What's new

CẢNH GIÁC và LƯU Ý trên đường phượt

Bắt nhanh 2 đối tượng giết người, cướp xe ôm
(Dân trí) - Sau 2 giờ tổ chức điều tra, lúc 23h50 ngày 23/4, Công an huyện Sa Pa phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai đã bắt giữ 2 đối tượng giết người, cướp xe ôm ở khu vực Km 27 + 500 quốc lộ 4D địa bàn xã Trung Chải (huyện Sa Pa).

Hientruong26409.jpg

Hiện trường vụ giết người, cướp xe ôm (ảnh: Ngọc Bằng).

Thượng tá Nguyễn Văn Hoàn, Trưởng Công an huyện Sa Pa cho biết: Đêm 23/4 Công an huyện nhận tin báo ở khu vực Km27 + 500 trên quốc lộ 4 D (Sa Pa - Lào Cai) xẩy ra vụ cướp tài sản và một người đàn ông bị đâm trọng thương tên là Nguyễn Văn Thìn (SN 1964, trú tại tổ 23, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai), làm nghề lái xe ôm.

Nhận được thông tin trên, Công an huyện đã tổ chức xuống hiện trường nắm tình hình vụ việc, đồng thời báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh xin tăng cường lực lượng phá án và đưa ngay nạn nhân vào bệnh viện Sa Pa cấp cứu.

Qua truy xét, hai đối tượng liên quan đến vụ án đã bị tổ công tác của Công an huyện Sa Pa bắt ngay trong đêm đó là: Nguyễn Văn Đảng (SN 1990) và Nguyễn Phấn Chiến (SN 1989), cùng trú huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tại CQĐT, 2 đối tượng Đảng và Chiến khai nhận giả vờ thuê xe ôm của anh Thìn từ TP Lào Cai lên Sa Pa trong đêm 23/4 và đến khu vực km 27+500 chúng hành hung lái xe để cướp tài sản, bán lấy tiền về quê ăn cưới.

Sau 2 giờ đưa đi cấp cứu, anh Thìn đã tử vong tại bệnh viện vì những vết thương quá nặng. Vụ án đang được các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa điều tra làm rõ.

Phạm Ngọc Triển

Các bác Phượt Sa Pa lưu ý đừng chạy đêm nhé ,nhớ lại hồi chạy Tây Bắc qua lối này ban đêm cũng thấy kinh .
 
Đợt 30/4-1/5 vừa rồi tớ có đi HG. Sáng hôm đó ngồi ở cafe Phố Cổ ở Đồng Văn thì nghe chuyện một bạn bị "rơi ví" mất toàn bộ tiền. May là anh chủ quán nhặt lại được cái ví trong đó còn giấy tờ. Nhưng điều ngạc nhiên là đoàn 3 người đó không còn đồng nào, phải hỏi vay tiền đoàn tôi để trở về ngay sáng hôm sau. :shrug: Mặc dù chia buồn với bạn trai về việc đen đủi thế nhưng tôi thấy các bạn đó quá thiếu kinh nghiệm. Ai đời đi chơi mà lại đưa hết tiền cho 1 người giữ, mất là ôi thôi xong. :shrug: Rời khỏi nhà thì phải hiểu chuyện cảnh giác đặt lên đầu tiên, tiền nong phải cất cẩn thận, chia ra 2 nơi mà để và hơn nữa phải có tiền dự phòng chứ. Có thể người dân tộc họ không ăn trộm, ăn cắp nhưng ai dám nói là tất cả người ở Đồng Văn (hay bất cứ vùng miền nào) không trà trộn vài người có tâm bất chính? Nên nhớ là ở ngay Sa pa người nghiện cũng khá nhiều và nạn trộm cắp bắt đầu nở rộ.

