì bà ta cố tình lôi anh bạn ra bên chỗ "đền Tam phủ" để mấy kẻ buôn thần bán thánh ở đó dúi vào tay những thẻ vàng thẻ bạc... với giá trên trời. May là mình nhận ra kịp chạy ra bảo bỏ hết lại, không cũng dính chưởng.

Chùa Thầy, đi mãi mà vẫn mắc bẫy. Ngày trước chủ yếu mắc bẫy đám dân chợ búa tráo trở, lần này mắc cả phải người đeo biển tử tế.

Lần sau bác nào đi chùa Thầy, nếu có cần giới thiệu thì cũng phải mặc cả trước cho rõ ràng. Không thì cũng phải nói cho rõ, chứ không người đứng bên cạnh các bác chỉ chỏ chỗ này chỗ kia ra vẻ khách quan, cũng có thể đòi tiền ngay đấy.
 
Giựt máy ảnh

Dạo này cafe bệt nổi tiếng quá, đúng là thánh đường offline của các loại forum. Các nhóm chụp ảnh cũng hay tụ tập ở đây, tòng teng súng ống nên đã bị bọn xấu để ý. Chuyện bị giựt máy ảnh khi đang tác nghiệp đã được nghe nhiều. Nhưng hôm rồi chứng kiến anh bạn đi cùng bị giựt cái máy Nikon hình như là D80 thì phải, mới thấy hết cái cay đắng thế nào. Phải mấy 5-10 phút mới mếu máo "em mới vừa lắp cái ống hết 4 chai :(( ". Anh em an ủi chút xíu rồi thôi, bạn ấy lủi thủi 1 mình ra bãi giữ xe. Trước mắt là giải nghệ để tiêu hóa cái nổi sầu rồi nếu còn sung thì kiếm tiền mua máy mới.

Bọn này rất tinh vi, me sẳn đâu đó bên đường. Khi con mồi vô tình gỡ dây đeo máy ảnh ra khỏi cổ để xyz gì đó thì xoèng 1 phát như tia chớp, cả đám ớ người ra. Chả nhẽ chạy bộ đuổi theo xe máy, mà có sẳn xe máy cũng chả làm gì được vì xem chừng tụi nó vẫn còn phương án B là cản địa thì nhiều khi máy mất tật mang cũng nên.

Vì thế khi lang thang khu vực này, hoặc có thể ở những nơi khác, thì lúc nào cũng nhớ đeo máy vào cổ. Nếu cần tháo ra thì phải cảnh giác, thủ thế,...làm nghệ thuật nhưng cũng không nên quên thực tế có trò dã man này. Nếu có chụp bằng chân thì cũng nên hết sức cảnh giác, dù có bạn đi cùng cũng phải phân công chứ không thì cái chân cũng không còn.

Chúc vững tay máy, chắc tay máy nhé. :)
 
Vì thế khi lang thang khu vực này, hoặc có thể ở những nơi khác, thì lúc nào cũng nhớ đeo máy vào cổ. Nếu cần tháo ra thì phải cảnh giác, thủ thế,...làm nghệ thuật nhưng cũng không nên quên thực tế có trò dã man này. Nếu có chụp bằng chân thì cũng nên hết sức cảnh giác, dù có bạn đi cùng cũng phải phân công chứ không thì cái chân cũng không còn.

Cách khoác máy ảnh vào cổ hơi hớ hênh vì trong SG bị giật rất nhiều. Có bạn nghĩ ra cách quấn dây máy ảnh vào tay cũng khá ổn. Quấn như vậy thì dây máy ảnh ôm vào tay giống như cái hand strap khi chụp rất chắc tay mà rất khó giật. :) Xem hình tham khảo tại đây: tại đây
 
Hôm đi Mã lai mình thấy có bán dây đeo máy ảnh có lõi thép chống giật và cắt, nhưng điều lo ngại là nó giật không đứt thì mình lại "đứt". Hơn nữa, giá cũng hơi chát (nhớ không lầm hơn 100USD).
 
Nhưng bực hơn nữa là trong khi mình đang chụp ảnh thì bà ta cố tình lôi anh bạn ra bên chỗ "đền Tam phủ" để mấy kẻ buôn thần bán thánh ở đó dúi vào tay những thẻ vàng thẻ bạc... với giá trên trời. May là mình nhận ra kịp chạy ra bảo bỏ hết lại, không cũng dính chưởng.