Câu chuyện thứ 2 được nghe kể là có 1 bạn nữ từ SG ra rồi lên HG thuê xe máy chạy đi chơi một mình. Điều không may là bạn đó bị tai nạn và phải vào bệnh viện Hà Giang. Thực lòng tớ thấy rất đáng tiếc vì chuyện bạn đó quá chủ quan. Có rất nhiều nhóm đi HG đó mà sao bạn đó không tham gia để tránh rủi ro? Và tại sao bạn đó dám chạy xe máy một mình ở HG? Phải nói thẳng rằng chạy đường đèo dốc khá là khó đối với các bạn quen địa hình đồng bằng như phía Nam. Đó là chưa kể đường đèo lầy lội nguy hiểm, ý thức chạy xe máy của người dân tộc (nhất là khi say rượu) rất kém. Hy vọng chuyện này giúp các bạn miền Nam chú ý rút kinh nghiệm và tránh chuyện đáng tiếc xảy ra. :)
 
Phóng sự này trên BBC ngày 20/7, copy về đây để các phượt gia nếu có qua Bangkok thì cẩn thận hy vọng các bạn bên ấy thấy đầu đen - chịu khổ được sẽ bỏ ý định này .... :D

"Bẫy khách" ở sân bay Bangkok

Jonathan Head
BBC News, Bangkok


Mất bốn năm từ 2002 tới 2006 mới xây xong dưới thời Thaksin Shinawatra, sân bay này mãi mới mở cửa được.Đã có nhiều cáo buộc tham nhũng trong thi công, chất lượng công trình và thiết kế cũng bị chê là kém. Cuối năm ngoái thì sân bay này lại bị đóng cửa tới một tuần vì các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Nay cáo buộc mới xuất hiện là nhiều hành khách bị bắt trong khu vực bán hàng miễn thuế vì nghi ngờ ăn trộm hàng, và phải trả rất nhiều tiền để được tự do.
Chuyện xảy ra với Stephen Ingram và Xi Lin, hai chuyên gia về công nghệ thông tin sống tại Cambridge, Anh quốc, khi họ đang chờ lên máy bay trở lại London tối 25/04 năm nay.Họ tha thẩn trong cửa hàng miễn thuế ở sân bay và bị các nhân viên bảo vệ tới hai lần đòi khám xét túi của họ.Người ta giải thích rằng một chiếc ví biến mất và cô Lin bị thu hình trên máy quay an ninh trong lúc lấy chiếc ví này.
Công ty sở hữu cửa hàng miễn thuế King Power sau đó đã đăng tải clip thu từ máy quay CCTV trên website của mình, trong đó cô Lin có vẻ đang cho cái gì đó vào trong túi. Thế nhưng cảnh vệ không hề tìm thấy gì trong túi của cả hai người.Dù vậy, họ vẫn bị dẫn quay trở lại trạm kiểm tra xuất nhập cảnh và bị giam trong đồn cảnh sát sân bay. Bắt đầu một khoảng thời gian kinh hoàng.

Thông dịch viên

Ông Ingram nói: "Chúng tôi bị thẩm vấn trong hai phòng khác nhau. Chúng tôi cảm thấy thực sự bị sách nhiễu".
"Họ soát túi của chúng tôi và bắt chúng tôi khai chiếc ví nằm ở đâu."
Sau đó hai người bị tống vào một gian phòng mà ông Ingram mô tả là "vừa nóng ẩm, vừa bốc mùi, trên tường đầy hình vẽ nguệch ngoạc và cả máu". Ông Ingram tìm cách gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Ngoại giao Anh mà ông thấy trong sách hướng dẫn du lịch, và được hứa rằng sứ quán Anh ở Bangkok sẽ tìm cách giúp họ. Sáng hôm sau hai người được cấp một thông dịch viên người Sri Lanka tên là Tony, được nói là làm việc bán thời gian cho cảnh sát. Tony dẫn họ đi gặp chỉ huy cảnh sát địa phương và ông Ingram cho biết, trong suốt ba tiếng đồng hồ họ chỉ nói chuyện cần trả bảo nhiêu tiền để có thể được trả tự do.Ông Ingram và cô Lin được bảo rằng cáo buộc đối với họ là rất nghiêm trọng. Nếu không chịu chi tiền, họ sẽ bị chuyển tới nhà tù nổi tiếng ghê sợ là Bangkok Hilton, và sẽ phải chờ hai tháng cho tới khi được mang ra xử.
Ông Ingram nói những người kia đòi 7.500 bảng Anh (12.250 đôla Mỹ) để cảnh sát cho ông được về Anh cho kịp đám tang mẹ ông ngày 28/04.Thế nhưng ông nói không thể thu xếp chuyển số tiền ấy đúng hạn.Tony dẫn họ tới chiếc máy rút tiền ATM tại đồn cảnh sát và bảo cô Lin rút tất cả số tiền cô có thể rút từ tài khoản của cô, tổng cộng 600 bảng Anh - còn ông Ingram rút 3.400 bảng từ tài khoản của ông. Số tiền này được đưa cho cảnh sát coi như "phí tại ngoại", và hai người phải ký một lô giấy tờ. Rồi họ được phép chuyển tới một khách sạn tồi tàn gần sân bay nhưng không được trả hộ chiếu và bị cảnh báo là không nên tìm cách rời Thái Lan hay liên lạc với luật sư hoặc sứ quán. Tony nói: "Tôi sẽ để mắt đến ông bà đấy", và dặn rằng họ sẽ phải ở đó cho tới khi số tiền 7.500 bảng được chuyển vào tài khoản của ông ta.