Trời ơi, cái trò này 20 năm trước đã có rồi, mà bây giờ vẫn chưa dẹp được sao?
Cách đây 20 năm, khi còn là học sinh, chúng tôi đi Chùa Thầy. Một đứa bạn bị chúng nó dúi đồ cúng vào tay bảo đặt. Đặt xong chúng nó vòi tiền. Học sinh làm gì có tiền, thế là chúng nó dọa dẫm đánh đập hành hung. Cuối cùng mấy đứa học sinh phải hùn nhau để trả tiền lừa đảo cho chúng nó.

Chùa Thầy, chùa Hương, Tam Cốc, rồi cả chùa gì có cái tượng Phật lớn ở Nha Trang. Nói chung chỗ nào cũng có đám dân lừa đảo mất nhân tính phá hoại chốn linh thiêng. Bực mình quá, viết đây muốn chửi quá.

Mạn phép mọi người lan man thêm 1 chút.

Ngày trước bên bờ Hồ Hoàn Kiếm còn có bãi gửi xe gần đền Ngọc Sơn. Có mấy thằng mất dạy đeo băng bảo vệ ở đó chuyên rình bắt người ta lúc lấy xe nổ máy trên hè đi xuống. Chúng nó bảo là cấm đi xe trên hè rồi lôi về đồn. Một thằng ngọt nhạt vòi tiền. Nghe nói bây giờ trò này đã bị dẹp rồi. Nhưng nghĩ lại vẫn tức.

Rồi cái trò gửi xe ở các bãi ở Hà Nội nữa chứ. Vé in 1 giá, chúng nó gạch đi đòi giá cao hơn. Nghĩ thì không đáng bao nhiêu về tiền bạc, nhưng cái thói làm tiền sao nó ăn sâu vào tâm trí con người Việt Nam quá.

Thậm chí ra cả nước ngoài và là sư nữa cũng vẫn không mất đi được cái thói xấu ấy. Tôi kể chuyện này gần nhất ở Luang Prabang. Trong vài trăm ngôi chùa ở đó có 1 ngôi chùa Việt. Sư trụ trì là người Việt, đấy là do các chùa khác kể thế. Bình thường các chùa đều mở cổng cho khách tự do vào, sau đó mới có bàn bán vé. Chùa đó đóng cổng, dù không khóa. Chúng tôi đứng trước cổng ngần ngại đợi. Một ông sư ra mở cửa. Không chào hỏi bình thường như người Lào vốn thân thiện. Bạn tôi (không biết tiếng Việt) hỏi bằng tiếng Anh: ông có nói được tiếng Việt không. Ông này ngẩn ra 5 giây rồi nói No no. Lúc mua vé, ông dùng 1 vé, ghi thêm vào đó là 2 người, rồi tính tiền 2 người và sửa giá tiền in trên vé (tăng gấp đôi). Trong khi ở tất cả các chùa khác, bao nhiêu người thì bấy nhiêu vé, không có cái trò sửa sang vé như thế. Lúc lục ví trả tiền ông ta nhìn săm soi vào cái ví với ánh mắt rất thèm muốn. Sau đó, nhìn cách ngồi khi ăn trưa của đám sư sãi mới biết ông này là trụ trì, và như thế ông là người Việt. Tuy chối bỏ rằng ông không nói được tiếng Việt (dù trong chùa toàn kinh kệ bằng tiếng Việt), ông vẫn còn thói hám tiền của người Việt.

Tôi kể thế này với sự bức xúc rất lớn. Biết là không nên và không thể vơ đũa cả nắm, nhưng những kinh nghiệm mà tôi có được sao nó chua chát thế. Hidden Charm ở đâu? Cái duyên dáng giấu đi đâu, lộ ra toàn thói hư tật xấu hả người Việt ơi?
 
cách đây vài bữa em đưa sếp với bạn sếp (người Nhật) đi Hạ Long! thuê 1 em tàu 45 chỗ giá 600K/tour 3 tiếng (em nghĩ là không đắt). Ông tướng sếp nhà em muốn ăn uống luôn trên tàu nên bảo tàu ra bè cá mua đồ lên tàu nấu ăn. Sau khi ăn uống thắng cảnh với bộ mặt thỏa mãn của sếp vì được vênh mặt với ông bạn thì lúc tính tiền mới thật thót tim.
tiền phục vụ nấu ăn : 200K
tiền ga, nước : 150K
tiền gạo, rau: 200K
với 1 loạt thứ tiền chủ tàu vẽ ra nữa.
đại loại là tiền phục vụ = 1.5 lần tiền thuê tàu luôn.
cái này không biết bác nào gặp phải ở HL chưa nhưng nếu bác nào đi thì cẩn thận kẻo bị lôi ra thịt như em! nếu có ăn uống trên tàu cũng nên hỏi trước cho nó chắc ăn!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,765
Bài viết
1,137,637
Members
192,660
Latest member
college123bb
Back
Top