Lừa khách du lịch
Tới thứ Hai, hai người trốn ra khỏi khách sạn, đi taxi tới Bangkok và tiếp xúc với một quan chức của sứ quán Anh. Bà này cho họ tên của một luật sư người Thái và nói với họ rằng đây là một trường hợp tiêu biểu của trò lừa khách du lịch có tên là "zig-zag". Luật sư của họ khuyến cáo hai người nên khai báo về thông dịch viên Tony - nhưng cũng nói nếu họ muốn theo đuổi kiện cáo thì quá trình này có thể mất nhiều tháng trời và họ có thể đối diện nguy cơ ngồi tù lâu dài nếu có tội. Sau năm ngày, tiền được chuyển vào tài khoản của Tony, và họ được phép xuất cảnh. Ông Ingram lỡ đám tang của mẹ, nhưng họ được cấp giấy của tòa nói không đủ chứng cứ chống lại họ và không có cáo buộc tội gì.
BBC đã nói chuyện với Tony và chỉ huy cảnh sát địa phương, đại tá Teeradej Phanuphan. Cả hai vị này cùng nói Tony chỉ giúp thông dịch và quyên tiền để cho hai người khách có thể tại ngoại.Tony cho hay một nửa số tiền 7.500 bảng là để tại ngoại, và phần còn lại là phí phiên dịch và tham vấn luật sư mà ông ta làm thay cho họ.Ông ta cũng nói về nguyên tắc, hai người có thể tìm cách lấy lại số tiền phí tại ngoại. Đại tá Teeradej thì nói ông sẽ điều tra xem hai người có bị ngược đãi gì không. Nhưng ông nói mọi dàn xếp giữa họ và Tony là chuyện riêng, cảnh sát không dính dáng gì hết.Các báo Thái Lan đã đăng nhiều thư độc giả nói về việc du khách hay bị chặn lại sân bay vì cáo buộc trộm cắp và phải trả tiền để được tha.Sứ quán Đan Mạch cũng cho hay một công dân của họ mới rồi cũng bị lừa kiểu như vậy, và hồi đầu tháng Bảy, một khoa học gia Ireland đã phải cùng chồng con trốn khỏi Thái Lan sau khi bị bắt tại sân bay và cáo buộc ăn trộm một chiếc bút kẻ mắt giá khoảng 17 bảng Anh.Tony nói với BBC rằng năm nay ông ta đã "giúp" khoảng 150 khách nước ngoài làm việc với cảnh sát. Đại sứ quán Anh thì cảnh báo du khách tại sân bay Bangkok không nên di chuyển hàng trong khu mua sắm miễn thuế trước khi trả tiền, vì có thể bị̣ bắt và giam giữ.

----- hết -----
 
Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.

bk.jpg


Khu mua hàng miễn thuế ở sân bay quốc tế tại Bangkok. Ảnh: BBC.

Chuyện này đã xảy ra với Stephen Ingram và Xi Lin, chuyên gia công nghệ thông tin ở Cambridge, Anh, khi họ chuẩn bị lên chuyến bay về London đêm 25/4. Họ vừa xem đồ ở khu hàng miễn thuế thì bị nhân viên an ninh đòi khám xét túi hai lần. Những người này cho biết một cửa hàng thông báo mất một chiếc ví và camera an ninh cho thấy chính cô Lin đã lấy cắp.

Công ty sở hữu cửa hàng miễn thuế này - King Power - đưa đoạn video lên trang web của họ, trong đó, cô Lin có vẻ như bỏ gì đó vào túi. Tuy nhiên, nhân viên an ninh sân bay không hề tìm thấy ví trong đồ của Lin và Ingram.

Dù vậy, cả hai người đều bị đưa trở lại khu nhập cảnh và giam tại văn phòng cảnh sát ở sân bay. "Chúng tôi bị thẩm vấn ở hai phòng khác nhau", anh Ingram nói. "Chúng tôi thấy sợ hãi. Họ khám xét và hỏi chiếc ví ở đâu".

Họ sau đó bị nhốt trong một căn phòng nóng, ẩm và bốc mùi. Trên tường là hình vẽ graffiti và đầy vết máu.

Anh Ingram tìm cách gọi điện cho đường dây giúp đỡ của Bộ Ngoại giao Anh và được thông báo một người ở sứ quán Bangkok sẽ tới giúp họ. Ngày hôm sau, một phiên dịch viên tới. Người này là công dân Sri Lanka, có tên Tony, làm việc bán thời gian cho cảnh sát.

bk4.jpg


Ingram và Lin, hai hành khách bị vướng vào vụ lừa đảo ở sân bay Bangkok. Ảnh: BBC.

Tony đưa họ tới nói chuyện với chỉ huy lực lượng cảnh sát địa phương trong 3 tiếng. Tuy nhiên, tất cả những gì họ trao đổi là hai người khách Anh sẽ phải trả bao nhiêu tiền để được tự do. Viên cảnh sát nói tội của họ rất nghiêm trọng và nếu không đưa tiền họ sẽ bị tống vào nhà tù khét tiếng Hilton Bangkok. Họ có thể phải chờ hàng tháng trước khi vụ việc được đưa ra xét xử.

Những người này đòi họ 12.000 USD và hứa sẽ giúp Ingram về kịp đám tang của mẹ anh hôm 28/4. Tuy nhiên, Ingram không thể xoay xở đủ tiền ngay trong lúc đó.

Tony liền đưa họ tới máy ATM ở đồn cảnh sát và yêu cầu Lin rút hết tiền trong tài khoản (gần 1.000 USD). Ingram rút 5.600 USD. Số này được cho là đưa cho cảnh sát làm tiền tại ngoại. Ingram và Lin cũng buộc phải ký vào một loạt giấy tờ.

Sau đó, hai người được phép tới một khách sạn bẩn thỉu trong phạm vi gần sân bay. Hộ chiếu của họ bị giữ và bị cảnh báo không được bỏ đi, liên hệ luật sư hoặc sứ quán. "Tôi sẽ để mắt tới các người", Tony cảnh cáo và thêm rằng hai du khách người Anh phải ở đó tới khi 12.000 USD chuyển tới tài khoản của y.

Đến hôm 27/4, Ingram và Lin tìm cách ra ngoài và lên taxi tới Bangkok gặp nhân viên sứ quán Anh. Họ được thông báo đã rơi vào bẫy lừa đảo có tên "zig-zag". Luật sư đề nghị hai người lật tẩy Tony song cũng cảnh báo rằng vụ kiện sẽ kéo dài hàng tháng và họ có thể sẽ bị tù. Sau 5 ngày, tiền được chuyển tới tài khoản của Tony và hai du khách người Anh được trở về.

Ingram lỡ mất tang lễ của mẹ song anh và Lin đã nhận được giấy tờ tòa án trong đó nói rằng không có đủ bằng chứng truy tố họ. "Đấy thật là một trải nghiệm kinh hoàng", Ingram nói và thêm rằng họ muốn kiện để lấy lại tiền.

Phóng viên BBC đã liên lạc với Tony và chỉ huy cảnh sát địa phương - đại tá Teeradej Phanuphan. Họ đều nói rằng Tony chỉ phiên dịch và giúp hai du khách Anh đàm phán mức tiền thế chân để được tại ngoại. Tony cho biết một nửa trong số 12.000 USD là dành cho phí tại ngoại và phần còn lại là thù lao cho việc anh ta làm. Về lý thuyết, Ingram và Lin có thể lấy lại một phần tiền tại ngoại. Đại tá Teeradej nói ông sẽ điều tra song cho biết giao dịch giữa Tony và hai vị khách này là chuyện riêng, không liên quan tới cảnh sát.

Sân bay Bangkok nhận được vô số than phiền rằng hành khách thường xuyên bị giữ tại sân bay vì bị nghi ăn trộm đồ sau đó buộc phải trả tiền cho một người trung gian để lấy tự do. Sứ quán Đan Mạch cho hay một công dân của họ gần đây cũng bị dính vào một vụ tương tự. Hồi đầu tháng, một nhà khoa học Ireland định rời khỏi Thái Lan cùng chồng và cậu con trai 1 tuổi đã bị bắt ở sân bay vì bị buộc tội ăn trộm một chì kẻ mắt giá 28 USD.

Tony cho biết năm nay anh ta đã "giúp" khoảng 150 người nước ngoài gặp rắc rối với cảnh sát. Bình thường, anh ta nói làm việc này miễn phí.

Đại sứ quán Anh ở Thái Lan đã cảnh báo các hành khách ở sân bay quốc tế của Bangkok cẩn thận, không nên cầm đồ vật đi luanh quanh trong khu cửa hàng miễn thuế nếu chưa trả tiền cho món đồ bởi hành động đó có thể dẫn đến việc bị bắt và giam.

Hải Ninh (theo BBC)

http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2009/07/3BA117A4/

Đọc xong bài này em thấy choáng :(
Các Phượt gia đi đứng bên Thái cẩn thận nhé .
 
Mình hơi ngạc nhiên, vì Thái lan dù sao cũng là nơi dễ đến, dễ đi. Không biết mức trung thực của thông tin trên được bao nhiêu? Mình vẫn cứ ngờ là hoặc có sự hiểu lầm, hoặc có ẩn ý khác. Ở đâu cũng có người này người kia, nhưng nói chung người Thái hiền, không đến nổi cần cảnh giác quá mức.
 

Bà Vàng Thị Mỹ (48 tuổi) cùng hai con ruột là Vừ Pà Chứ (29 tuổi) và Vừ Thị Dí (18 tuổi) trên đường đi chợ, khi ngang qua xã Lũng Cú, H.Đồng Văn (Hà Giang) đã bị hai người lạ mặt tấn công. Bà Mỹ chạy thoát, Chứ bị đánh thương tích nặng.

Riêng Vừ Thị Dí bị chúng bắt cóc và tẩu thoát sang hướng biên giới Trung Quốc. Ngày 25.7, bà Mỹ đã đến Công an H.Đồng Văn trình báo vụ việc.

Nguồn: Ở tít của bài.

Gần đây thỉnh thoảng lại có vụ bắt cóc người xảy ra ở khu vực biên giới. Hết trẻ con, nam giới giờ là phụ nữ. Thảo nào lên mạn Hà Giang hay Lào Cai để ý thì thấy tinh thần cảnh giác của người dân rất cao. (c)
 
Một cuộc tìm kiếm quốc tế hiện đang được tiến hành sau khi nam sinh viên đại học Mỹ, 29 tuổi, đã biến mất một cách khác thường tại Thái Lan.
Michael Griffin Harrie.

Michael Griffin Harrie, 29 tuổi, sinh viên ngành thú y tại đại học Auburn ở Alabama, Mỹ, đã biến mất vào đầu tháng này trong chuyến đi du lịch ngắn ngày tại Thái Lan.



Gia đình của Michael Griffin Harrie hiện đang tìm kiếm sự giúp đỡ của tất cả mọi người để có thể tìm ra nơi ở hiện nay của chàng sinh viên này. “Chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với nó nữa”, Paul Harrie cho biết về cậu con trai đang mất tích.



Trong một bản thông cáo báo chí, trường Đại học Auburn cho hay Harrie, sinh viên năm thứ 2 ngành thú y, đang tham dự chương trình nghiên cứu vào mùa hè ở nước ngoài, cụ thể là tại Morioka, Nhật Bản. Anh đã thông báo với một giáo viên là sẽ tới Bangkok nghỉ 1 tuần cùng với bạn bè. Kỳ nghỉ bắt đầu vào 7/7.



“Nó nói sẽ trở về ngày 14/7”, cha của Harrie cho biết. Nhưng Harrie đã không hề trở lại để tiếp tục học tập. Khi Harrie không về gặp bố mẹ ở Tokyo vào ngày 16/7, cha mẹ Harrie đã thông báo con họ bị mất tích.



Cuộc điều tra về sự biến mất của Harrie hiện do cảnh sát Bangkok dẫn đầu. Sứ quán Mỹ tại Thái Lan cũng được thông báo về vụ việc. Ngoài ra, trường Đại học Auburn cũng cử 2 đại diện tới Nhật Bản.



Những thông tin quan trọng nhất để tìm Harrie hiện là đoạn video do máy quay an ninh ghi được ở sân bay Suvarnabhumi, Bangkok, vào ngày 14/7. Video cho thấy Harrie tiến vào sân bay nhưng trước khi làm thủ tục lên máy bay, anh lại ra khỏi phòng chờ. Lý do vì sao Harrie lại đột ngột quay trở lại và rời đi vẫn còn là một bí ẩn.



Nỗ lực lần theo dấu vết của Harrie qua các giao dịch ngân hàng ở các máy rút tiền tự động càng cho thấy sự phức tạp của vụ việc.



Bố của Harrie cho hay, anh đã ngừng rút tiền ở các máy ATM một ngày trước đó, tức là vào ngày 13/7.



Gia đình Harrie cho biết, mặc dù anh là người thích đi du lịch, nhưng biểu hiện lần này của anh rất khác. “Nó không bao giờ đi đâu mà không nói với ai như thế”, cha của Harrie cho hay.



Lo lắng lại càng gia tăng vào ngày thứ ba vừa qua, bởi Harrie đã không lên chuyến bay đã định để trở về Mỹ, tiếp tục theo học vào mùa thu này.



Gia đình Harrie hiện đang kêu gọi sự giúp đỡ của tất cả mọi người. “Nếu ai đó thấy Harrie, xin hãy nói với Harrie liên lạc cho chúng tôi”, cha của Harrie cho biết.



Michael Harrie sinh ra ở San Francisco, California, với đặc điểm nhận dạng: Mắt xanh, tóc nâu, đeo kính, cao khoảng 1,8m và nặng gần 80kg. Phòng an toàn và an ninh công cộng của Đại học Auburn kêu gọi bất kỳ ai có thông tin gì về nơi ở của Harrie, hãy liên lạc theo số 334-844-8888.

http://dantri.com.vn/c36/s36-340642/mot-sinh-vien-my-mat-tich-bi-an-o-thai-lan.htm
 
Đi khách sạn một mình thì chú ý nhé

http://dantri.com.vn/c20/s20-345383/nhan-vien-khach-san-hoa-thanh-yeu-rau-xanh.htm
Nhân viên khách sạn hóa thành “yêu râu xanh”
(Dân trí) - “Ngụy trang” khá kín đáo bằng việc đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang, tay cầm dao gõ cửa xông vào uy hiếp, trói tay chân, nhét giẻ vào mồm nạn nhân rồi thực hiện hành vi đồi bại nhưng Long vẫn không thể thoát tội.

Tối ngày 20/8, chị N.T.H.C (21 tuổi) đến khách sạn Hoàng Nam, số 43 Hồng Bàng, phường 1, quận Bình Thạnh, thuê một phòng để nghỉ qua đêm.

Khoảng 0h50 ngày 21/8, nghe có tiếng gõ cửa chị C ra mở cửa thì một “yêu râu xanh” đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang, tay cầm 1 con dao gõ cửa và xông vào uy hiếp, trói tay chân và giẻ nhét vào miệng chị C rồi thực hiện hành vi đồi bại.

Khi xong việc hắn ung dung bỏ đi như không có chuyện gì.

Qua điều tra, Công an phường 1, quận Bình Thạnh bước đầu xác định đối tượng gây ra vụ việc trên chính nhân viên của khách sạn Hoàng Nam, tên Bùi Văn Long (24 tuổi, ngụ tỉnh Thái Bình).

Hiện Công an phường 1 đã lập hồ sơ chuyển tên Long cho Đội CSĐTTP về TTXH xử lý.

Trung Kiên
Tìm thấy cái này trên báo dân trí, mọi người đọc để cẩn thận nhé
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,338
Bài viết
1,175,281
Members
192,056
Latest member
Lyminhchung
Back
Top